Những đại đội bộ binh thép trên biên giới Đắk Lắk

Thành lập vào đầu những năm 1990, các thế hệ cán bộ chiến sỹ Đại đội bộ binh 2 và 5 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk) không ngại khó, ngại khổ vượt qua khắc nghiệt của thời tiết nơi biên giới hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Họ thực sự là những đại đội thép trên biên giới Đắk Lắk.

Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch

Với những lợi thế sẵn có như thiên nhiên, bản sắc văn hóa; cùng với sự hỗ trợ của chính sách, nhà nước…, một số buôn, làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đã và đang dần hình thành các mô hình du lịch cộng đồng, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc.

Để 'vốn quý' của buôn làng thành tài nguyên phát triển du lịch

Văn hóa truyền thống các dân tộc là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch, giúp đồng bào các dân tộc có thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống. Hiện nay, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã bắt đầu khai thác có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng.

Bộ đội Biên phòng Y Hán Hwing - người con của buôn làng

Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk là một trong số đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Đắk Lắk.

Đắk Lắk: Phú Xuyên- Phú Thịnh 'cặp bài trùng' tại nhiều dự án ở Buôn Đôn?

Cùng chung một địa chỉ, cặp đôi Công ty TNHH Phú Xuyên và Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Phú Thịnh gắn bó với nhau tại nhiều dự án, do Ban QLDA ĐTXD huyện Buôn Đôn làm chủ đầu tư…

Người dân xã Krông Na sản xuất lúa 2 vụ nhờ Trạm bơm Buôn Trí

Người dân xã biên giới Krông Na huyện Buôn Ðôn (Ðắk Lắk) vừa được Nhà nước quan tâm đầu tư công trình trạm bơm gần 15 tỷ đồng, nhằm đảm bảo nguồn nước cho bà con sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn. Công trình đi vào hoạt động, bước đầu đã mang lại hiệu quả, giúp người sản xuất thu hoạch vụ mùa bội thu.

Độc đáo Tết cổ truyền Bunpimay cho người Việt gốc Lào tại Đắk Lắk

Tết Bunpimay là ngày lễ trọng đại để người Lào tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật và tổ tiên, góp phần tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Lào.

Vui Tết cổ truyền Bunpimay - Lào trên cao nguyên Đắk Lắk

Ngày 14/4, tại đảo Ây Nô (Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn), UBND huyện Buôn Đôn phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đắk Lắk, tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay - Lào Phật lịch 2567 năm 2024.

'Đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt'

Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk, BĐBP Đắk Lắk luôn gắn bó mật thiết với nhân dân các dân tộc thông qua những việc làm thể hiện tình cảm, trách nhiệm với bà con như chính với người thân trong gia đình.

Đắk Lắk: Công bố thêm 2 buôn du lịch cộng đồng, gìn giữ nét đẹp văn hóa Tây Nguyên

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa công bố thêm 2 buôn du lịch cộng đồng, sau buôn Ako Dhong (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột).

Buôn Đôn không chỉ có voi

Nếu có tới Tây Nguyên, bất kỳ một nơi nào đó của xứ Tây Nguyên mênh mông, bạn nhớ chọn mùa khô. Nếu muốn mang về miền đồng bằng dịu êm của mình được chút gì đó thật sự khác biệt. Và nếu muốn cảm nhận Tây Nguyên 'chất' nhất, không đâu bằng Đắk Lắk.

Du lịch cộng đồng ở Tây Nguyên đang chờ thời để cất cánh

Tây Nguyên với thiên nhiên khoáng đạt, con người đa dạng, văn hóa đặc sắc... sẽ hấp dẫn hơn nữa nếu kéo được du khách đi sâu vào những bản làng để khám phá đời sống thường nhật của người dân.

Buôn du lịch cộng đồng đầu tiên ở Buôn Đôn

Buôn Trí, xã Krông Na, vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng trở thành buôn du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng được công nhận buôn du lịch cộng đồng

Ngày 8/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn tổ chức Lễ công bố du lịch cộng đồng đối với buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (ngày 10/3/1975-10/3/2024).

Buôn nổi tiếng săn bắt, thuần dưỡng voi thành buôn du lịch cộng đồng

Vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng tại huyện Buôn Đôn vừa được công nhận là buôn du lịch cộng đồng.

Giữ cho mạch nguồn chảy mãi

Quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, ngoài thực hiện hiệu quả chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk còn có những quyết sách đặc thù và căn cơ. Những chính sách ấy đã khơi mạch nguồn để dòng văn hóa chảy mãi, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

Xây dựng tuyến, điểm du lịch mới thu hút du khách đến Đắk Lắk

Năm 2024, Đắk Lắk phấn đấu thu hút 1,2 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 950 tỷ đồng; công suất sử dụng buồng đạt bình quân khoảng 50%.

Phía sau những cánh rừng: Nỗi niềm của những người giữ rừng (Bài 3)

Không chỉ bị đe dọa tính mạng, lực lượng bảo vệ rừng còn phải làm việc trong điều kiện kham khổ, khó khăn chồng chất nhưng mức thu nhập không đảm bảo cuộc sống.

