Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã đưa vào khai thác và sử dụng nhiều cầu vượt bộ hành nhằm phục vụ người dân qua đường an toàn, nhưng thực tế vẫn rất nhiều trường hợp khách bộ hành 'ngó lơ', không sử dụng cầu bộ hành khi qua đường... Hành vi này vô hình chung xem thường sự an toàn của bản thân và cả cộng đồng.
Khi cơn bão số 3 càn quét một số tỉnh, thành phía Bắc thì những câu chuyện, hình ảnh đẹp về tình người được chia sẻ như: nhường chỗ ở, ô tô đi chậm che chắn cho người đi xe máy... đầy xúc động và ý nghĩa nhân văn.
Nhiều người đi xe máy trên đường bị quật ngã và phải dừng lại tìm chỗ trú do gió quá lớn kèm theo mưa to khi bão số 3 (Yagi) đổ bộ.
Do ảnh hưởng của bão, nhiều khu vực ở Hà Nội đã xuất hiện mưa lớn kèm gió lốc khiến cây cối đổ rạp, người đi đường chật vật trước gió.
Cơn giông vào chiều 6/9 ở Hà Nội khiến nhiều cây xanh bật gốc, gãy đổ trên đường, giao thông tê liệt.
Bắt đầu từ 15h ngày 30-8, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) triển khai các tổ công tác ứng trực tại các cửa ngõ Thủ đô, quanh khu vực bến tàu, bến xe, nơi dự kiến nhiều người dân rời Thủ đô về quê bắt đầu kỳ nghỉ lễ dài ngày.
Nhiệt liệt chào mừng 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), thủ đô Hà Nội đã được 'khoác' lên mình một màu đỏ của cờ hoa, áp phích, biểu ngữ cùng nhiều hình ảnh lịch sử trên các tuyến phố.
Mưa lớn kéo dài từ tối qua đến sáng nay (23/8) khiến nhiều tuyến đường ở Hà Nội ngập úng, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, đặc biệt vào giờ cao điểm sáng.
Cơn mưa lớn vào đúng giờ cao điểm chiều tối 21/8 khiến nhiều tuyến đường ùn tắc kéo dài. Người dân Thủ đô vật vã di chuyển về nhà.
Cơn mưa xối xả sáng nay (23/7) đã khiến nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội tắc nghẽn vào giờ cao điểm. Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, khu vực Hà Nội mưa kéo dài khiến người dân Thủ đô gặp nhiều khó khăn khi di chuyển đến nơi làm việc.
Rào chắn cố định bằng tôn cao 1,8m; lưới B40 được bố trí tại những nơi hạn chế tầm nhìn... Sau thời gian thí điểm, giao thông qua cầu vượt Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đã thuận lợi, không còn hiện tượng ùn tắc vào giờ cao điểm.
Đơn vị thi công tiến hành rào chắn một phần gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh để phục vụ công tác gia cố nền đất, đào và thi công kết cấu của dốc hạ ngầm thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm của TP Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.
Đoạn trên cao của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội dài 8,5km vừa chính thức được cấp Chứng nhận an toàn hệ thống. Đây là cơ sở quan trọng để đưa đoạn tuyến đi vào vận hành thương mại trong thời gian tới...
Phó Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo UBND TP. Hà Nội và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành các thủ tục và công tác nghiệm thu theo quy định để đưa đoạn trên cao metro Nhổn - ga Hà Nội vào vận hành khai thác...
Gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh vừa được rào chắn, phân luồng, tổ chức giao thông nhằm phục vụ công tác gia cố nền đất, đào và thi công kết cấu của dốc hạ ngầm thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Rào chắn thi công mọc lên ngay giữa nút giao Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh, phía dưới các đơn vị sẽ thi công đoạn hầm ngầm đã chậm tiến độ nhiều năm.
Dự kiến vào 21h đêm 8/7 sẽ triển khai phương án rào chắn đoạn dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã phục vụ thi công dốc hạ ngầm tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.
Ngày 8/7, khu vực dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (quận Ba Đình) đã được rào chắn, phân luồng, tổ chức giao thông để phục vụ thi công dốc hạ ngầm của dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Đến nay, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã chậm tiến độ 9 năm và 13 lần lỡ hẹn. Hàng ngày, các đoàn tàu vẫn chạy thử ở đoạn trên cao và chưa thể đưa các đoàn tàu vào hoạt động chở khách.
Gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh được rào chắn, phân luồng, tổ chức giao thông để phục vụ công tác gia cố nền đất, đào và thi công kết cấu của dốc hạ ngầm thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm của Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội.
Khu vực dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (quận Ba Đình) đã được rào chắn để phục vụ thi công dốc hạ ngầm của dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Để phục vụ công tác gia cố nền đất, đào và thi công kết cấu của dốc hạ ngầm thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm của TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh được rào chắn.
Sở GTVT Hà Nội đã chấp thuận phương án sẽ điều chỉnh phân luồng giao thông dưới gầm cầu vượt theo hướng từ Nguyễn Chí Thanh đi Liễu Giai qua phần bên phải của cầu tạm số 2.
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thông báo điều chỉnh giao thông khu vực nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Từ hôm nay (6/7), nhà thầu bắt đầu rào chắn đoạn dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã phục vụ thi công dốc hạ ngầm tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội.
