Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Các nội dung liên quan đến công chứng điện tử, dữ liệu công chứng, tuổi hành nghề của công chứng viên... được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024) tới đây. Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị, cần bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ của quy định về công chứng điện tử đồng thời quá trình triển khai phải rà soát, hướng dẫn chi tiết; xây dựng phần mềm chuyên dụng để thực hiện;…
Ngày mai (13/8), tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Để có thêm thông tin về dự thảo Luật này, Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết 'Chuyển đổi số ngành công chứng - Bước đi cần thiết để phục vụ người dân tốt hơn' của PGS.TS Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Sáng ngày 11/7, đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Trần Quốc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương và Xã hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri xã Hàm Tân và Kim Sơn, huyện Trà Cú.
Chiều ngày 10/7, tại hội trường UBND Phường 4, thành phố Trà Vinh (TPTV), đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị tỉnh Trà Vinh có buổi tiếp xúc với hơn 100 cử tri Phường 4, Phường 5, TPTV. Đây là đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Trà Vinh sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Sáng 10/7, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Trà Vinh; Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè.
Tiếp tục chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 5/6 tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Sáng 30-5, trong phiên Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) đặt vấn đề, phải chăng thể chế, thủ tục hành chính còn lạc hậu, nặng nề, chưa theo kịp thực tiễn, làm mất nhiều thời gian và làm tăng chi phí tuân thủ. Điều này đang bó buộc sự năng động, sáng tạo, linh hoạt, thích ứng, hiệu quả của hành chính nhà nước, tạo lực cản cho sự phát triển của đất nước.
Tin vui cho những giáo viên và sinh viên sư phạm sắp ra trường là dự kiến từ ngày 1-7-2024, những cải cách tiền lương sẽ giúp thu nhập của giáo viên được cải thiện. Đây là giải pháp quan trọng góp phần ngăn tình trạng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc và thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.
Chiều nay (24/4), tại UBND xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, đơn vị tỉnh Trà Vinh có buổi tiếp xúc với hơn 100 cử tri xã Thanh Mỹ và Mỹ Chánh.
Chiều ngày 23/4, đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị tỉnh Trà Vinh; Huỳnh Thị Hằng Nga, Bí thư Huyện ủy Càng Long; Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tại xã Tân An và Tân Bình, huyện Càng Long.
Sáng 24/4, tại UBND xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Huỳnh Thị Hằng Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Bí thư Huyện ủy Càng Long có buổi tiếp xúc với gần 100 cử tri xã Đông Hải.
Sáng ngày 23/4, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị tỉnh Trà Vinh có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại xã An Phú Tân và xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè.
Chiều 5/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị góp ý Đề án phát triển du lịch tỉnh, giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các đồng chí Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đào Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở VHTT&DL chủ trì hội nghị. Các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện các doanh nghiệp du lịch tham dự.
Theo đại biểu Quốc hội, trước tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hiện nay, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe như đề xuất của Bộ Công an là cần thiết.
Sáng 17/2 (mùng 8 tháng Giêng), thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy duy trì tổ chức Lễ hội với quy mô cấp tỉnh, UBND huyện Tân Lạc tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Với phương châm 'ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông', thời gian qua, hệ thống khuyến nông cả nước đã triển khai hàng trăm dự án với hàng trăm nghìn hộ dân tham gia giúp cải thiện sinh kế cho nhân dân. Đặc biệt, hệ thống khuyến nông căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, vùng miền, nhu cầu của nông dân để lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm đặc trưng, tiến bộ kỹ thuật thích hợp để hướng dẫn, chuyển giao cho nông dân. Ở những vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các cán bộ khuyến nông đã đồng hành, trợ lực để bà con yên tâm sản xuất, canh tác.
Với phương châm 'ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông', thời gian qua, hệ thống khuyến nông cả nước đã triển khai hàng trăm dự án với hàng trăm nghìn hộ dân tham gia giúp cải thiện sinh kế cho nhân dân. Đặc biệt, hệ thống khuyến nông căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, vùng miền, nhu cầu của nông dân để lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm đặc trưng, tiến bộ kỹ thuật thích hợp để hướng dẫn, chuyển giao cho nông dân. Ở những vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các cán bộ khuyến nông đã đồng hành, trợ lực để bà con yên tâm sản xuất, canh tác.
Giải thưởng Make in Vietnam 2023 bổ sung hạng mục mới 'Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài' nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường sản phẩm, dịch vụ ra quốc tế, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt.
