LangBiang - từ huyền thoại đến thương hiệu toàn cầu

Ngày 30 tháng 5 năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin bắt đầu thực hiện chặng đường thám hiểm thứ ba từ Tánh Linh đi Phan Rang bằng một con đường núi, khác với các chặng khám phá trước đó. Sau khi men theo tả ngạn sông La Ngà để trở lại Droum, đoàn thám hiểm vượt qua sông đến Tia Lao, một địa điểm đã được ghi trên bản đồ của Thiếu tá Humann. Ngày 11 tháng 6 năm 1893, Yersin đến Bross, nằm ở đáy một thung lũng sâu có sông Đồng Nai chảy qua, phía Bắc là ngọn núi Tadoung, ngày nay thuộc tỉnh Đắk Nông. Từ Tadoung, Yersin xuống núi để quay trở lại Rioung và để lại hành lý tại đây rồi bốn người phu khuân vác lên đường thám sát vùng núi LangBiang.

Phản hồi bài viết Băn khoăn vị trí dự kiến xây cầu Mã Đà: Phải bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái rừng

Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) rộng hơn 100.500ha, trong đó 68.000ha rừng tự nhiên thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt với hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam bộ, nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN thế giới.

Dự án cầu Mã Đà: Cục bảo tồn thiên nhiên không đồng ý làm đường xuyên Khu bảo tồn

Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học họp với các chuyên gia, nhà khoa học lấy ý kiến, đa phần không đồng ý việc xây dựng cầu Mã Đà và làm đường xuyên tâm Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai.

Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai: Nguy cơ mất hai danh hiệu quốc tế nếu xây cầu Mã Đà

Nếu xây dựng cầu Mã Đà và đường đi qua vùng lõi, không chỉ UNESCO sẽ rút danh hiệu Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, mà còn dẫn tới nguy cơ mất danh hiệu Vườn Di sản ASEAN và Ramsar.

Muôn loài trở lại rừng xanh

Nạn phá rừng thời gian gần đây ở khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền rộng 40.678ha thuộc địa bàn các huyện A Lưới, Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm mạnh, không chỉ rừng nguyên sinh hồi sinh mà tần suất các loài động vật xuất hiện cũng nhiều hơn thông qua các ghi nhận về hình ảnh, tiếng hót, dấu chân...

Khám phá Langbiang - Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại Tây Nguyên

Với diện tích 275.439ha, Langbiang nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, bao gồm một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.

Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận cá thể vượn đen má trắng quý hiếm

Cá thể này có trọng lượng 10kg, trước đó được một hộ dân ở tổ dân phố 5 (phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) mua lại từ một người dân ở địa bàn xã Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận cá thể vượn đen má trắng quý hiếm

Cá thể vượn đen má trắng có trọng lượng 10 kg, được gia đình ông Nguyễn Trường Tộ (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) mua từ 1 người dân.

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Khu Bảo tồn (KBT) thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân) được giao quản lý trên 23.815 ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000 ha rừng nguyên sinh là nơi phân bố các loài hạt trần quý hiếm, trong đó điển hình là quần thể cây samu, pơmu cổ thụ hàng ngàn năm tuổi, đường kính tới 4m, được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Bí ẩn loài chuột đá tồn tại suốt 11 triệu năm trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng?

'Loài chuột đá được khẳng định đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm được phát hiện vẫn đang sống trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình của Việt Nam'.