Chủ động các biện pháp phòng trừ sâu ăn lá dâu tằm

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đang khuyến cáo nông dân chủ động các biện pháp phòng trừ sâu ăn lá dâu tằm.

Cảnh báo sâu, bệnh hại 'tấn công' lúa hè thu

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh dự báo rầy lứa 2 ra rộ trên lúa hè thu từ thời điểm 15/7/2024 trở đi, có nguy cơ gây cháy ở những vùng có mật độ cao.

Chủ động phòng trừ châu chấu tre lưng vàng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận tình trạng châu chấu tre lưng vàng gây hại trên cây trồng nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, xác định đây là loại côn trùng có khả năng phát sinh nhanh, gây hại mạnh, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng; các địa phương và cơ quan chuyên môn trong tỉnh chủ động triển khai biện pháp phòng trừ.

Đề phòng sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Cơ quan chuyên môn của Hà Tĩnh cho biết, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 vụ hè thu nở rộ từ ngày 31/6 trở đi, gây hại lúa giai đoạn phân hóa đòng nên bà con nông dân cần theo dõi, chủ động phun phòng trừ.

Cơ quan chuyên môn Sở NN&PTNT hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại lúa hè thu

Thời tiết tiếp tục duy trì hình thái nắng nóng, ẩm độ không khí thấp trong khi lúa hè thu bước vào thời kỳ đẻ nhánh rộ, phát triển mạnh về thân lá là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại tại các địa phương Hà Tĩnh.

Khuyến cáo người dân sớm phát hiện và xử lý ngay châu chấu tre lưng vàng

Người dân áp dụng biện pháp diệt châu chấu tre theo thứ tự: sử dụng vợt bắt cho gia cầm ăn, ngâm ủ thành phân hữu cơ hoặc tiêu hủy; phun thuốc bảo vệ thực vật theo hình thức bao vây, cuốn chiếu.

Sớm phát hiện và xử lý ngay châu chấu tre lưng vàng

Dự báo châu chấu tre lưng vàng tiếp tục nở, mật độ tăng và tiếp tục hại tre, luồng, vầu... tại khu vực châu chấu sinh sản hàng năm thuộc các tỉnh như: Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Lạng Sơn…

Huy động các nguồn lực diệt châu chấu, bảo vệ mùa màng

Hằng năm, tỉnh phải đối phó với nạn châu chấu hoành hành, phá hoại mùa màng, nhưng chưa năm nào châu chấu bùng phát mạnh, gây thiệt hại mùa màng nhiều như năm nay. Ngành nông nghiệp tỉnh đang khẩn trương chỉ đạo các địa phương huy động mọi nguồn lực để tiêu diệt châu chấu, bảo vệ mùa màng cho người dân.

Hàng chục hecta cây keo bị sâu đo tấn công

Thông tin từ Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An cho biết, trên địa bàn tỉnh đang phát sinh dịch sâu đo hại keo với mật độ lên đến hàng trăm con/cây, khiến hàng chục nghìn ha keo bị trụi lá hoàn toàn.

Một số lưu ý trong phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 39,84ha dừa (tương đương 9.960 cây) bị sâu đầu đen gây hại. Sâu đầu đen xuất hiện ở các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành và thành phố Trà Vinh. Do đang mùa khô kết hợp với gió là điều kiện vô cùng thuận lợi để sâu sinh sản, nhân mật số và phát tán dự báo sâu đầu đen sẽ lây lan rất nhanh.

Nhà vườn gặp khó trong phòng trừ sâu đầu đen, bọ cánh cứng trên cây dừa

Hiện diện tích nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn toàn tỉnh 30,5ha; trong đó, diện tích nhiễm nặng 3,2ha, nhiễm trung bình 9,56ha, nhiễm nhẹ 17,72ha. Tập trung ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú... Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng các địa phương đang tập trung khoanh vùng phun thuốc phòng trị đối với các vườn nhiễm nặng, có nguy cơ lây lan ra xung quanh.

Hộ đồng bào tham gia mô hình 'Quản lý sâu keo mùa thu hại bắp'

Trong vụ hè thu 2023, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc) đã tham gia mô hình 'Quản lý sâu keo mùa thu hại bắp' do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai. Từ một vùng sản xuất trước đây từng bị sâu keo gây hại nặng, mô hình đã giúp hộ đồng bào hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học, mà vẫn có thể tiêu diệt được nhiều sâu, nâng cao năng suất cây trồng.

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện trên đồng ruộng Hải Dương, sâu non cuốn lá nhỏ lứa 5 đã xuất hiện rải rác với mật độ từ 8-25 con/m2.

Cách phòng trị sâu, bệnh hại trên cây dừa

Dừa xiêm dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng. Tuy nhiên, trong điều kiện thâm canh hiện nay, dừa bị nhiều loại sâu hại tấn công làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng dừa.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất vụ Mùa 2021

Từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp vừa phải bảo đảm phòng, chống dịch vừa duy trì và phục hồi sản xuất nông nghiệp, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm.

Phát huy hiệu quả phòng trừ sâu đầu đen hại dừa

Theo thống kê của ngành chuyên môn, diện tích dừa toàn tỉnh hiện nay gần 9.000ha. Dừa là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, đầu ra tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Long Phú (cụ thể là tại xã Long Đức) đã xuất hiện sâu đầu đen, gây hại dừa và đã có nhiều diện tích trồng dừa của người dân đang giai đoạn sinh trưởng, dừa cho trái bị sâu đầu đen tấn công, gây hiện tượng chết cây. Để hỗ trợ người dân, ngành chuyên môn đã hướng dẫn cách phòng trừ sâu đầu đen, cũng như thả một số sinh vật diệt sâu đầu đen, bước đầu đã đem lại một số kết quả tốt.

Bé 2 tuổi uống nhầm thuốc trừ sâu

Bé trai 2 tuổi uống nhầm chai thuốc trừ sâu khi đang chơi một mình, ho sặc sụa, nôn dịch màu xanh.

Bé 2 tuổi nhập viện vì uống nhầm thuốc trừ sâu

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết vừa tiếp nhận, cấp cứu bé trai 2 tuổi bị ngộ độc thuốc Emaben.

So sánh sự biến đổi hàm lượng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên rau dền (amaranthus) giữa canh tác truyền thống và canh tác trong nhà lưới

CN.Nguyễn Thanh Hiền (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ Cao, TP. HCM); ThS. Lê Bá Long (Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh); Ths. Hoàng Đắc Hiệt (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ Cao, TP. HCM); GS.TS. Lê Văn Tán (Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh)

Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây vụ đông

Thời tiết từ đầu vụ đông đến nay ấm hơn so với trung bình nhiều năm, xen kẽ có các đợt không khí lạnh, kèm theo mưa nhỏ, sáng sớm có sương thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh, gây hại. Cụ thể, trên cây cà chua, khoai tây xuất hiện bệnh mốc sương với tỷ lệ phổ biến 1-3%, nơi cao 7-10%, cục bộ 15-20%. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định