Sự việc tại Trường THCS Văn Phú, Tuyên Quang, các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng phải tìm ra gốc rễ vấn đề để có giải pháp căn cơ.
Chiều ngày 05/12, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Trần Quốc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương và Xã hội tỉnh tiếp xúc với gần 200 cử tri thị trấn Định An và xã Định An, huyện Trà Cú.
Sáng ngày 05/12, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị tỉnh Trà Vinh có buổi tiếp xúc hơn 100 cử tri của Phường 1, Phường 2, thị xã Duyên Hải.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Nhiều đại biểu tiếp tục có ý kiến về quy định nồng độ cồn bằng 0. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thực hiện tại BV Việt Đức chỉ rõ, người uống rượu có khả năng bị tai nạn giao thông cao gấp 4,4 đến 5 lần những người không uống rượu.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 24/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên thảo luận.
Qua nghiên cứu hồ sơ dự án luật Phòng chống tác hại của rượu bia, đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) cho rằng, hồ sơ không có tài liệu của cơ quan có thẩm quyền khẳng định bằng chứng khoa học cho quy định này. Hơn nữa, không nên cấm các hành vi liên quan đến nét đẹp văn hóa của nhân loại. Không nên đưa ra các quy định hạn chế, gây ảnh hưởng đến việc hành nghề của các ngành nghề khác, trong trường hợp này là các nghề liên quan đến y học dân tộc.
Có người không uống bia rượu hoặc chất có nồng độ cồn nhưng do cơ địa hay trong quá trình chuyển hóa thức ăn, hơi thở có thể có nồng độ cồn vượt trên mức số 0
Chiều 24/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
Theo các đại biểu, việc cấm tuyệt đối lái xe khi đã uống rượu, bia phải dựa vào căn cứ khoa học chứ không thể kết luận cảm tính hay 'nương' theo dư luận.
Quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm thảo luận tại hội trường.
'Nếu chúng ta muốn kiểm soát toàn bộ các tác nhân gây ra năng lực hành vi yếu kém thì không chỉ có rượu, ví dụ như cocain…thậm chí có anh đi trên đường, chỉ nghĩ đến vợ mà đã tim đập, chân run, không thể điều khiển xe nữa', ông Bế Trung Anh nói.
Thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, một số đại biểu quốc hội kiến nghị không nên quy định cứng nhắc, tuyệt đối về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Cần giới hạn nhất định về nồng độ cồn mới phạt vi phạm.
Quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm thảo luận tại hội trường.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe như hiện nay chưa phù hợp và nên thiết kế giới hạn để đưa ra mức phạt.
Quốc hội quyết định các vấn đề dựa trên bằng chứng khoa học, kết luận khoa học của cơ quan có thẩm quyền chứ không thể dựa trên cảm tính hoặc theo dư luận, theo đại biểu Lê Hoàng Anh.
Tranh luận lại đối với những băn khoăn của một số ĐB về việc khi tham gia giao thông có được có nồng độ cồn hay không, ĐB Bế Trung Anh (Trà Vinh) cho rằng muốn kiểm soát năng lực hành vi, trong khi rượu chỉ là một trong số những tác nhân. Và khi uống rượu nhiều quá mới ảnh hưởng đến năng lực hành vi, uống ít thì có lẽ cũng chưa có ảnh hưởng.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua, Bộ Công an đã rất quyết liệt trong chỉ đạo tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông.
Cấm nồng độ cồn là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tranh luận với các ý kiến trái chiều trong phiên làm việc chiều nay, 24/11.
Chiều 24/11, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến là quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.
Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn
Tại phiên thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ chiều nay (24/11), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã cho ý kiến liên quan đến khoản 1, Điều 8 về hành vi bị cấm 'Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn'.
Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.
Chiều 24/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
ĐBQH Bế Trung Anh cho rằng, cần phải phân biệt việc kiểm soát năng lực hành vi vi phạm giao thông với việc dùng rượu hay không dùng rượu.
ĐBQH cho rằng không chỉ rượu bia, có nhiều tác nhân khác cũng tác động đến tài xế, như lái xe nghĩ đến vợ cũng 'tim đập chân run'...
Luật Giao thông đường bộ hiện hành chỉ cấm tuyệt đối với người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, còn người điều khiển xe gắn máy thì có mức giới hạn là 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở.