Các quốc gia Đông Nam Á được dự đoán sẽ phải hứng chịu sự gia tăng 40% các thảm họa liên quan đến thời tiết vào năm 2030 so với năm 2015. Thiệt hại từ biến đổi khí hậu sẽ tác động đến sự phát triển của các khu vực bị ảnh hưởng.
Trên khắp thế giới, nhiều đám cháy rừng 'nghiêm trọng' đang xảy ra, đặc biệt tại Bắc Mỹ và châu Âu.
Châu Âu một lần nữa phải đối mặt với tình trạng nhiệt độ thiêu đốt trong mùa Hè năm nay, với những trận cháy rừng bùng phát trên khắp lục địa, từ Địa Trung Hải cho đến Tây Ban Nha. Theo Tờ Reuters, đây là những sự kiện được thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu.
Theo một báo cáo mới, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước chưa từng có do nhu cầu tăng vọt và khủng hoảng khí hậu gia tăng. Các quốc gia đang sử dụng gần như toàn bộ lượng nước họ có - ít nhất là 80% nguồn cung cấp tái tạo được.
Một video do du khách ghi lại khi đi tàu cao tốc ở Trung Quốc đã khiến rất nhiều người bất ngờ, vì khi tàu chạy đến tốc độ 348 km/h, hành khách dựng một đồng xu đứng trên cạnh của nó ở rìa cửa sổ tàu mà đồng xu vẫn đứng được, lại còn đứng yên đến hoàn hảo.
Nhiệt độ bất thường trong mùa đông ở dãy Andes, Nam Mỹ đã tăng lên 37 độ C. Các nhà khoa học cảnh báo điều tồi tệ nhất có thể chưa xảy ra khi con người vẫn gây tác động tới khí hậu và El Ninõ đang tàn phá khắp khu vực.
Các đại dương trên thế giới đã lập kỷ lục nhiệt độ mới trong tuần này, làm dấy lên lo ngại về tác động dây chuyền đối với khí hậu, sinh vật biển và các cộng đồng ven biển của hành tinh.
Anh tiết lộ kế hoạch cấp thêm hàng trăm giấy phép khai thác dầu khí tại Biển Bắc. Động thái này gây nhiều tranh cãi do dầu và khí đốt đều là nhiên liệu hóa thạch đang góp phần khiến nhiệt độ toàn cầu gia tăng.
Anaelle Durfort - nhà sinh thái học tại Đại học Montpellier, Pháp đã định lượng carbon được cô lập trong quần thể động vật biển để làm nổi bật mối liên hệ giữa đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng một hệ thống quan trọng của các dòng hải lưu có thể sụp đổ trong vòng vài thập kỷ nếu thế giới tiếp tục thải ra khí ô nhiễm làm nóng hành tinh.
Các nhà khoa học mới đây đã phát đi cảnh báo về một hệ thống quan trọng của các dòng hải lưu có thể thay đổi trong vòng vài thập kỷ tới nếu thế giới tiếp tục thải ra khí ô nhiễm làm nóng hành tinh - một sự kiện sẽ là thảm họa đối với thời tiết toàn cầu và 'ảnh hưởng đến mọi người trên hành tinh'.
Ngày 18/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức cuộc họp đầu tiên về trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc cho rằng công nghệ này không nên trở thành một 'con ngựa bất kham' trong khi Mỹ cảnh báo việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để kiểm duyệt hoặc đàn áp người dân.
Các nhà khoa học mới đây cho biết, rong biển sẽ là một phần của giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu.
Trong tuần này, nhiệt độ toàn cầu liên tục lập mức kỷ lục, làm dấy lên những lo ngại về tác động của nắng nóng cực độ và sự gia tăng nhanh chóng của biến đổi khí hậu. Theo dự báo, khả năng năm 2023 có thể là năm nóng nhất được ghi nhận.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ, thế giới đã ghi nhận ngày nóng nhất chưa từng có vào thứ Năm (6/7).
Phát biểu tại hội nghị CONTEC Mexico, cựu chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế (IPA) Hugo Setzer khuyến khích giới xuất bản cùng thực hiện mục tiêu SDG Publishers Compact.
Theo dữ liệu của Climate Reanalyzer, thế giới vừa trải qua tuần nóng nhất từng được ghi nhận. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã đưa ra lời cảnh báo toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ tăng ở bắc Đại Tây Dương, trong khi băng biển ở Nam Cực giảm xuống làm dấy lên lo ngại về thiệt hại trên diện rộng do thời tiết khắc nghiệt.
Trong một cuộc họp ngày 3/7,Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền Volker Turk cảnh báo thế giới có thể tiến tới một tương lai thảm khốc nơi hàng chục triệu người đối mặt với nạn đói nếu biến đổi khí hậu không được giải quyết.
Liên Hợp Quốc ra chiến dịch 'Race To Zero' để cứu Trái Đất khỏi 'cơn sốt' thời hiện đại.
Phát thải khí nhà kính cao kỷ lục và ô nhiễm không khí đã gây ra sự gia tăng chưa từng có trong quá trình nóng lên toàn cầu. Đó là cảnh báo của 50 nhà khoa học hàng đầu vào hôm thứ Năm (8/6) trong một bản báo cáo mới khoa học về khí hậu sâu rộng.
Các cơ quan trực thuộc công ước khung của Liên hiệp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu có trụ sở tại thành phố Bonn, miền Tây nước Đức, đã bắt đầu cuộc tham vấn thường niên để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28).
Hải sản và thịt dưới dạng 'nuôi cấy' là các dạng protein thực sự được nuôi trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng tế bào gốc, thay vì cá đánh bắt từ biển hay gia súc nuôi trong trang trại.
Theo hãng CNN, lần đầu tiên, một máy in 3D thực phẩm theo yêu cầu có thể tự tạo ra miếng cá phi lê nhân tạo mà không phải nuôi thuần túy giống như cách làm từ trước đến nay.
Nhà đầu tư tại một số thị trường chứng khoán trọng điểm của châu Á đang bị ảnh hưởng bởi một loạt các sự kiện thời tiết khắc nghiệt từ nắng nóng đến lũ lụt, báo hiệu những khó khăn phía trước khi rủi ro liên quan đến El Nino và biến đổi khí hậu gia tăng.
'Các sự kiện thời tiết cực đoan, dù thuộc loại hay quy mô thế nào, sẽ không ngừng tạo ra những 'gợn sóng' trên thị trường tài chính theo cả cách có thể dự đoán lẫn không thể dự đoán được. Và cũng không lạ khi những 'gợn sóng' này có thể trở thành những 'cơn thủy triều''...
Người dân khắp Nam Á và Đông Nam Á đang phải tìm cách trú ẩn ở bất kỳ chỗ nào mà họ có thể tìm thấy, khi nhiệt độ đạt mức kỷ lục ở các khu vực này.
Nắng nóng ngày càng gay gắt hơn khiến người dân ở khắp Nam và Đông Nam Á phải tìm cách trú ẩn ở bất kỳ nơi nào có thể. Ít nhất 15 người đã thiệt mạng vì say nắng.
Ðại hội đồng Liên hợp quốc mới đây đã thông qua Nghị quyết yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong vấn đề biến đổi khí hậu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc ca ngợi đây là bước tiến mạnh mẽ và táo bạo hơn mà thế giới đang rất cần trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu mới cho thấy 116 dự án nhiên liệu hóa thạch mới của Australia đưa vào triển khai trước năm 2030 sẽ thải ra 4,8 tỷ tấn khí thải trong thời gian tới.
Trong vòng 10 năm tới, nhiệt độ toàn cầu có khả năng vượt qua ngưỡng báo động, buộc các quốc gia phải hành động ngay lập tức nếu không muốn đẩy trái đất đến bờ vực.
Mới đây, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới nhanh chóng chấm dứt tình trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch mới và các nước giàu có nên từ bỏ than, dầu và khí đốt vào năm 2040.
Một báo cáo sốc vừa được công bố bởi hội đồng tư vấn đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, trong đó cảnh báo một loạt thảm họa đang đe dọa Trái Đất, bao gồm đại hồng thủy trăm năm có một sẽ trở lại mỗi năm.
Một công ty có kế hoạch làm mát hành tinh bằng cách sử dụng… sức nóng của chính Trái đất.
Maldives - xứ sở thiên đường của dân du lịch toàn cầu chính là nạn nhân đầu tiên của biến đổi khí hậu.
Trung Quốc là nơi có 16 trong số 20 khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, với một số trung tâm sản xuất quan trọng nhất của thế giới có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mực nước dâng cao và thời tiết khắc nghiệt.
Maldives - xứ sở thiên đường của dân du lịch toàn cầu chính là nạn nhân đầu tiên của biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu mới đây dựa trên công cụ là Trí tuệ nhân tạo (AI) ghi nhận thế giới có thể nóng lên ở mức cao nhất ở giữa thế kỷ này.
Lần đầu tiên, carbon dioxide (CO2) được cô lập khỏi khí quyển bằng phương pháp thu giữ từ không khí trực tiếp (DAC) và được lưu trữ vĩnh viễn trong bê tông.
Vào tháng 1/2022, một nhóm gồm các nhà phát triển bất động sản, kiến trúc sư và chuyên gia tư vấn môi trường đã bắt đầu thực hiện một dự án kéo dài 50 năm.
Một nghiên cứu mới đây dựa trên công cụ là Trí tuệ nhân tạo (AI) ghi nhận thế giới có thể nóng lên ở mức cao nhất ở giữa thế kỷ này.
Thế giới không chỉ phụ thuộc khí đốt Nga, vậy nếu thoát khỏi 'vòng kim cô' đó, triển vọng năng lượng toàn cầu cho năm 2023 là gì?