Khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng, nhất là lãnh đạo và tổ chức cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo dựng một xã hội mới tốt đẹp thì cũng đồng thời đặt ra việc phê phán, phòng chống những cái xấu do chế độ cũ để lại và xây dựng nhận thức và hành động mới tốt đẹp. Xây dựng xã hội mới đòi hỏi huy động sức lực, trí tuệ của toàn dân, của cải, nguồn lực của toàn xã hội và sử dụng có hiệu quả cao nhất tài nguyên của đất nước.
70 năm qua, dưới ngọn đuốc soi đường của Đảng, với những quyết sách đúng đắn, sáng tạo của Thành ủy Hà Nội, văn hóa Thủ đô đã đạt nhiều thành tựu, là động lực, sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển bền vững Thủ đô theo hướng 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại'.
Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III, Hội Nhà báo Việt Nam vào buổi chiều ngày 8/9/1962, với tư cách một đồng chí có ít nhiều kinh nghiệm về báo chí, Bác nêu ra vài ý kiến góp ý đối với nghề làm báo.
Theo Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, trong Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương, khóa III, ngày 30/6/1961, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III thông qua Nghị quyết kiểm điểm sự lãnh đạo của Trung ương ba năm qua, Bác có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh nhiều nội dung, trong đó, về công tác xây dựng Đảng, Người nói: 'Cán bộ trẻ có tài, có đức thì phải mạnh dạn đề bạt'.
Người chọn tiêu đề của bài viết 'Chống bệnh quan liêu…' và dùng dấu ba chấm (…) sau từ 'quan liêu' để muốn liệt kê thêm các từ 'tham ô, lãng phí'. Bài viết chỉ 471 âm tiết nhưng chứa đựng nhiều nội dung rất quan trọng về chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí.
Đó là tiêu đề bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh T.L., đăng trên báo Nhân Dân số 5526, ngày 1/6/1969. Bác biểu dương những thành tích của các cháu thiếu nhi ở hai miền Nam - Bắc với phong trào thi đua là 'nghìn việc tốt'.
Buổi sáng ngày 29/5/1960, Bác dự họp Bộ Chính trị để bàn về công tác nhân sự của Chính phủ. Cùng ngày này, với bút danh T.L., Bác viết bài Những bước tiến của các hợp tác xã thủ công nghiệp đăng trên Báo Nhân Dân số 2262. Nội dung bài viết nêu lên những thành công bước đầu của phong trào hợp tác xã thủ công ở miền Bắc.
Đó chính là điều mà Bác khẳng định trong bài viết Nhiệm vụ của chi bộ ở các cơ quan với bút danh C.B. Theo Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, bài này, Bác viết vào ngày 6/4/1954, đăng Báo Nhân Dân số 176.
TS. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến nhiều quốc gia, nhiều châu lục, đã trải qua nhiều chặng đường với những mục tiêu, ý nghĩa khác nhau. Nhưng chặng đường đến nước Nga, sống ở nước Nga từ ngày 30.6.1923 đến tháng 10.1924 có mục đích, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là tiếp tục tìm lời giải thực tế cho con đường giải phóng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người trực tiếp sáng lập, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nội dung quan trọng thể hiện lý tưởng sâu xa của Người về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình là áng văn lập quốc vĩ đại, là văn kiện có giá trị cao về tư tưởng, lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên ngôn trước toàn thế giới về kỷ nguyên độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ thiện chí hòa bình và quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết bảo vệ nền độc lập mới giành lại được sau hơn 80 năm phải sống dưới ách cai trị của thực dân xâm lược...
Ngày 24-3, chúng ta cùng ghi nhớ lại những lời căn dặn, chỉ đạo, bài viết của Bác Hồ trong các sự kiện trên báo chí trong nước trước đây.
TS. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hôịChính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ Mặt trận dân tộc giải phóng ngày 28.8.1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Chỉ một ngày sau Tuyên ngôn độc lập 2.9, sáng 3.9, phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã được tiến hành.
Ngày 1/7, tại Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Lào diễn ra hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn nghiên cứu và áp dụng Hồ Chí Minh toàn tập vào công tác giảng dạy và học tập.
Chiều 17/1, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Đại sứ quán Lào tại Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho các cá nhân của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và trao tặng sách Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, sách lý luận chính trị bằng tiếng Lào cho cán bộ Đại sứ quán Lào, học viên Lào đang học tập, bồi dưỡng chính trị tại Việt Nam.
Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào vừa tổ chức hội nghị công bố ba tác phẩm dịch từ tiếng Việt sang tiếng Lào, gồm: Hồ Chí Minh toàn tập (toàn bộ 15 tập), một số tập của tác phẩm C. Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, một số tập của tác phẩm Lê-nin toàn tập. Tham dự có đại diện của nhiều ban, ngành và các tổ chức nghiên cứu khoa học, lý luận của Lào.
Lấy 'dân là gốc' là bài học lớn, được rút ra từ chiều sâu lịch sử của dân tộc. Năm 1010, khi quyết định dời đô về thành Đại La, vua Lý Công Uẩn đã viết trong Chiếu dời đô: 'Trên kính mệnh trời, dưới theo lòng dân...'.
Mùa Xuân Tân Sửu (2021), Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 91 năm lịch sử. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) được tổ chức thành công. Đại hội khẳng định, đất nước và dân tộc Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Một thời kỳ phát triển mới mạnh mẽ vì sự phồn vinh và hùng cường của Tổ quốc Việt Nam đã mở ra.
Năm 1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh rời nước Pháp sang Liên Xô, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Năm 1924, Người tới Quảng Châu (Trung Quốc) và tại đây, năm 1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đoàn kết không chỉ là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, mà còn là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của toàn dân tộc.
Tháng 10-1947, giữa Chiến khu Việt Bắc, trong bộn bề công việc của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn 'Sửa đổi lối làm việc'. Trong cuốn 'Sửa đổi lối làm việc', nội dung tự phê bình và phê bình được Bác đề cập một cách sâu sắc nhất. Theo Bác, 'Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau' (1).