Sau khi lắp đặt rào chắn và tổ chức giao thông tại nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, các cơ quan chức năng thực hiện đánh giá để có điều chỉnh phù hợp.
Ngày 6/7, dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Nhổn - ga Hà Nội sẽ bắt đầu rào chắn đoạn dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã phục vụ thi công Dốc hạ ngầm khu vực C.
Có kế hoạch đưa vào chạy thương mại trong tháng 6, nhưng đến nay đã sang tháng 7 các đoàn tàu dự án đường sắt đô thị (metro) Nhổn - ga Hà Nội vẫn chưa thể chở khách.
Ngày 6/7/2024, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức giao thông phục vụ thi công Dốc hạ ngầm khu vực C đoạn dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã.
Cơn mưa lớn trút xuống Hà Nội sáng 24/6 khiến nhiều khu vực ngập cục bộ, người dân bì bõm lái xe qua đoạn đường ngập nước để đến chỗ làm.
Trong cơn mưa lớn ở Hà Nội, đúng vào giờ đi làm khiến cho giao thông ùn tắc, nhiều phương tiện di chuyển vất vả.
Cơn mưa kéo dài từ rạng sáng nay (24/6) khiến người dân đi làm ngày đầu tuần càng thêm vất vả. Hầu hết các tuyến đường hướng về trung tâm Hà Nội đều xảy ra ùn ứ, vành đai 2 ngập nhẹ.
Chiều 13/6, xảy ra vụ cháy xe ô tô taxi trên đường Láng (Hà Nội). Sau khi phát hiện có khói bốc ra từ nắp ca-pô, tài xế và người dân đã sử dụng bình cứu hỏa cầm tay để dập lửa. Sau khoảng 30 phút, đám cháy được dập tắt. Vụ cháy không gây thiệt hại về người, nhưng chiếc xe đã bị hư hại nghiêm trọng.
Với lý do không thấy biển báo giao thông, nhiều người ngang nhiên vi phạm, khi bị xử lý lại vòng vo, mong lực lượng chức năng 'thông cảm'.
Không còn cảnh tắc đường kéo dài hàng cây số vào giờ cao điểm, các tuyến đường vành đai 3, Nguyễn Trãi (Hà Nội) trong sáng mùng 1 Tết Giáp Thìn vắng vẻ, lác đác mới có phương tiện di chuyển.
Sáng 2/2, nhiều người dân bất ngờ, khi Hà Nội chìm trong màn sương mù dày đặc.
Các chuyên gia khí tượng cho rằng, từ ngày 30-1 đến 2-2 trở đi, miền Bắc cũng như trên khắp cả nước đều nắng, là điều kiện lý tưởng để người dân ở miền Bắc và miền Trung dọn dẹp nhà cửa, phơi giặt áo quần, thau rửa đồ đạc… đón Tết Giáp Thìn.
Sáng 22/1, nhiệt độ giảm sâu kèm theo mưa tại Hà Nội do ảnh hưởng của không khí lạnh khiến người dân di chuyển chật vật trên đường đi làm, nhiều tuyến phố ùn tắc cục bộ.
Sáng nay (22/1), mưa, rét khiến tình hình giao thông Thủ đô ùn tắc trên nhiều tuyến đường.
Không khí lạnh mạnh bao phủ, nhiệt độ ở Bắc Bộ hạ xuống thấp. Đây là ngày mở đầu cho đợt thời tiết rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài trong nhiều ngày tới. Ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, ngay từ sáng sớm hôm nay (22/1), không khí lạnh tại Hà Nội được cảm nhận rõ với nền nhiệt giảm xuống còn khoảng 12-14 độ C.
Sáng nay 2/1/2024, nhiều tuyến đường trung tâm Hà Nội rơi vào tình trạng ùn ứ nghiêm trọng do lượng phương tiện đông đúc. Đây cũng là ngày làm việc đầu tiên của năm 2024 sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 3 ngày.
Hà Nội trong buổi sáng đầu tiên của năm 2024 vắng vẻ, tĩnh lặng. Không gian như rộng hơn. Các âm thanh hỗn độn của ngày thường biến mất, trả về cho thành phố nhịp sống chậm và bình yên.
Để chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), khắp các tuyến phố, con đường của Hà Nội đều được phủ lên mình 1 diện mạo mới.
Chiều 27-9, trời đổ mưa to, anh Tuấn ở phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình) vội vàng đi qua cầu vượt Nguyễn Chí Thanh về hướng phố Liễu Giai để đón con tan học.
Vào đầu giờ sáng nay (28/9), cơn mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều tuyến đường của Thủ đô lâm vào cảnh tê liệt vì tắc đường. Hàng dài ô tô trên đường với hàng 5 hàng 6, người đi xe máy đứng chôn chân dưới mưa.
Sáng 2/9, các tuyến phố trung tâm Hà Nội đều vắng vẻ phương tiện hơn so với ngày thường, người dân thoải mái đi lại.
Trên các tuyến phố Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, quảng trường Ba Đình, Điện Biên Phủ… rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu, pa nô... chào mừng kỷ niệm 78 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2023).
Chào mừng 78 năm Cách mạng Tháng Tám và ngày Quốc khánh 2/9 (2/9/1945-2/9/2023), Hà Nội được trang hoàng cờ hoa, biểu ngữ cùng nhiều hình ảnh lịch sử trên các tuyến đường, phố.