Đắk Lắk: Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh. Với tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cùng sự độc đáo về kiến trúc, âm nhạc, lễ hội… và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư bản địa, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho đồng bào DTTS.

Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển du lịch cộng đồng, vừa khai thác tiềm năng lợi thế về thiên nhiên, văn hóa truyền thống các dân tộc, vừa tạo nguồn thu nhập cho đồng bào DTTS, tỉnh Đắk Lắk xây dựng nhiều chính sách cụ thể, trong đó, Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 đã tạo sức bật mạnh mẽ.

Người Việt gốc Lào trên đất Buôn Đôn

Đến nay, cộng đồng người Việt gốc Lào ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã lên đến hơn một trăm hộ. Họ đang chung sống chan hòa, đoàn kết và có sự giao thoa văn hóa với người dân bản địa.

Người giữ hồn nhạc cụ dân tộc Ê Đê

Bao đời nay, những âm thanh đặc sắc của cồng chiêng và các loại nhạc cụ là thứ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Ê Đê. Trước thực trạng hiện nay ở nhiều buôn làng tại Đắk Lắk không còn nhiều người biết chơi nhạc cụ truyền thống, nhiều người Ê Đê luôn trăn trở về việc gìn giữ, bảo tồn âm vang nhạc cụ dân tộc mình.

Cuộc sống mới của người Việt gốc Lào nơi biên giới Buôn Đôn

Với tính cách hồn nhiên, sôi nổi, người Việt gốc Lào chung sống chan hòa, đoàn kết, giao thoa với các dân tộc bản địa ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Cuộc sống của cộng đồng người Việt gốc Lào đã từng ngày thay đổi, quyện hòa cùng các dân tộc đang sinh sống ở vùng biên giới này.

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho người dân

Sáng nay (8/6), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho người dân làm dịch vụ du lịch tại buôn Kuôp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana. Đây là lớp thứ 2 được mở trong năm nay nhằm nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng tại các buôn được chọn hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.

Lớp học gắn kết tình quân dân

Sau hơn 3 tháng miệt mài học tập, nghiên cứu tiếng dân tộc thiểu số, giờ đây, những cán bộ, chiến sĩ của BĐBP Đắk Lắk đã thuần thục kỹ năng nghe, nói với tiếng dân tộc Ê Đê, giúp cho tình quân dân nơi biên giới ngày càng gần gũi, thắm thiết hơn.

Hiểu thêm về lễ cúng sức khỏe cho voi ở Đắk Lắk

Ở Tây Nguyên, voi không chỉ là vật nuôi có giá trị mà còn có mối quan hệ thân thiết với gia chủ, được xem như thành viên trong gia đình. Vì vậy, voi được quan tâm chăm sóc và được làm lễ cúng sức khỏe với mong muốn voi luôn khỏe mạnh, hiền lành, đem lại nhiều may mắn cho gia chủ và buôn làng.

Đắk Lắk: Gần 1.000 hộ dân xã biên giới huyện Buôn Đôn thiếu nước sạch

Hơn 2 tháng nay, gần 1.000 hộ dân ở các thôn, buôn trên địa bàn xã biên giới Krông na, huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) đang gặp phải khó khăn về nguồn nước ăn, uống và sinh hoạt. Nhiều hộ đang sử dụng nguồn nước mất vệ sinh.

Rộn ràng Tết Bunpimay nơi 'làng đảo' Buôn Đôn, Đắk Lắk

Những ngày này, người Việt gốc Lào sinh sống tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đang hòa mình vào không khí rộn ràng dịp Tết Bunpimay –Tết Lào. Sau hơn 3 năm bị tạm hoãn do dịch bệnh, năm nay các hoạt động vui tết cổ truyền của dân tộc Lào được tổ chức trở lại tại 'làng đảo' Buôn Đôn với quy mô hoành tráng, bài bản, nhiều chương trình hấp dẫn.

Nhiều trải nghiệm hấp dẫn vui cùng Tết Lào tại Đắk Lắk

Hôm nay (15/4), tại Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn (buôn Trí, xã Krông Na) diễn ra hoạt động tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống của người Lào trong năm mới. Đây là chương trình trong chuỗi hoạt động Lễ hội Bunpimay - Vui Tết Lào năm 2023 do UBND huyện Buôn Đôn, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đắk Lắk và đơn vị làm du lịch đóng trên địa bàn phối hợp tổ chức.

Đặc sắc văn hóa Lào dịp lễ hội Bunpimay ở Buôn Đôn

Đắk Lắk nói chung và Buôn Đôn nói riêng là vùng đất có sự cộng cư đa sắc tộc. Các dân tộc cùng nhau sinh sống đã tạo cho Buôn Đôn nhiều màu sắc văn hóa vô cùng độc đáo, trong đó có những nét văn hóa từ sự hiện diện của người Lào từ hàng trăm năm.