Cơ hội cho HTX từ những quy định sản xuất mới

Dù sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp những khó khăn nhất định nhưng các HTX vẫn mạnh mẽ vươn lên khẳng định mình và thích ứng với các quy định mới ở trong nước và quốc tế.

Đoàn đại biểu HĐND các tỉnh nước CHDCND Lào thăm các mô hình nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Ngày 16/5, Đoàn đại biểu HĐND các tỉnh Bò Kẹo, Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay (nước CHDCND Lào) đã tham quan một số mô hình kinh tế tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Giá cà phê tăng 700 đồng/kg, nông dân kỳ vọng vào vụ thu hoạch

Giá cà phê hôm nay (9/11) trong khoảng 57.700 - 58.400 đồng/kg, tăng 700 đồng/kg so với ngày hôm qua. Nhìn chung, giá cà phê năm nay tăng cao đầu vụ giúp nông dân, thành viên HTX phấn khởi và kỳ vọng vào vụ thu hoạch được mùa, được giá.

Sơn La làm gì để phát triển bền vững, nâng tầm giá trị cà phê?

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Sơn La cần có những giải pháp để đáp ứng quy định, thủ tục, tiêu chuẩn để cà phê Sơn La xuất khẩu, tiêu thụ tốt tại thị trường châu Âu.

Arabica Sơn La – hương vị núi rừng Tây Bắc

Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích cà phê Arabica (cà phê chè) lớn của cả nước. Thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, bàn tay cần cù, sáng tạo của nông dân cùng những định hướng chiến lược của tỉnh đã từng bước xây dựng thương hiệu cho Arabica Sơn La, đưa hương vị của núi rừng Tây Bắc vươn xa.

Việt Nam bước vào vụ thu hoạch, giá xuất khẩu cà phê đảo chiều giảm nhẹ

Việt Nam đã bắt đầu thu hoạch cà phê vụ mới nên nguồn cung được cải thiện, giá xuất khẩu giảm nhẹ.

Nhu cầu thay đổi, xuất khẩu cà phê chế biến được giá

Nhu cầu của các thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới là đang ưu tiên cà phê chế biến. Đây là xu hướng bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tăng xuất khẩu cà phê.

HTX cà phê ngổn ngang mối lo

Giá cà phê đang ở mức cao trong lịch sử nhưng không ít người dân, HTX và cả doanh nghiệp sản xuất cà phê vẫn ngổn ngang mối lo khi đứng trước những thách thức cả về diện tích, chất lượng và bài toán liên kết sản xuất bền vững.

Cây chủ lực góp phần giảm nghèo bền vững ở miền núi Sơn La

Sơn La là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng cà phê lớn hàng đầu cả nước với gần 20.000 ha. Nơi đây cũng được xem là vùng đất mới giúp định vị lại hình ảnh, thương hiệu cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới. Để phát huy giá trị chỉ dẫn địa lý 'Cà phê Sơn La', nhiều nông hộ, HTX trồng cà phê đã phát triển dòng sản phẩm cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao, nâng tầm thương hiệu cà phê Sơn La, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương.

Sản xuất bền vững mở cánh cửa cho nông sản miền núi

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, các HTX của có thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La đang phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng để gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, từ đó góp phần tạo ra những sản phẩm sạch, hình thành xu hướng sản xuất bền vững.

Cây cà phê và tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Hua La

Xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La) hiện có 1.315 ha cây cà phê với nòng cốt sản xuất là các HTX đang bước đầu khẳng định thương hiệu cà phê Sơn La trên thị trường. Đặc biệt, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, cây cà phê đang góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống, kinh tế cho người dân nơi đây.

Nỗ lực 'nâng sao' OCOP để rộng đường xuất khẩu

Để phát triển hệ thống, thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, hiện tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tìm đường 'xuất ngoại' cho sản phẩm OCOP của mình. Tuy nhiên, sản lượng ít, tiếp thị kém…đang trở thành những yếu tố cản đường đưa đặc sản của Việt Nam vươn ra thế giới...

Giảm nghèo bền vững gắn với giải quyết việc làm

Phát huy các chính sách hỗ trợ thoát nghèo, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, các mô hình HTX của tỉnh Sơn La đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch lao động và tăng thu nhập cho người dân.

