Ngày 18-9, Tỉnh Đoàn-Hội đồng Đội tỉnh Gia Lai tổ chức hành trình về nguồn tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ, viếng và dâng hương phần mộ anh Đàm Minh Viễn-người phụ trách Đội đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Trong một góc Cung Trần Triều của đền Cửa Tây có một ban thờ nhỏ thờ ông Ngô Đức Viên – người đã hưng công xây dựng đền từ năm 1924. Người dân thành phố thường gọi ngôi đền này là 'đền sếp Viên'. Tuy nhiên, nhiều người mới chỉ biết ông là người hưng công xây dựng đền, ít ai biết ông còn là người từng được trao tặng bằng có công với nước, góp phần tích cực vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Năm 2011, chùa Đán, ngự ở phường Thịnh Đán (TP. Thái Nguyên), được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của tăng ni, phật tử và nhân dân trong vùng, chùa Đán còn là một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Trong những ngày tháng 8 lịch sử, chúng tôi về xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, nơi đội du kích Bản Lầm - Đội vũ trang đầu tiên của huyện Thuận Châu đã góp sức trong kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập tự do cho dân tộc. Phát huy truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bản Lầm luôn đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, xây dựng quê hương phát triển.
Mặt trận Việt Minh đã góp phần xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, vũ trang, là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Từ bao đời nay, người dân trên mảnh đất Hạ Hòa vẫn truyền nhau câu nói: 'Nhất Chu, nhì Hiền, tam Lang, tứ Lệnh' để nói về đền Chu Hưng (xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa), ngôi đền thiêng thờ phụng Côn Nhạc Đại Vương – bậc anh hùng hào kiệt có công đánh giặc bảo vệ giang sơn bờ cõi thời Hùng Vương. Vào mùng Bảy tháng Giêng hàng năm, người dân nơi đây sắm sửa lễ vật, tổ chức tế lễ để tưởng nhớ công ơn của ngài.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng, ông Hồ Xuân Sơn (tên khai sinh là Hồ Văn Lộc) đã sớm hình thành tình yêu quê hương, đất nước. Trưởng thành từ phong trào đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ tập hợp của Mặt trận Việt Minh, cả cuộc đời ông đã gắn bó với công tác Mặt trận, với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lời căn dặn trước lúc ra đi của Đại tá Hoàng Long Xuyên, người đội viên cuối cùng của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân dành cho các con, cháu là 'Phải luôn giữ vững truyền thống cách mạng, tinh thần trung kiên của người đảng viên'. Ông từ giã cõi trần vào ngày 27/8/2023 với 107 tuổi đời, gần 80 năm tuổi Đảng tại tổ Dân phố số 3, phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên).
Trước lúc ra đi, Đại tá Hoàng Long Xuyên, nhân chứng cuối cùng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, dặn con cháu 'phải giữ vững truyền thống cách mạng, tinh thần trung kiên của đảng viên.'
Nông Ngọc Cận sinh năm 1928 tại thôn Đoỏng Khọt( nay là thôn Bản Chang) xã Chi Lăng, huyện Tràng Định. Sinh ra trên vùng quê giàu truyền thống yêu nước, chàng trai Nông Ngọc Cận sớm được giác ngộ cách mạng từ khi còn rất trẻ. Bước vào tuổi mười sáu, Nông Ngọc Cận tham gia hoạt động Việt Minh. Là một thanh niên dân tộc Tày thông minh, nhanh nhẹn và tâm huyết với công việc, ông từng đảm nhiệm vai trò là Trưởng Đặc khu, Ban Đặc vụ tỉnh Lạng Sơn.
Cách đây 90 năm, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc của Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, giữa năm 1933, được sự phân công, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã tới xã Thụy Hùng, châu Văn Uyên tổ chức thành lập chi bộ đảng gồm 5 đồng chí: Đoàn Viết Bứng, Đoàn Viết Cảnh, Đồng Viết Đại, Nông Viết Bảo và Mã Khánh Phương do đồng chí Hoàng Văn Thụ trực tiếp giữ chức vụ Bí thư Chi bộ. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, đảm nhiệm vai trò, nòng cốt phát triển phong trào cách mạng của tỉnh.
