Sáng 6-9, Lữ đoàn 434 (Quân đoàn 4) tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (7-9-1954 / 7-9-2024). Thiếu tướng Lê Văn Hướng, Tư lệnh Quân đoàn 4 dự và phát biểu chúc mừng.
Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973), y sĩ Nguyễn Thế Truyền được điều về miền Đông Nam Bộ phụ trách đội phẫu thuộc Đoàn 230, Cục Hậu cần Miền. Và ông đã có sáng kiến dùng nhớt AK bôi xung quanh vết thương ngăn côn trùng và vi khuẩn xâm lấn, giúp vết thương của thương binh nhanh hồi phục.
Thật ý nghĩa khi cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5- 1954 - 7-5-2024), hai câu thơ - câu đối 'Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/ Hồn bay lên hóa linh khí Quốc gia' được chọn đặt ở vị trí trang trọng trong Đền thờ liệt sĩ tại chiến trường Điện Biên Phủ (Đồi F, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Lộc thì những ký ức về một thời khói lửa chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí. Những trận đánh, hay từng 'con chim sắt' của Mỹ - Ngụy bốc cháy cứ dần hiện về trong trí nhớ dù ông đã ở cái tuổi 'xưa nay hiếm'…
Bình Phước có vai trò, vị trí, giá trị đặc biệt trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong đó phải kể đến mốc son của 49 năm về trước, đó là sự kiện giải phóng tỉnh Bình Phước. Không đơn thuần là giải phóng một vùng, một tỉnh, Bình Phước được giải phóng tạo khí thế quyết tâm, là cơ sở để quân và dân ta mở cuộc tấn công vũ bão, thần tốc làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Những ngày này, Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23-3-1975 - 23-3-2024). Đây là dấu son chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của quân và dân Bình Phước, là cột mốc lịch sử, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trận phòng ngự Tàu Ô-Xóm Ruộng ở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước từ ngày 5-4 đến 28-8-1972 của Sư đoàn bộ binh 7 là một đợt phòng ngự dài ngày, gian khổ ác liệt nhưng thắng lợi vẻ vang. Trong trận này, thực hiện tư tưởng chỉ đạo: 'Chốt cứng, chặn đứng, giữ vững trận địa dài ngày, không cho xe dưới lên, trên xuống', Sư đoàn bộ binh 7 đã chọn địa hình có giá trị chiến thuật trên Đường 13, dài khoảng 10km, rộng khoảng 5km để xây dựng trận địa phòng ngự.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, yếu tố đầu tiên Bình Phước cần quan tâm hơn nữa là phải thay đổi nhận thức trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về tầm quan trọng của văn hóa.
Tiền thân của Đoàn Văn công Quân khu 7 là Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam thành lập ngày 20/12/1962 tại chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh). Đoàn đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 2004 và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba năm 2022.
Trong tiểu đội, tôi và Nguyễn Viết Kỷ được má Sáu yêu quý nhất. Nhà má nghèo nhưng má thương tụi tôi lắm. Má có người con gái út (Út Lan) năm đó mới chừng 17 tuổi (chúng tôi thường gọi cô Út). Má biểu: 'Nó ưng thằng nào thì ngày thống nhứt, tao cho không hà!'.
Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, tức là chỉ cách khoảng hai tiếng đồng hồ trước khi lá cờ Quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, xạ thủ Nguyễn Văn Thoa (quê xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã bắn rơi chiếc máy bay C130 của địch tại xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn (phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất).
Trung đoàn 209 (Sư đoàn 7, Quân đoàn 4) được thành lập ngày 5-2-1968. Trải qua 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Truyền thống đó là động lực để trung đoàn tiếp tục phát huy, xây dựng đơn vị 'mẫu mực tiêu biểu'. Nhân dịp này, phóng viên báo Quân đội nhân dân Điện tử có cuộc trao đổi với Thượng tá Phạm Văn Mạnh, Chính ủy Trung đoàn 209 về truyền thống và những kết quả nổi bật của đơn vị.
Trận vận động phục kích tiêu diệt quân địch từ căn cứ Hoa Lư về ứng cứu Lộc Ninh (Bình Phước) đầu tháng 4-1972 là trận vận động phục kích điển hình của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, gắn liền với chiến công của Trung đoàn 3, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4.
Trong suốt 77 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành (1945-2022), lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Bình Phước luôn phát huy truyền thống của một đơn vị anh hùng trong kháng chiến vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gắn kết giữa quá khứ - hiện tại - tương lai để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Những nét truyền thống tiêu biểu của LLVT tỉnh cũng chính là những bài học kinh nghiệm được rút ra trong lịch sử để vận dụng vào các hoạt động thực tiễn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.
Thấm nhuần lời dạy của Bác: 'Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết', những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bình Phước đã triển khai, nhân rộng, duy trì hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) 'Ông kể cháu nghe'. Qua lời ông kể, nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam được tái hiện sinh động, dễ nghe, dễ nhớ, từ đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ ngày nay.
Chiến tranh đã lùi xa, 50 năm với biết bao đổi thay, địa danh Tàu Ô - nơi được ví như 'bức tường thép' trên Đường 13 ngày nào nay đã trở thành khu di tích lịch sử. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những ký ức không thể quên về một thời lửa đạn, một thời oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4, Sư đoàn 7, các lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Phước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ, hy sinh, Đảng bộ và nhân dân Bình Phước đã luôn kề vai, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang chiến đấu kiên cường, lập nên nhiều chiến công vang dội với các địa danh đi vào lịch sử. Trong đó, chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 là một trong những thắng lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) trân trọng giới thiệu bài viết của Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền tại lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022), do UBND tỉnh Bình Phước phối hợp Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức ngày 26-8.
Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ nói chung, chiến đấu phòng ngự Chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng nói riêng có nhiều lực lượng của ta tham gia. Trong đó có một lực lượng tham gia và đạt được những thành tích đáng kể nhưng ít ai biết đến, đó là Tiểu đoàn tên lửa 172 thuộc Trung đoàn 64 Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân.
'Thương vong nhiều lắm! Những đồng chí hy sinh khi còn quá trẻ và nhiều người là con trai một trong gia đình neo người. Vậy nhưng, trước giờ ra bám chốt chặn, mỗi đồng chí đều hiên ngang câu nói 'Thủ trưởng cứ cho em ra chốt, chúng em không sợ, chúng em sẵn sàng!', 'Thủ trưởng yên trí, dù chết tôi không bỏ vị trí'… Trong trận chiến khốc liệt ấy, Chốt chặn Tàu Ô là ác liệt nhất nhưng với tôi, các đồng đội ngã xuống là bất tử!' - cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 xúc động khi nhớ về đồng đội một thời quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, đặc biệt là trận Tàu Ô - Xóm Ruộng.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022), sáng nay 26-8, tại Di tích Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 long trọng tổ chức lễ dâng hương anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại Chốt chặn Tàu Ô.
Những ngày tháng 8 này, trở lại mảnh đất Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, những cựu chiến binh Sư đoàn 7 từng tham gia chiến đấu tại Chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng bảo vệ Đường 13 cách đây 50 năm mang theo bên mình những ký ức hào hùng trong 150 ngày đêm chiến dịch mùa hè đỏ lửa. Đó là những ngày dù 'hầm chốt không còn', bộ đội chủ lực và quân, dân địa phương vẫn 'bám hố bom mà đánh', sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo vệ trận địa, 'người có thể không còn nhưng chốt thì vẫn phải còn'.
Sáng nay 26-8, tại Di tích địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022).
Di tích địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô ở thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2012. Với hàng trăm trận đánh gắn liền với những chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, nơi đây ghi danh rất nhiều anh hùng liệt sĩ đã hy sinh anh dũng vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Những năm qua, Di tích địa điểm chiến thắng chốt chặn Tàu Ô đã thu hút rất nhiều đoàn khách trên mọi miền Tổ quốc đến thăm viếng và đã trở thành 'địa chỉ đỏ' để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ trên quê hương Hớn Quản nói riêng và Bình Phước nói chung.
'Càng bi tráng bao nhiêu thì ngay thời khắc đó con người càng cảm thấy cuộc sống ý nghĩa bấy nhiêu. Lúc đó mới trân trọng những gì mình có! Tôi thấy tự hào vì bản thân có mặt trong cuộc chiến này, dù trong 600 anh em từ Bắc vào Nam tham gia chiến đấu, tới chiến trường chỉ còn 300-400 người. Ở giữa bom đạn, xác định một phần sống, 3-4 phần chết nhưng vẫn lựa chọn' - cựu chiến binh Ngô Đức Tiến (ấp Xa Cát, xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước), nguyên Thiếu úy, Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 có lúc đã lặng người khi kể lại cho chúng tôi nghe về khoảng thời gian 'tươi đẹp' mà ông đã trải qua.
Do vị trí đặc biệt quan trọng, Tàu Ô - Xóm Ruộng trở thành chiến lũy án ngữ đoạn đường 13. Đây là bàn đạp quan trọng để ta phát triển xuống vùng trung tuyến hoặc địch tiến ra vùng giải phóng. Tàu Ô trở thành khu vực trọng điểm giành giật giữa ta và địch trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Hơn nữa, giữ được đường 13 thì chúng ta mới giữ được địa bàn Lộc Ninh, đảm bảo và đưa Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam về căn cứ cách mạng.
'Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9) và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước tham gia chiến dịch. Sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước được giao nhiệm vụ chốt chặn Tàu Ô. Nhiệm vụ là tấn công, ngăn chặn địch trên đường 13 dài gần 20km (đoạn từ phía Nam Bình Long đến phía Bắc Chơn Thành), trọng điểm là khu vực Tàu Ô, không cho một tên địch, một chiếc xe tăng nào từ Chơn Thành lên và từ Bình Long xuống, để quân ta giải phóng Lộc Ninh và tiến công thị xã An Lộc...' - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 kể về chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của 50 năm trước.
Sáng nay 8-7, Đoàn công tác của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng đại diện lãnh đạo Quân đoàn 4, Binh đoàn 16, Tập đoàn Becamex đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử quốc gia Chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.