Thông đường xuất khẩu cho sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP mang nét đặc trưng của vùng miền, có đủ tiềm năng để xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên do sản lượng ít, mẫu mã bao bì chưa bắt mắt… đang là những yếu tố cản đường đưa đặc sản của Việt Nam xuất ngoại.

Thành phố Sơn La sẵn sàng cho sự kiện lớn

Chỉ còn vài ngày nữa diễn ra chuỗi sự kiện Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân; Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại Sơn La. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, thành phố Sơn La - nơi được lựa chọn làm địa điểm tổ chức nhiều hoạt động chính của chuỗi sự kiện đang hoàn tất các khâu chuẩn bị sẵn sàng.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Chương trình OCOP - nâng tầm giá trị cho nông sản

Phát huy lợi thế với nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần nâng giá trị các sản phẩm nông sản, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển.

Thành phố đẩy mạnh chương trình OCOP

Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), thành phố Sơn La đã có 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 4 sao và 5 sao. Các chủ thể có sản phẩm đạt OCOP được tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại; hỗ trợ bao bì, tem nhãn, xây dựng thương hiệu sản phẩm và kinh phí sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị phần, tăng doanh thu, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Xuất khẩu nông sản - Định vị thương hiệu sản phẩm

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, tạo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, góp phần gia tăng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu, tạo thu nhập cho người dân. Chuyển dần từ xuất khẩu ủy thác, xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu trực tiếp, nhằm đa dạng hóa thị trường... là mục tiêu được UBND tỉnh Sơn La xác định trong kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh năm 2022.

Lễ hội 'Ngày cà phê Việt Nam'

Ngày 10/12, Hội Cà phê tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ hội 'Ngày Cà phê Việt Nam'. Dự Lễ hội có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; cùng dự có các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân làm cà phê trên địa bàn.

Phát huy truyền thống vẻ vang, khẳng định vai trò lãnh đạo - nhân tố quan trọng, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng tại Sơn La (*)

Cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, thực chất hơn, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng; tập trung phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng xanh, bền vững; đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm gắn với mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo động lực phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp (theo giá so sánh) năm 2004 đạt 125 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 6.272 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh bình quân giai đoạn 2004 - 2020 đạt 27,63%/năm. (Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân từng giai đoạn như sau: Giai đoạn 2004-2005 đạt 47,1%; giai đoạn 2006-2010 đạt 37,57%; giai đoạn 2016-2020 đạt 3,76%). Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP của tỉnh tăng từ 5,6% (năm 2004) lên 21,36% (năm 2020).

Công bố và trao Chứng nhận cho 28 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021

Ngày 3/12, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Sơn La năm 2021 đã tổ chức công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021. Dự Lễ công bố và trao Chứng nhận có lãnh đạo Sở Công thương, các sở, ban, ngành của tỉnh.

Ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu công sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh, đảm bảo an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí là xu hướng tất yếu, nhằm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả.

HTX cà phê Bích Thao gắn sản xuất với bảo vệ môi trường

Khi những chùm quả cà phê trĩu nặng trên cành chuyển sang chín đỏ trên các vườn đồi, cũng là lúc nông dân Sơn La vào vụ thu hoặc và Nhà máy chế biến cà phê đặc sản Bích Thao sẵn sàng các điều kiện cho vụ sản xuất mới. Thêm tin vui khi tháng 6 vừa qua, sản phẩm cà phê bột nguyên chất Bích Thao đã vượt qua nhiều ứng viên đạt sản phẩm OCOP quốc gia và được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao.

Nông sản Sơn La tham gia Hội chợ hoa quả Quảng Châu 2021

Trong 3 ngày (24-26/9), tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, diễn ra Hội chợ Hoa quả Quảng Châu 2021 với quy mô 500 gian hàng trưng bày trên diện tích 30.000m².

'Hợp vốn, hợp sức' theo lời Bác dạy

Những năm qua, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong tỉnh đã để lại nhiều dấu ấn, ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, dần trở thành ý thức tự giác của mỗi tổ chức và từng cán bộ, đảng viên, viên chức và người lao động.