Năm 1951, tại Thái Nguyên, nhạc sĩ Đỗ Minh đã sáng tác ca khúc 'Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam' (sau này đổi thành 'Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam'). Sinh thời ông kể: 'Mình viết ca khúc 'Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam' vào năm 1951 tại xóm Chòi thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đúng như nhan đề bài hát, mình viết để chào mừng Đảng ta trong Đại hội toàn quốc lần thứ II chính thức tuyên bố Đảng ra công khai, tiếp tục lãnh đạo toàn dân kháng chiến cứu nước'.
Những ngày thu tháng 8, chúng tôi về xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, nơi đây, đội du kích Bản Lầm - Đội vũ trang đầu tiên của huyện Thuận Châu đã có nhiều đóng góp vào công cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập tự do cho dân tộc, giải phóng quê hương. 77 năm đã trôi qua, phát huy truyền thống vùng quê cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bản Lầm đã và đang đoàn kết, nỗ lực xây dựng quê hương phát triển.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với nghệ thuật chớp thời cơ chiến lược 'ngàn năm có một', nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa 'long trời, lở đất' giành chính quyền trong cả nước. Việc dự báo, nhận định đúng thời cơ, nghệ thuật chớp thời cơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng là vô cùng quan trọng, yếu tố quyết định đến sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Tháng 6-1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Từ đây, tính chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi về căn bản. Trên thế giới hình thành 2 trận tuyến: Một bên là lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu, một bên là khối phát xít Đức - Ý - Nhật.
Đền Chu Hưng, khu 7, xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa thờ Côn Nhạc Đại Vương, là người có công đánh giặc bảo vệ giang sơn bờ cõi vào thời kỳ Vua Hùng thứ 18 – Hùng Duệ Vương. Nơi đây cũng chính là địa bàn của Chiến khu 10 - nơi ra đời đội vũ trang đầu tiên của Quân đội Nhân dân Lào trên đất Việt trong kháng chiến chống thực dân Pháp lịch sử.
Sau khi về nước, với tư cách đại biểu Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 10 đến 19-5-1941.
1. Sinh ra trên mảnh đất Nghệ An địa linh nhân kiệt, Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm được nuôi dưỡng tình yêu nước, thương dân với một thiên hướng đặc biệt. Ngoài chữ Hán, Người còn được học chữ Pháp, bước đầu làm quen với văn minh Pháp, với thời đại qua những sách 'Tân thư', 'Tân văn' bằng tiếng Hán và tiếng Pháp... Những trăn trở, đau xót của Nguyễn Tất Thành càng được cộng hưởng thêm trước cảnh đồng bào thống khổ, cảnh thực dân Pháp chém giết người yêu nước, đàn áp các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám lãnh đạo trong bể máu. Trong khi đó, phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân… cũng chưa thể giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Từ đây, Người hiểu rằng: Phải tìm cách khác nếu muốn thực hiện được khát vọng giải phóng cho dân tộc, tự do cho đồng bào.
Chỉ khi nào Mặt trận nắm vững tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết và phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc thì mới vượt qua được mọi trở lực, khó khăn, thách thức; mới phòng và chống âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch hiệu quả; mới khơi dậy được sức lực, trí tuệ, tiềm năng của toàn dân, cùng chung sức đón nhận thời cơ và thuận lợi, tạo nên những phong trào hành động cách mạng sinh động, phong phú trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
104 tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng, Đại tá Hoàng Long Xuyên (tổ 3, phường Chùa Hang, T.P Thái Nguyên) đã thung dung bước qua 2 thế kỷ. Trải qua 4 cuộc kháng chiến vệ quốc và giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, ông cầm quân chỉ huy nhiều trận đánh mà ít người biết. Trở về cuộc sống thường nhật, ông giản dị, gần gũi, hòa đồng. Nói về chuyện xưa, ông vẫn rành rọt nhắc lại những ký ức đã trên 80 năm như cổ tích giữa đời.
Ngày 29-10-1945, Hội nghị Hội Thanh niên cứu quốc tỉnh bầu Ban Chấp hành do đồng chí Phạm Thuần làm Bí thư. 75 năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai ngày càng lớn mạnh và phát triển; những cống hiến, sự nhiệt huyết của thế hệ thanh niên qua các thời kỳ đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh nhà.