Theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đã có quy định các mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với những trường hợp vi phạm.
Một cộng đồng ngư dân cùng nhau vươn khơi trong mỗi chuyến biển, cùng nhau chia sẻ ngư trường, hỗ trợ nhau khi hoạn nạn, giúp họ an tâm bám biển dài ngày để mưu sinh và khẳng định chủ quyền đất nước.
Theo quy hoạch, diện tích cảng biển nước sâu Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) khoảng 550ha, cầu cảng vượt biển dài 16km. Cảng có năng lực tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container tải trọng 100.000 DWT hoặc lớn hơn, tàu hàng rời 160.000 DWT...
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh Kiên Giang có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chống khai thác IUU với Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Sóc Trăng, ngày 18-7.
Thực hiện kế hoạch cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản trái phép; hướng tới gỡ cảnh báo 'thẻ vàng' IUU của Ủy ban châu Âu (EC), góp phần phát triển ngành thủy sản Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng bền vững, đảm bảo lợi ích người dân và quốc gia.
Ngày 31/3, tại Cảng cá Trần Đề, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng phối hợp UBND huyện Trần Đề, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức thả con giống thủy sản ra môi trường tự nhiên.
Đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 339/339 tàu lắp thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy trình lắp đặt, đúng quy định kẹp chì trên thiết bị VMS.
Những năm qua Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, triển khai có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng khai thác thủy sản địa phương. Từ đó, hình thành một cảng cá quy mô lớn, luôn tất bật và nhộn nhịp tại vùng ven biển Tây Nam bộ.
Ngày 6/9, tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Đến dự có các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy; Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh; Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan; lãnh đạo các huyện: Trần Đề, Cù Lao Dung và TX. Vĩnh Châu.
Ngày 12-7, đồng chí Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh có chuyến khảo sát và làm việc với huyện Trần Đề (Sóc Trăng) để nghe báo cáo tình hình, kết quả hoạt động chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022. Cùng đi có đồng chí Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh.
'Chúng tôi mong mỏi các cấp, các ngành hỗ trợ việc bình ổn giá nhiên liệu để ngư dân ra khơi đánh bắt thủy, hải sản, bởi ngoài việc đánh bắt thủy, sản cung cấp nguồn thực phẩm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của người dân, thủy, hải sản còn cung ứng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là đảm bảo đời sống cho hàng trăm ngư dân lâu đời gắn bó với nghề đi biển…'. Đó là lời tâm tình của ông Nguyễn Văn Xuyên, đại diện cho nhiều chủ phương tiện đánh bắt thủy, hải sản tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng) khi chia sẻ cùng chúng tôi.
Thường vào những tháng đầu năm là thời điểm sóng yên, biển lặng, thuận lợi cho ngư dân khai thác biển, nhưng tại khu vực cảng cá Trần Đề hiện có hàng trăm tàu cá phải 'nằm bờ', không dám hoặc hạn chế ra khơi.
Lúc 6h 30 phút ngày 23/6, tàu ST 94149 TS của anh Nguyễn Văn Mỹ, ngụ ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, (Sóc Trăng) đã đưa 1 ngư dân gặp nạn vào bờ và bàn giao cho đồn Biên phòng Trung Bình, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng.
Ngày 23-6, đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và lãnh đạo UBND TX. Vĩnh Châu đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Thủy sản Việt Úc - Sóc Trăng về tình hình sản xuất, hoạt động của công ty.
Thông tin ban đầu, khi anh Hiếu đang khai thác thủy sản thì bất cẩn rơi xuống biển. Đến 6 giờ ngày 16-6, tàu cá của anh Mỹ đang khai thác thủy sản cách Cảng cá Trần Đề khoảng 80 hải lý thì phát hiện anh Hiếu đang trôi dạt nên cứu vớt, đưa lên tàu.
Ngày 23/6, tàu đánh bắt thủy sản mang số hiệu ST 94149 TS của anh Nguyễn Văn Mỹ, ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã đưa một ngư dân gặp nạn vào bờ và bàn giao cho Đồn Biên phòng Trung Bình, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng.
Sáng nay (23/6), Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng tiếp nhận 1 ngư dân gặp nạn trên biển.
