Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Theo Kế hoạch số 14/KH-UBND triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, UBND tỉnh dự kiến phân bổ gần 21 tỷ đồng nhằm thực hiện các nội dung trong kế hoạch.
Được xem là một trong những hệ thống quản lý kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, hệ thống HACCP và ISO 22000:2018 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP trên thị trường.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.
Năm 2023, triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên hoạt động sản xuất của nhiều cơ sở, doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn, khủng hoảng. Đa số chủ thể OCOP là các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, gặp khó khăn trong đầu tư hoàn thiện quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm nên khó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2023, Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được điều chỉnh, bổ sung thêm một số nội dung so với bộ tiêu chí cũ. Trong đó có nội dung quan trọng về đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP được phân cấp cho UBND cấp huyện đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao.
Chương trình OCOP được huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên xác định là giải pháp quan trọng để thực hiện nhóm tiêu chí sản xuất - thu nhập - hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao. Từ đó, huyện Phú Bình đã chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm truyền thống làng nghề, quan tâm đầu tư, cải tiến, nâng cấp sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP.
Thời gian tới, tỉnh Phú Thọ xác định lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan, đặc biệt là các nội dung của Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2023 - 2025.
Ngày 7-8, tại Tuyên Quang, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn Tuyên Quang tổ chức Hội nghị hướng dẫn hoàn thiện chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia OCOP theo Bộ tiêu chí OCOP cho thanh niên năm 2023.
UBND tỉnh Bình Định cho biết đã xây dựng kế hoạch 116/KH-UBND phát triển sản phẩm OCOP của địa phương giai đoạn 2023-2025 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Các sản phẩm được đề xuất thuộc nhóm hàng may mặc, đồ uống, thực phẩm, trang trí nội thất… được sản xuất tại các địa phương trong tỉnh; trong đó thành phố Đà Lạt có 57 sản phẩm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 148/ QĐ-TTg ngày 24-2-2023 về việc ban hành bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21-8-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP; Quyết định số 781/QĐ- TTg ngày 8-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21-8-2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm, nâng cao vai trò và giá trị cộng đồng, nâng cao yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy chuẩn và giảm bớt các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cảm quan...
Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021 - 2025 điều chỉnh, bổ sung những yêu cầu nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển Chương trình OCOP và đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở các địa phương.
Điều chỉnh lại cơ cấu điểm giữa 3 phần, thành 40-25-35 là điểm mới của Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương vừa thông tin cập nhật về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Sáng 8.3, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về những điểm mới của Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bộ tiêu chí OCOP mới được kế thừa tối đa Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2018-2020; có chỉ điều chỉnh, bổ sung nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Sáng 8-3, tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ NN-PTNT) tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về những điểm mới của Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (gọi tắt là chương trình, sản phẩm OCOP). Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chủ trì hội nghị.
Bộ Tiêu chí OCOP là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí OCOP.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1048/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số 781/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg.
Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Bộ tiêu chí OCOP) gồm 6 nhóm sản phẩm trong đó, bộ tiêu chí của sản phẩm gồm 3 phần được phân thành 5 hạng, trong khi đó, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 cấp.
Ngày 24/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 148/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product), gọi chung là Bộ tiêu chí OCOP.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP).
Chương trình OCOP đã góp phần giúp khu vực nông thôn phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa đặc thù, gia tăng giá trị nông sản, nhưng nhiều sản phẩm chưa thật sự hiệu quả, chưa được tiêu thụ rộng rãi.
Ngày 21/10, ông Lê Văn Thiêm – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Hà cho biết, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lâm Hà đã tiến hành đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đợt 1 năm 2021.
Phát triển kinh tế làng nghề đã và đang góp phần quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Bên cạnh việc giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, làng nghề còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn. Với 5.400 làng nghề trên cả nước hiện nay, có thể khẳng định, đây là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế nước nhà. Nhưng, một vấn đề nổi lên chính lại là sự ô nhiễm của không ít làng nghề.
Những kết quả của mô hình hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP được triển khai thành công đã có hiệu ứng lan tỏa, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.