Theo trang thống kê worldometers.info, đến tối 17-10, trên thế giới có 39.769.971 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.111.570 người chết do dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất, với 8.288.278 ca mắc và 223.644 người chết do dịch.

Ngày 24-7, trong cuộc họp trực tuyến của Ủy ban Kinh tế và Thương mại chung (JETCO), Bộ trưởng Thương mại Ấn Ðộ P.Ghi-đen và Bí thư thương mại quốc tế Anh L.Trút đã đồng ý thúc đẩy những nỗ lực nhằm tối đa hóa tiềm năng nền kinh tế kỹ thuật số của hai nước.

Theo Reuters, ngày 8-6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Erdogan và người đồng cấp Mỹ D.Trump điện đàm nhất trí hợp tác chặt chẽ về vấn đề Libya. Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn đẩy mạnh phối hợp để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Libya. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA), được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận. Theo đó, Ankara trợ giúp các lực lượng hậu thuẫn GNA đối phó Quân đội quốc gia Libya (LNA) tự xưng của Tướng K.Haftar vốn ủng hộ chính quyền ở miền đông Libya.

Những bước ngoặt của nước Đức

Nước Đức đang đứng trước bước ngoặt chính trị khi Thủ tướng A.Merkel vừa khẳng định sẽ không ứng cử nhiệm kỳ thứ 5, đồng nghĩa với việc quốc gia này sẽ có một 'kỷ nguyên hậu Merkel'. Trong khi đó, kinh tế Đức cũng sẽ có bước ngoặt lớn khi liên minh cầm quyền nhất trí về gói kích cầu trị giá 130 tỷ ơ-rô để hướng tới mục tiêu trở lại mức tăng trưởng trước dịch Covid-19.

Kêu gọi thúc đẩy kỷ nguyên mới về hợp tác y tế toàn cầu

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 4-6, Thủ tướng Anh B.Giôn-xơn kêu gọi thúc đẩy một kỷ nguyên mới về hợp tác y tế toàn cầu nhân dịp Anh đăng cai tổ chức hội nghị cấp cao gây quỹ phát triển vắc-xin phòng Covid-19 với số tiền lên tới 7,4 tỷ USD. Ðại diện của hơn 50 nước cùng một số nhà từ thiện nổi tiếng như tỷ phú Bin Ghết tham gia hội nghị trực tuyến này. Nhà lãnh đạo Anh hy vọng hội nghị là dịp để thế giới đoàn kết trong cuộc chiến chống đại dịch, mở ra kỷ nguyên mới cho hợp tác y tế toàn cầu.

Nhiều nước châu Âu mở cửa với du khách quốc tế

Theo Roi-tơ và TTXVN, I-ta-li-a bắt đầu mở cửa trở lại cho du khách đến từ các nước châu Âu vào ngày 3-6, ba tháng sau khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan. Quyết định này nhằm hồi sinh ngành du lịch, vốn đóng góp khoảng 13% GDP của I-ta-li-a. Dự kiến, các chuyến bay quốc tế chỉ được nối lại tại ba thành phố chính gồm Mi-lan, Rô-ma và Na-pô-li.

Châu Âu nỗ lực vượt qua khó khăn

Dịch Covid-19 bùng phát buộc nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Trong bối cảnh này, nhiều nước châu Âu đang tăng cường các biện pháp hỗ trợ người lao động trụ vững và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Nhiều nước nới lỏng các biện pháp phong tỏa

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 24-4, Tổng thống Nam Phi X.Ra-ma-phô-xa tuyên bố kế hoạch nới lỏng từng bước lệnh phong tỏa đang áp dụng nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế quan trọng. Theo đó, Nam Phi sẽ nới lỏng một số hạn chế từ cấp độ 5 hiện tại xuống cấp độ 4 bắt đầu từ ngày 1-5, cho phép một số ngành nghề kinh tế thiết yếu hoạt động trở lại dưới sự giám sát chặt chẽ về vệ sinh phòng dịch nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan.

Đức nỗ lực vượt qua khó khăn

Dịch Covid-19 bùng phát đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới, đặt ra thách thức với nhiều quốc gia. Trong bối cảnh này, Đức đã thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá hơn 750 tỷ euro nhằm ứng phó những tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu vượt 300.000 người

Theo Reuters, Tân Hoa xã và TTXVN, theo các con số thống kê, tính đến nay, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã vượt con số 300.000 (305.000 trường hợp) và hơn 13.000 người chết kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 12-2019. Trong số này, Italy ghi nhận 4.825 người chết trong tổng số 53.758 trường hợp mắc Covid-19 và 6.072 người đã phục hồi.

'Kế hoạch xanh' của Chính phủ Ðức

Là một trong những quốc gia đầu tàu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, song gần đây Ðức 'bỏ lỡ' các mục tiêu cắt giảm khí thải và phải liên tiếp điều chỉnh mục tiêu cho năm 2020. Liên minh cầm quyền của Thủ tướng A.Merkel vừa được 'bật đèn xanh' với gói chi hơn 54 tỷ ơ-rô cho mục tiêu mới, với tầm nhìn 2030.

Lệnh trừng phạt phi lý

Nga và Liên hiệp châu Âu (EU) đã phản ứng mạnh mẽ trước việc Tổng thống Mỹ D.Trump ký phê chuẩn lệnh trừng phạt các công ty tham gia dự án Dòng chảy phương bắc 2, theo đó sẽ đóng băng tài sản và thu hồi thị thực Mỹ của các công ty, các cá nhân liên quan.

Đức khẳng định vai trò trong liên quân chống IS

Đức và Iraq nhất trí tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Tham gia liên minh chống tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ đứng đầu ở Iraq, Đức muốn mở rộng vai trò của mình trong cuộc chiến này.

Nhà khoa học Việt Nam với bộ dữ liệu toàn cầu về tuyến trùng

Tháng 7 vừa qua, công trình nghiên cứu 'Sự đa dạng, phong phú và chức năng của tuyến trùng sống tự do trong đất ở mức độ toàn cầu' của các nhà khoa học trên thế giới được công bố trên Tạp chí Nature. Đây được coi là bộ dữ liệu toàn cầu đầu tiên về tuyến trùng sống tự do trong đất, có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu, mở ra các hướng nghiên cứu và ứng dụng mới cho phát triển bền vững.