Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từng bước nâng tầm

Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã và đang thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng 2021 đã thực hiện cuộc phỏng vấn ông Phạm Bảo Lâm, Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN).

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ: Triển khai nhiệm vụ năm 2021

PTĐT - Ngày 22/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức tổng kết công tác năm 2020; triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Ngày 20/10/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Theo đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Ý nghĩa của việc điều chỉnh tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG), hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức BHTG trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Vấn đề hạn mức luôn thu hút sự quan tâm của công chúng và đây là một trong những công cụ bảo vệ cũng như tác động trực tiếp đến người gửi tiền. Chính phủ dự kiến nâng hạn mức trả tiền BHTG lên 125 triệu đồng.

Đưa chính sách bảo hiểm tiền gửi tới người gửi tiền tại quỹ tín dụng nhân dân

Từ khi Luật BHTG (2012) có hiệu lực tới nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) xác định đối tượng công chúng mục tiêu trọng tâm, được quan tâm đặc biệt là người gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), tại vùng nông thôn, miền núi, bên cạnh việc tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) một cách phổ quát tới công chúng nói chung với mục tiêu lan tỏa chính sách tới đối tượng công chúng dễ bị tổn thương nhưng ít có điều kiện tiếp cận với thông tin, kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng BHTG.

Định hướng triển khai hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi trong thời gian tới

Sau 21 năm xây dựng và phát triển, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước nhằm góp phần bảo đảm hoạt động an toàn của hệ thống ngân hàng, từng bước tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu.

Hỗ trợ cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

Đến nay, BHTGVN đang bảo vệ cho hơn 5 triệu tỷ đồng tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại 1.275 tổ chức tham gia BHTG, bao gồm: 95 ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1.175 quỹ tín dụng nhân dân và 4 tổ chức tài chính vi mô.

Bảo hiểm tiền gửi tham gia phát hiện sớm tổ chức tín dụng yếu kém

Theo tài liệu Hướng dẫn chung về phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cho các hệ thống BHTG của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI, 2013), phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các ngân hàng yếu kém rất quan trọng đối với hoạt động hiệu quả và ổn định của hệ thống BHTG. Đây là chức năng quan trọng của các cơ quan trong mạng an toàn tài chính nhằm duy trì sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2020

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid- 19 trong thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn của dịch bệnh Covid-19.

Cần có cơ chế hỗ trợ tài chính đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả

Đây là một biện pháp nhằm trợ giúp tổ chức tín dụng được bảo hiểm, khôi phục thanh khoản, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Bảo hiểm tiền gửi hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận

Ông Hoàng Công Nam (Hòa Bình) hỏi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có vai trò và chức năng gì?

Chi trả tiền gửi được bảo hiểm trong trường hợp thẻ tiết kiệm được cầm cố tại ngân hàng khác

Người gửi tiền được chi trả tiền bảo hiểm khi có đủ các điều kiện: Có tên trong danh sách người được BHTG tại ngân hàng A và số tiền bảo hiểm đã được BHTGVN xác nhận. Xuất trình đủ các giấy tờ xác định về nhân thân và quyền sở hữu của mình đối với các khoản tiền gửi tại ngân hàng đó.

Nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm - người gửi tiền được bảo vệ tốt hơn

Hạn mức trả tiền bảo hiểm là công cụ cốt lõi để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) thực hiện chính sách BHTG, qua đó góp phần thực thi kỷ luật thị trường và củng cố niềm tin công chúng vào chính sách BHTG, hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như hoạt động ngân hàng.

Gửi tiền thông qua các phương tiện điện tử cần làm gì để được nhận tiền bảo hiểm?

Khi BHTGVN thực hiện kiểm tra và chi trả bảo hiểm, tổ chức tham gia BHTG có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, sổ sách, chứng từ và các văn bản, tài liệu có liên quan đến danh sách người được BHTG.

Lợi ích của việc tăng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

Vừa qua, Chính phủ đã công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi (BHTG), cho thấy khả năng hạn mức này sẽ được nâng lên trong tương lai gần. Theo nội dung dự thảo, mức chi trả tối đa dự kiến tăng lên 125 triệu đồng đối với mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Nâng vai trò của Bảo hiểm tiền gửi trong kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng

Cho vay đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng (TCTD) hỗ trợ hay tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND), tham gia xây dựng phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt (KSĐB)… là một số nhiệm vụ mới đáng chú ý của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) được giao trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2017.

Tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền

'Hạn mức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) nên được điều chỉnh lên mức 125 triệu đồng trong thời gian tới để phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực tế hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam', Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại buổi họp báo về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức trả tiền BHTG vừa công bố mới đây.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Vượt qua đại dịch, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong 6 tháng đầu năm 2020, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã chủ động triển khai các hoạt động nghiệp vụ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bảo vệ tốt quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng.

Đã đến lúc tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi?

Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi được coi là công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách bảo vệ người gửi tiền, từ đó góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.