Với phương châm, không chạy theo số lượng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng cà phê, khắc phục ô nhiễm môi trường, đầu năm 2021, HTX Cà phê Bích Thao đã khởi công xây dựng Nhà máy chế biến cà phê quy mô gần 1.120 m², công suất 20 tấn cà phê nhân/ngày.
Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu nắm bắt tốt các quy định thị trường cũng như thủ tục xuất nhập khẩu sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy vậy, trên thực tế, các doanh nghiệp và chủ thể sản phẩm (OCOP) còn lúng túng trước những quy định tại thị trường trong và ngoài nước.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được phát động từ gần 5 năm trước với mục tiêu phát triển sản phẩm nông nghiệp của các địa phương, cùng với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ngày 16/5, Đoàn đại biểu HĐND các tỉnh Bò Kẹo, Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay (nước CHDCND Lào) đã tham quan một số mô hình kinh tế tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2024 (Cuộc thi Vietnam Amazing cup năm 2024) do Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức từ trung tuần tháng 4/2024, tỉnh Sơn La có 6 mẫu, lô hàng cà phê tham gia.
70 mô hình trồng trọt và chăn nuôi là kết quả sau 1 năm thành phố thực hiện chủ trương 'Mỗi bản một mô hình kinh tế' theo Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về 'Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn, gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở'. Qua đánh giá hiệu quả bước đầu, nhiều mô hình phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, cho hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Giá cà phê đang ở mức cao trong lịch sử nhưng không ít người dân, HTX và cả doanh nghiệp sản xuất cà phê vẫn ngổn ngang mối lo khi đứng trước những thách thức cả về diện tích, chất lượng và bài toán liên kết sản xuất bền vững.
Sơn La là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng cà phê lớn hàng đầu cả nước với gần 20.000 ha. Nơi đây cũng được xem là vùng đất mới giúp định vị lại hình ảnh, thương hiệu cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới. Để phát huy giá trị chỉ dẫn địa lý 'Cà phê Sơn La', nhiều nông hộ, HTX trồng cà phê đã phát triển dòng sản phẩm cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao, nâng tầm thương hiệu cà phê Sơn La, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương.
Thời gian qua, Sơn La có hàng trăm sản phẩm tham gia Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm-OCOP' đã được công nhận, xếp hạng từ 3-4 sao, đặc biệt, có 1 sản phẩm được công nhận 5 sao. Vậy trong thời gian tới, Sơn La sẽ phát triển sản phẩm OCOP như thế nào? Về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã có cuộc trò chuyện với phóng viên cơ quan báo chí.
Xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng, tạo 'đòn bẩy' mở rộng đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của tỉnh, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Các chương trình xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Trong 4 ngày (từ 26 đến 29/6) tại Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc, đã diễn ra Hội chợ Thương mại quốc tế Trung - Việt lần thứ 29. Hội chợ có sự tham gia của nhiều nước, vùng lãnh thổ, trong đó có 142 gian hàng của 4 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La) hiện có 1.315 ha cây cà phê với nòng cốt sản xuất là các HTX đang bước đầu khẳng định thương hiệu cà phê Sơn La trên thị trường. Đặc biệt, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, cây cà phê đang góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống, kinh tế cho người dân nơi đây.
Nông nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín, thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất. Các chất thải, phế phụ phẩm sẽ được tái chế quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi trồng chế biến nông, lâm, thủy sản, tạo sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người.
Trong số 110 sản phẩm OCOP, tỉnh Sơn La có 1 sản phẩm đạt 5 sao, con số này còn khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Các sản phẩm chủ lực, độc đáo, có sức cạnh tranh đang được Sơn La lựa chọn, định hướng để xây dựng thành các sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.