Dù trái thanh long Việt Nam không còn ở thời hoàng kim khi giá cả lên xuống thất thường nhưng tỉnh Long An vẫn xem đây là cây trồng chủ lực. Tỉnh Long An đã và đang thực hiện các phương án điều tiết trong sản xuất tiêu thụ từ đó tìm hướng đi bền vững cho cây trồng này.
Từ đầu tháng 11/2023 đến nay, giá thanh long trên địa bàn tỉnh Long An tăng cao và giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên, sản lượng thanh long không còn nhiều do đã bước vào cuối vụ thu hoạch.
Cùng với cảng Quốc tế Long An đi vào hoạt động 8 năm nay, hệ thống logicstic, kho bãi, kho lạnh đang được Long An đầu tư mạnh mẽ. Việc hình thành các chuỗi logicstic trên địa bàn tỉnh, Long An đang dần định hình trở thành một trung tâm logicstic của Vùng.
Thanh long từng được xem là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An và một số địa phương khác trong tỉnh 'ăn nên làm ra' nhưng đến hiện tại, người trồng thanh long đang 'lao đao' vì giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định. Họ đứng trước lựa chọn dừng lại, chuyển sang trồng loại cây khác hoặc phải chuyển hướng sản xuất thanh long sạch.
Mã số vùng trồng (MSVT) hiện được xem như 'hộ chiếu' cho nông sản vươn xa vì chỉ khi được cấp mã số, sản phẩm của vùng trồng mới đủ điều kiện để xuất khẩu chính ngạch. Do đó, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An đẩy mạnh việc xây dựng và cấp MSVT cho nông sản, đặc biệt là các loại trái cây chủ lực.
Chiều 07/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai tổ chức quản lý, sử dụng và kiểm soát chỉ dẫn địa lý (CDĐL) thanh long 'Châu Thành Long An' cho quả thanh long của tỉnh Long An năm 2023. Đến dự có đại diện một số sở ngành, địa phương, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh.
Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) để hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là xu hướng chung của xã hội. Vậy, Long An đã làm được gì, người dân, doanh nghiệp nhận thức như thế nào về ƯDCNC? Thời gian tới, các ngành chức năng sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế ra sao trong tiến trình phát triển nông nghiệp ƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp?
Nhờ duy trì sản xuất ổn định, liên kết với doanh nghiệp nên ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều HTX đã tiếp cận được các đơn hàng giá trị cao, thậm chí có nhiều đơn hàng phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, ngoài đáp ứng về chất lượng thì quy mô và năng lực sản xuất còn hạn chế đang khiến các HTX ngậm ngùi nhìn nhiều đơn hàng lớn có thể vuột mất do không đáp ứng được số lượng hàng hóa xuất khẩu.
Tiếp cận thành công các thị trường lớn, rau quả Việt tự tin 'sải bước' ra thế giới, xóa dần hình thức buôn chuyến. Kỳ vọng năm 2023 sẽ vào giai đoạn bứt tốc, kim ngạch xuất khẩu rau quả dự báo lập kỷ lục mới.
Xoài cát Hòa Lộc, dưa hấu, thanh long, chanh không hạt… đều bật tăng giá. Năm nay, nhiều nhà vườn miền Tây phấn khởi đón tết cổ truyền.
Cuối năm là thời điểm các HTX rất cần nguồn vốn để tăng tốc sản xuất kinh doanh. Song, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng, điều kiện vay khắt khe… đang tạo áp lực không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các HTX.
Không chỉ chú trọng phát triển thị trường trong nước, nhiều HTX còn hướng mạnh đến cánh cửa xuất khẩu. Việc thành công tiếp cận các thị trường lớn giúp HTX nâng cao giá trị sản xuất, mang lại thu nhập cao hơn cho thành viên.
Tìm đầu ra ở thị trường khó tính đang là hướng đi của các HTX trồng thanh long hiện nay nhằm khẳng định thương hiệu sản phẩm và tháo gỡ khó khăn khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít HTX đang không thể xuất khẩu được vì vướng quyền bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 với doanh nghiệp.