Sơn La có nông sản tham gia Hội chợ trái cây Macfrut 2021 tại Italia

Ngày 7/9, Hội chợ trái cây Macfrut 2021 tại Italia chính thức khai trương. Hội chợ có sự tham gia của các doanh nghiệp trên các lĩnh vực: Trái cây và rau quả, từ sản xuất đến thương mại; máy nông nghiệp và công nghệ; đóng gói, dịch vụ logistic; hạt giống, sinh học... đến từ 90 quốc gia. Hội chợ Macfrut 2021 diễn ra theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh

Trong giai đoạn 2015-2020, trên cơ sở định hướng của tỉnh, cùng với sự hỗ trợ của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện công tác xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Đến nay, tỉnh ta có 24 sản phẩm chủ lực được cấp Văn bằng bảo hộ; trong đó có 2 sản phẩm đăng ký bảo hộ tại nước ngoài, gồm: Chè Shan tuyết Mộc Châu đã được bảo hộ tại thị trường Thái Lan năm 2017 và xoài tròn Yên Châu được bảo hộ tại thị trường châu Âu.

Lợi ích tham gia chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Phát hiện, tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, giá trị sử dụng cao và có tiềm năng phát triển sản xuất, trong 3 năm (2015, 2017, 2019), tỉnh Sơn La đã tổ chức Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Qua đó, đã có 90 sản phẩm thuộc các lĩnh vực về thủ công mỹ nghệ, cơ khí, chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm được bình chọn, đang ngày càng khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Truy xuất nguồn gốc tạo giá trị hàng hóa

Sơn La hiện có nhiều loại nông sản, hàng hóa đặc trưng đã và đang khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Việc xây dựng và phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa là hết sức cần thiết, giúp minh bạch thông tin, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La

Cà phê Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là sự khẳng định về uy tín, chất lượng cà phê Sơn La với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đến nay, sản phẩm cà phê Sơn La đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nhật, EU, Đức và nhiều thị trường khác; trở thành cây trồng chủ lực làm giàu cho hàng nghìn hộ nông dân ở nhiều vùng của huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố.

Dán tem truy xuất nguồn gốc để bảo vệ thương hiệu

Vài năm trở lại đây, bên cạnh chú trọng việc đầu tư nâng cao chất lượng, đảm bảo sản phẩm an toàn, nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn giải pháp dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường.

Khai trương giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của Thành phố Sơn La

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Sơn La lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 13/7, Thành phố Sơn La đã tổ chức Khai trương 12 gian hàng giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của thành phố Sơn La. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Mai Thu Hương, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy; Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Nâng tầm thương hiệu cà phê Sơn La

Những năm gần đây, nhiều sản phẩm được chế biến từ quả cà phê của Sơn La đã được bán trên toàn quốc và xuất khẩu ra nước ngoài, từng bước xây dựng và nâng tầm thương hiệu cà phê Sơn La.

Tạo niềm tin từ chuỗi nông sản an toàn

Tỉnh ta hiện có 124 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn; trên 2.000 ha cây trồng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tham gia liên kết chuỗi; 18 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ... Đó là những con số minh chứng sự nỗ lực của tỉnh trong xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn, góp phần gia tăng giá trị nông sản, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Thành phố chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ngoại thành

Tổng diện tích tự nhiên ngoại thành Thành phố trên 25.700 ha, gồm 5 xã (Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La, Chiềng Ngần và Chiềng Xôm), với 66 bản và gần 7.500 hộ. Những năm qua, thực hiện tái cơ cấu lại các ngành kinh tế, Thành phố đã tập trung chuyển đổi tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp chuyên canh, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập ở các xã ngoại thành.

HTX cà phê Bích Thao: Sản xuất, chế biến sản phẩm cà phê đặc sản

HTX Cà phê Bích Thao (xã Hua La, Thành phố) ngoài xuất khẩu các sản phẩm cà phê nhân sản xuất theo phương pháp truyền thống, HTX đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê trong và ngoài nước, nghiên cứu và sản xuất, chế biến sản phẩm cà phê 'mật ong' (cà phê honey) và trà siro vỏ cà phê có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với các sản phẩm cà phê nhân truyền thống.

Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP của Trung ương làm việc với UBND tỉnh

Ngày 22/8, Đoàn giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP của Trung ương do đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh. Làm việc với Đoàn, tỉnh ta có đồng chí Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh.