Các vụ án liên quan đến mua, bán hóa đơn không hợp pháp ngày càng trở nên phức tạp hơn, các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm có nhiều chiêu thức tinh vi. Cơ quan thuế không thể có một phương án ngắn hạn mà cần thiết phải thực hiện các giải pháp trong dài hạn sao cho vừa ngăn chặn sai phạm, vừa không đẩy gánh nặng quá lớn cho doanh nghiệp.
Theo pháp luật lao động, người sử dụng lao động là doanh nghiệp, không phải là bất kỳ cá nhân nào, bất kể cá nhân đó giữ vị trí công việc nào trong doanh nghiệp. Vậy những người quản lý doanh nghiệp, bao gồm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có được xem là người lao động của doanh nghiệp hay không? Và nếu họ là người lao động thì việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với họ sẽ như thế nào?
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với lý do người lao động (NLĐ) thường xuyên không hoàn thành công việc là một trong những phương án đang được nhiều doanh nghiệp xem xét lựa chọn để chấm dứt quan hệ lao động với những nhân viên làm việc yếu kém. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng rất dễ rơi vào tình huống 'tình ngay lý gian' nếu không nắm rõ quy định của pháp luật về căn cứ xác định NLĐ 'thường xuyên không hoàn thành công việc'.
LTS: Trong số báo phát hành ngày 4-5-2023, KTSG đã có một chuyên đề giới thiệu Nghị định 13/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về bảo vệ dữ liệu cá nhân, ghi nhận một cách toàn diện các quyền lợi cơ bản của cá nhân là chủ thể dữ liệu và đặt ra yêu cầu trách nhiệm về kỹ thuật và tính pháp lý cho các bên kiểm soát và xử lý dữ liệu.
Một số người có ảnh bị đăng trên các nền tảng mạng xã hội mà không được hỏi ý kiến thường chọn cách xử lý tình huống kiểu dĩ hòa vi quý: 'gửi yêu cầu gỡ bỏ ảnh'. Nhưng cách ứng xử này vô hình trung khiến tình trạng 'một tấm ảnh cả nhà dùng' trái phép đã khó càng khó giải quyết hơn.
'Zero-hours contract' (tức 'hợp đồng không giờ') là một loại hợp đồng lao động (HĐLĐ) khá phổ biến ở nước Anh. Đã có ý kiến cho rằng Việt Nam cũng cần bổ sung quy định về hợp đồng không giờ vào Bộ luật Lao động (BLLĐ), do đây là xu hướng lao động phổ biến trong tương lai. Bài viết này xem xét những vấn đề pháp lý của loại HĐLĐ này trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam.
Thông thường, tranh chấp lao động chỉ xảy ra khi người sử dụng lao động (NSDLĐ) xâm hại nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế và danh dự của người lao động (NLĐ), chẳng hạn như NSDLĐ nợ lương, kỷ luật lao động đối với NLĐ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái pháp luật. Nhưng đã có trường hợp NLĐ khởi kiện công ty vì những áp lực tâm lý mà họ phải chịu khi đảm nhận các trách nhiệm tẻ nhạt mà công ty giao phó.
Thực tế, doanh nghiệp thường bỏ qua việc áp dụng các chính sách phúc lợi dành cho người lao động làm việc bán thời gian. Còn pháp luật lao động hiện hành thì nhìn vấn đề này như thế nào? Việc doanh nghiệp không thực thi các chính sách phúc lợi lao động đối với nhóm đối tượng này liệu có vi phạm pháp luật?
Hiện nay, pháp luật lao động của Việt Nam chưa quy định rõ ràng về việc liệu mức lương tối thiểu vùng có được áp dụng đối với người lao động (NLĐ) làm việc bán thời gian hay không. Điều này dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả lương theo giờ mỗi nơi mỗi kiểu.
Trong bài Giao kết hợp đồng lao động làm việc bán thời gian trên KTSG số 11, phát hành ngày 17-3, hai tác giả của Công ty Luật Phuoc & Partners đã nói về hai loại hình làm việc bán thời gian và làm việc tự do cùng với kiểu giao kết hợp đồng làm việc bán thời gian. Bài viết kỳ này đề cập đến các vấn đề về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi làm việc bán thời gian tại doanh nghiệp để tránh thiệt thòi về lợi ích lao động.