Những năm qua, cây thanh long trở thành một trong những loại cây chủ lực của tỉnh bởi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều nông dân vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, hơn 2 năm trở lại đây, người trồng thanh long liên tục thua lỗ vì giá thấp, khó tiêu thụ. Để cải thiện tình trạng này, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An khuyến cáo nông dân tập trung chuyển đổi phương thức sản xuất và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp thu mua để có đầu ra ổn định.
Khi nguồn cung nhiều, nông sản rớt giá, đến thời điểm giá bán tăng cao thì người nông dân lại không có hàng để bán. Đó là nghịch lý trong sản xuất nông sản chưa thể tháo gỡ, vẫn biết giá cả là do thị trường quyết định nhưng nếu sản xuất gắn với chất lượng, đầu ra thì chắc chắn những câu chuyện như nông dân phải 'nuốt đau' để chặt bỏ cây trồng mà mình chăm bón bấy lâu sẽ ít xảy ra hơn.
Năm mới 2022 đã đến, cùng với nỗ lực, quyết tâm cùng sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ gặt hái nhiều thành công.
Doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào chương trình phục hồi kinh tế - xã hội gần 350.000 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2022 - 2023 mà Chính phủ trình, được Quốc hội thông qua.
Ngày 23/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác triển khai chỉ dẫn địa lý 'Châu Thành Long An' năm 2021.
Trái cây tươi theo mùa vụ nên không tiêu thụ được thì ế ẩm, rớt giá, tuy nhiên việc tìm nguyên liệu đáp ứng 100% công suất của các nhà máy sơ chế, chế biến lại đang là vấn đề khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu trái cây. Nếu không có giải pháp để tháo gỡ tình hình này thì cả người nông dân và doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn, kìm hãm sự phát triển của ngành trái cây Việt Nam.
Giai đoạn 2002 - 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh Long An ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX).
Thị trường hoa quả của Việt Nam những năm qua đã có nhiều khởi sắc nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sâu rộng và nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và giữ vững kim ngạch tỷ đô, ngành hàng hoa quả vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ như nguồn lực tài chính, quy hoạch vùng sản xuất, tiết kiệm chi phí logistics…
Hiện nay, kinh tế tập thể (KTTT) có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới (XDNTM), hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tạo ra hàng hóa lớn, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Những năm gần đây, phong trào kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh Long An có những chuyển biến tích cực.Nhiều hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả, nhất là các HTX nông nghiệp.Điều đó khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của KTTT trong phát triển kinh tế và góp phần trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.
Theo nhận định của Tổng cục Khí tượng - Thủy văn và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, tình hình xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020 ở mức sớm và nặng hơn so với trung bình nhiều năm. Tại Long An, hạn, mặn gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân: Hơn 8.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn hécta cây trồng thiếu nước tưới, hàng trăm hécta lúa mất trắng. Bên cạnh đó, nắng hạn gây sạt lở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.Trước tình hình trên, chính quyền và ngành chức năng tỉnh triển khai nhiều giải pháp ứng phó.
Trong khi hàng trăm xe container đang ùn ứ vì hoạt động thông quan tại các cửa khẩu gần như 'tê liệt' thì nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường biển vẫn sống khỏe, bán được giá cao hơn so với xuất bằng đường tiểu ngạch.
Theo thông tin từ Hiệp hội Thanh long Long An, trong những ngày Trung Quốc tạm đóng cửa biên giới đường bộ, nhiều doanh nghiệp (DN) Trung Quốc hủy đơn hàng khiến DN xuất khẩu lẫn nông dân thiệt hại nặng thì một số DN vẫn xuất chính ngạch được sang thị trường này qua các cảng biển.
Hiện nay, diện tích lúa, trái cây, rau màu, thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp sạch (GAP) vẫn còn khiêm tốn. Để phát triển nông nghiệp sạch bền vững, tỉnh triển khai rất nhiều mô hình thực nghiệm ở quy mô nhỏ thành công, mang lại hiệu quả đáng kể.
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Long An quan tâm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân gắn với tiêu thụ, chế biến nhằm tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp.