Chiều 6-5, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của thành phố đã thực hiện kiểm tra đột xuất công tác ATTP tại hộ kinh doanh Quý Thảo (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây). Ngay sau đó, đoàn kiểm tra đã có buổi làm việc với UBND thị xã Sơn Tây về công tác triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025.
Sáng 6-5, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của thành phố đã thực hiện kiểm tra đột xuất công tác an toàn thực phẩm tại Công ty TNHH Tân Thịnh Phát (xã Chu Minh, huyện Ba Vì).
Chiều 30-6, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028. Dự Đại hội có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, các sở: Công thương, Nội vụ và gần 100 đại biểu đại diện cho hơn 1.147 hội viên trên toàn tỉnh.
Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhu cầu về thực phẩm của người dân đang và sẽ còn tăng cao, nhất là các mặt hàng phục vụ Tết. Ngoài nỗi lo về giá cả 'leo thang', người tiêu dùng còn đang phải đối mặt với nỗi lo về an toàn thực phẩm (ATTP) bởi đây là thời điểm nhiều loại hàng hóa, thực phẩm… không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh được tung ra thị trường.
Sáng 16-1, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa đã tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Sau một năm mở rộng mô hình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội bước đầu đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý ATTP của chính quyền địa phương.
Sau khi thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 5 quận, huyện và 10 xã, phường (năm 2016), tháng 7-2019, Hà Nội mở rộng lực lượng này tại 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn. Sau một năm triển khai cho thấy, việc mở rộng lực lượng thanh tra trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, là rất cần thiết. Để mô hình này đạt hiệu quả bền vững thì cần tăng cường thanh tra, xử phạt nghiêm vi phạm và chuẩn hóa chuyên môn cho cán bộ thanh tra.
Tình hình an toàn thực phẩm ngày càng có diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ thành phố đến cơ sở. Chính vì vậy, trong năm 2019, việc Hà Nội mở rộng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đến 100% quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đã giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát, quản lý, thanh tra ngay tại địa phương, góp phần ngăn chặn thực phẩm 'bẩn' lưu thông trên thị trường, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, lễ hội Xuân 2020.
Theo tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đơn vị này nhận được thông tin phản ánh về sản phẩm tăng cân SQA của Công ty TNHH Infinity Beauty Việt Nam (ở số 1, ngõ 47 Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai) lưu hành trên thị trường mà không công bố sản phẩm theo quy định.
Bữa ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng giúp tái tạo sức lao động. Suất ăn với chi phí thấp chẳng những nghèo dinh dưỡng, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng, trên thực tế vẫn còn doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng suất ăn của công nhân.
LTS: Nhiều vụ công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn ở công ty xảy ra trên cả nước trong tháng 6 và tháng 7-2019 một lần nữa cho thấy, chất lượng, an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể vẫn là nỗi lo lớn. Đặc biệt, với một thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp như Hà Nội, nếu không quản lý chặt chẽ, nhất là khâu kiểm soát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho công nhân sẽ luôn hiện hữu.