Ngày 21-9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện còn có 10 thôn, bản vẫn bị ngập khoảng 0,5m, chia cắt cục bộ, chủ yếu trên địa bàn huyện Minh Hóa.
Sáng 21-9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt là các địa phương dọc tuyến sông Lam, bị ngập nặng. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương và các lực lượng bộ đội, công an đã sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Người Đan Lai trước đây sống biệt lập, co cụm giữa vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì đói nghèo, lạc hậu và hôn nhân cận huyết thống… nhưng nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; cấp ủy, chính quyền, ban, ngành các cấp và bộ đội Biên phòng mà giờ đây cuộc sống của người Đan Lai đang đổi thay từng ngày với sức sống đang bừng lên giữa đại ngàn Pù Mát.
Nằm trong nhóm DTTS có khó khăn đặc thù ở Nghệ An, người Đan Lai là dân tộc ít người, có thói quen sinh sống hoang dã ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, giáp biên giới Việt Nam - Lào ở huyện Con Cuông. Ngày nay, nhờ sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người nơi đây đang từng bước đổi thay.
Ông La Văn Linh – Bí thư chi bộ bản Cò Phạt (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An) là một trong những người tiên phong 'mở đường' cho tộc người Đan Lai nhỏ bé vốn quen sống biệt lập giữa chốn sơn cùng thủy tận, đi ra thế giới bên ngoài.
Nằm trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có khó khăn đặc thù ở Nghệ An, người Đan Lai (nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ) được thụ hưởng nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ theo Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719. Hiện nay, một số dự án đầu tư đang được UBND huyện Con Cuông chỉ đạo triển khai.
Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là Thiếu tá Phan Văn Thắm, nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP Nghệ An. Với tình thương và trách nhiệm của người lính Biên phòng, anh đang hằng ngày đồng hành với nhân dân biên giới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, mà trực tiếp là chăm sóc, dìu dắt 72 học sinh dân tộc Đan Lai nuôi dưỡng ước mơ được học tập dưới mái trường bán trú.
Chiếc thuyền máy đang vật vã ngược dòng nước xiết thì cạn dầu, tiếng máy nổ yếu dần rồi tắt lịm. Con sông Giăng ngạo ngược, gầm réo, chực nuốt chửng con thuyền mỏng manh. Nhanh như sóc, Đại úy Lay Văn Thìn cùng anh em Công an xã với tay túm lấy mấy bụi cây trên sông, gồng người để ghìm con thuyền đứng yên tại chỗ, gấp gáp nói: 'Chúng cháu cố định thuyền rồi, bác đổ dầu đi'.
Chuyến công tác vào huyện Con Cuông, Nghệ An của chúng tôi vừa kết thúc ít ngày thì cơn bão số 4 ập đến vùng đất này. Nghe tin bão, điều chúng tôi trăn trở nhất là bản Cò Phạt và bản Búng thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông - hai chấm nhỏ xíu có sự tồn tại của con người nơi rừng sâu Pù Mát sẽ ra sao.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một 'biệt đội' chuyên ngăn chặn, chống săn bắt động vật hoang dã được thành lập tại Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An). 'Biệt đội' này do Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam phối hợp Vườn Quốc gia Pù Mát thành lập, với 16 thành viên.
Hàng trăm năm có lối sống khép kín đã khiến tộc người Đan Lai ở vùng lõi Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát tách biệt với thế giới bên ngoài. Từ sự hỗ trợ của Chính phủ, sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An, đời sống của người dân Đan Lai có nhiều khởi sắc.
Nghệ An còn rất nhiều nơi còn khó khăn, thế nhưng khu vực tộc người Đan Lai sinh sống lại được xem là 'lõi nghèo của lõi nghèo'. Do đó, để giúp đồng bào sống ở đây có điều kiện vươn lên thoát nghèo, nhiều giải pháp cấp bách đang được chính quyền địa phương triển khai thực hiện.
Khi đối mặt trước một cuộc di dân lịch sử nữa, với người Đan Lai là cả một thử thách, vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, cuối cùng người dân cũng đã thấu hiểu, đi xây dựng một cuộc sống yên ổn và no ấm hơn.
Đi - đối với tộc người Đan Lai là thoát ra khỏi sự quanh quẩn bản nghèo giữa heo hút đại ngàn. Đi là để tìm kế mưu sinh. Đi để mở rộng quan hệ, tìm cái hay, cái mới của thế giới xung quanh, mang về làm biến đổi bản nghèo cố hữu bao đời nay. Đó là những tâm huyết của ông La Văn Linh - Bí thư chi bộ bản Cò Phạt (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An), một trong những người tiên phong 'mở đường' cho tộc người Đan Lai thoát nghèo nàn, lạc hậu.
22 hộ dân với 75 nhân khẩu thuộc tộc người Đan Lai đã rời vùng lõi nơi đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát về sinh sống tại khu tái định cư, đánh dấu mốc lịch sử đối với những nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền địa phương cũng như lực lượng biên phòng. Hy vọng, rồi đây tộc người này sẽ dần ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn, hòa nhập với cư dân bản địa...
99 cây gỗ lớn trong vườn quốc gia Pù Mát (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An) bị lâm tặc đốn hạ, xẻ thành nhiều phiến, chuẩn bị đưa ra khỏi rừng.
99 cây gỗ các loại táu, sủ, dẻ, trám hồng có đường kính 25-100 cm bị chặt hạ tại 5 tiểu khu vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An).
UBND tỉnh Nghệ An vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo huyện Con Cuông và các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vụ việc khai thác rừng trái phép trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát.
Những ngày cuối tháng 7/2019, xen lẫn trong chộn rộn là những hồi hộp, lo âu, là niềm mong ngóng, hi vọng của bà con Đan Lai về nơi ở mới. Đó là 75 nhân khẩu/22 hộ dân người Đan Lai ở bản Búng và Cò Phạt vùng lõi đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn đến khu tái định cư Bá Ha-Kẻ Tắt (xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An), sau bao nhiêu năm chờ đợi…
Tết Nguyên đán Quý Tỵ vừa qua, những người lính biên phòng Nghệ An, ngoài nhiệm vụ giữ gìn sự bình yên cho nhân dân vui xuân, đón Tết, còn sẻ chia khó khăn vất vả với đồng bào nơi vùng sâu, vùng xa bằng những phần quà nghĩa tình. Đơn vị đã tặng trên 400 suất quà cho người nghèo, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới với tổng trị giá trên 120 triệu đồng. Đây là tấm lòng, là sự tri ân sâu sắc, thể hiện truyền thống tốt đẹp của BĐBP đối với đồng bào vùng biên giới.