Thực hiện các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách lớn để hoàn hiện hành lang pháp lý, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Tuy nhiên, các cam kết chỉ được thực hiện khi có sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp (DN).
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), cộng đồng doanh nghiệp vừa là đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu, vừa là chủ thể quan trọng trực tiếp tham gia, chuyển các thách thức thành cơ hội để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.
Ngày 30-1, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự của lực lượng Công an nhân dân năm 2023; nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục chủ động nắm chắc tình hình để làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng các phương án, kế hoạch, kịch bản, huy động lực lượng, phương tiện, điều kiện đảm bảo sẵn sàng ứng phó với các tình huống về biến đổi khí hậu, thiên tai…
Hiện tại, chỉ tiêu giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP đã đạt vượt mức đề ra giảm từ 8-10% so với năm 2010, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ đạt mục tiêu kép phát triển kinh tế đi đôi với giảm phát thải khí nhà kính. Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong bức tranh toàn diện về nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW.
Việc tham gia sâu, đóng góp thực chất vào nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu đã mang lại cho Việt Nam những lợi ích 'kép' từ công nghệ, tài chính xanh đến giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngày 15-3, Cục Biến đổi khí hậu (BĐKH) của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cùng công bố hai báo cáo về tác động của BĐKH và thích ứng, với tên gọi 'Tác động của BĐKH quốc gia và thích ứng-Báo cáo cuối cùng' và 'Tình trạng cấp bách của đồng bằng sông Mê Công-Chiến lược thích ứng môi trường và xã hội tới năm 2050'.
Mối quan tâm về lồng ghép bình đẳng giới trong các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành chủ đề trọng tâm trong các khung và đối thoại chính sách khí hậu trong nước và quốc tế. Thực tiễn cho thấy, đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng lại vừa cấp bách vừa cần thiết, đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ nhằm tháo gỡ các khó khăn, bất cập, đặc biệt là các rào cản chính sách.
Giữa bối cảnh khủng hoảng năng lượng và phục hồi sau đại dịch COVID-19, những nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ khí hậu được đánh giá là 'điểm sáng' tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Trong những năm tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu. Thanh niên - nhóm đại diện cho 23% dân số Việt Nam, sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc thực hiện các cam kết khí hậu đến năm 2050.
Thành công của Hội nghị COP26 năm 2021 là đã đạt được những thỏa thuận quan trọng nhằm tăng cường hành động và tài trợ cho biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, mục tiêu quan trọng tại Hội nghị COP27 và các hội nghị về khí hậu sau này là làm sao thúc đẩy việc hiện thức hóa những cam kết dựa trên tình hình của các quốc gia.
Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), thực hiện cam kết tại COP26, Việt Nam sẽ tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng, nghiên cứu công nghệ chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sản xuất các thiết bị trong nước.
Thực hiện cam kết tại Hội nghị COP 26 để vận hành thị trường carbon trong nước, Việt Nam sẽ xây dựng các quy định quản lý tín chỉ carbon và triển khai cơ chế.
Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, UBND TP.HCM yêu cầu Sở TN&MT triển khai hệ thống giám sát các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cho các nhóm ngành.
Ngày 21/1, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) thông tin về những nội dung nổi bật của các văn bản pháp luật quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH), thực hiện các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với BĐKH, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước.Cơ sở phát thải khí nhà kính bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kínhPhát triển các dự án năng lượng tái tạo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định, các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP26 mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn. Việt Nam sẽ thành lập ban chỉ đạo để đưa ra những cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi và tận dụng các cơ hội huy động nguồn lực cho phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển năng lượng tái tạo theo các cam kết tại COP26.
Sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 120/NQ-CP (còn gọi là Nghị quyết 'thuận thiên') của Chính phủ trong phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), việc kế thừa các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước cùng với tích hợp, lồng ghép kết quả các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, các dự án đầu tư đã tạo đà phát triển cho ĐBSCL, bước đầu thích ứng với BĐKH.
Tham gia Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát, Việt Nam sẽ cùng các nước triển khai những hành động chung nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi làm mát tiết kiệm năng lượng, thân thiện với khí hậu.
Ngày 29-10, Bộ TN-MT tổ chức hội thảo 'Phát triển thị trường cacbon ở Việt Nam: Các công cụ dựa trên thị trường và tiềm năng ứng dụng'. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, trước tác động nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra thì việc giảm rủi ro do tác động của BĐKH qua việc giảm phát thải khí nhà kính (KNK) là biện pháp quan trọng.
Ngày 15/10, tại TP Kon Tum, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, xây dựng và nhân rộng mô hình các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.