Thông tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 23/6, tàu ST 94149 TS của anh Nguyễn Văn Mỹ, ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã đưa 1 ngư dân gặp nạn vào bờ và bàn giao cho Đồn Biên phòng Trung Bình, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng.
Ngày 18-5, đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do đồng chí Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực địa vị trí triển khai Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Tham dự cùng đoàn công tác có các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng; Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan tại tỉnh Sóc Trăng.
Chiều ngày 27-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đến khảo sát khu bến cảng Trần Đề, tại Sóc Trăng.
Bộ GTVT đang tập trung nghiên cứu làm sao đột phá được cảng biển, ĐBSCL phải có cảng nước sâu để tập trung toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng này.
Chiều ngày 23-11, đồng chí Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có chuyến khảo sát mô hình phát triển nông nghiệp tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Cùng đi có các đồng chí: Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng; Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.
Trước diễn biến thời tiết ngày càng khó lường; sản lượng, chi phí vật tư đầu vào, giá cả sản phẩm khai thác biến động thất thường; các yêu cầu, quy định về truy xuất nguồn gốc, về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe… tại tỉnh Sóc Trăng đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo cho mỗi chuyến ra khơi của ngư dân được an toàn và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế cũng như an ninh, chủ quyền biển, đảo.
Đó là đánh giá của đồng chí Lâm Hoàng Nghiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhân chuyến khảo sát Dự án Nâng cấp mở rộng Cảng cá Trần Đề tại Cảng cá Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), vào chiều ngày 23-9. Cùng đi còn có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Ban Quản lý Dự án 2; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Trần Đề.
Sáng ngày 17-6, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), đoàn kiểm tra về công tác cải cách hành chính năm 2021 do đồng chí Huỳnh Văn Nam - Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN-PTNT. Đồng chí Trần Trọng Khiêm - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cùng các đơn vị liên quan tiếp và làm việc với đoàn.
Ngày 7-5, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Huỳnh Ngọc Nhã có chuyến khảo sát thực tế tình hình nuôi tôm tại doanh nghiệp và hộ nuôi tại huyện Trần Đề, nhằm nắm thông tin về những thuận lợi, vướng mắc của doanh nghiệp và hộ nuôi trong vụ nuôi đầu năm 2021 để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ, thúc đẩy mùa vụ nuôi thành công.
Ngày 21-4, đoàn công tác do đại tá Trần Văn Lượng – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã đến làm việc với Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng về công tác phối hợp khảo sát nguồn huy động, năng lực các địa điểm tiếp nhận, bàn giao, các cơ sở sửa chữa, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật theo Thông tư số 153 của Bộ Quốc phòng. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đại tá Trần Quốc Khởi - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh; lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan.
Với diện tích 12km bờ biển, Trần Đề được Trung ương, tỉnh đã và đang triển khai nhiều chủ trương, chính sách để khai thác có hiệu quả tiềm năng, phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của tỉnh và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Trước diễn biến phức tạp của hoạt động buôn lậu, vận chuyển xăng dầu trên biển, các đơn vị BĐBP khu vực phía Nam đã tích cực đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường nắm, quản lý đối tượng liên quan, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Ngày 10-6, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Huỳnh Ngọc Nhã đã có buổi tiếp Đoàn chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nhằm thảo luận các nội dung triển khai Dự án Phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn các địa phương trong phạm vi dự án thực hiện.
Công ty cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc khai thác tuyến Cần Thơ - Trần Đề bằng tàu cao tốc mang tên Trưng Trắc.
Trước đây, vốn chỉ là cửa biển tiêu điều, với mấy chục hộ dân khai thác hải sản nhỏ lẻ, manh mún, đến nay nhờ sự quan tâm của Nhà nước, cửa biển Trần Đề (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) đã khoác lên mình một diện mạo mới. Khu phố thị sầm uất dần lên, những đoàn tàu công suất lớn neo đậu san sát, cuộc sống người dân khấm khá, hứa hẹn một tương lai tươi sáng nơi cửa sông Hậu.
Từ năm 2015 đến nay, Sóc Trăng không xảy ra tình trạng tàu cá khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài.
Đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hiểu thông tin cùng Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Ngân hàng thế giới (WB) về Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (WB9) và Dự án Phát triển thủy sản bền vững. Tham dự buổi tiếp đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan, lãnh đạo UBND huyện Cù Lao Dung.