Với tư cách là thành viên tích cực, Hải quan Việt Nam đã tham gia nhiều chương trình, kế hoạch hành động của Tổ chức Hải quan thế giới - WCO), được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Là nước thành viên ASEAN, thời gian qua, Hải quan Việt Nam đã hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, cũng như nỗ lực thực hiện các cơ chế hợp tác hải quan trong ASEAN hiện nay, nhằm tạo thuận lợi thương mại, hàng hóa tự do lưu thông và thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng trong khối.
Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hợp tác về hải quan được xác định đóng vai trò rất then chốt trong việc hỗ trợ xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cũng như xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Từ đó, tạo thuận lợi cho thương mại giữa các thành viên ASEAN cũng như hiện thực hóa các mục tiêu hội nhập kinh tế dài hạn của ASEAN.
Những năm qua, Việt Nam thể hiện là thành viên có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong khu vực ASEAN. Qua đó, nâng cao vị thế, vai trò của Hải quan Việt Nam, một cơ quan thành viên thuộc trụ cột Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, phát huy vai trò tiên phong trong khu vực ASEAN, Hải quan Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn và khẳng định vị thế.
Nhân dịp Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33, với vai trò Chủ tịch Hải quan ASEAN, Tổng cục Hải quan giới thiệu về cơ chế hợp tác hải quan ASEAN.
Người đứng đầu ngành hải quan các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ cùng định hình các nỗ lực chung, hướng tới mục tiêu 'Một khu vực phát triển và thịnh vượng cho tất cả người dân', 'Một ASEAN - Một bản sắc - Một tầm nhìn'.
Năm 2024 Tổng cục Hải quan cho biết sẽ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương và đa phương; tập trung vào hợp tác trao đổi thông tin nghiệp vụ.
Trong quý I/2024, các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế tiếp tục được Hải quan Việt Nam triển khai một cách chủ động, có kế hoạch. Đáng chú ý, thời điểm này, Hải quan Việt Nam đang gấp rút hoàn thành các kế hoạch cho Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN (ADGCM) lần thứ 33 sẽ diễn ra vào tháng 6 tới đây tại Phú Quốc (Kiên Giang).
Với vai trò là nước Chủ tịch Hải quan năm 2024, Việt Nam sẽ nỗ lực tăng cường kết nối và thống nhất giữa các nước ASEAN để tiếp tục thực hiện các Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan ASEAN cho giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung ưu tiên thực hiện Công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN.
Tại Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính cho biết tiếp tục thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ 17 Hiệp định.
Có 85,4% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) sẽ được xóa bỏ tới năm 2027.
Theo danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN 2022 (AHTN 2022) thay đổi theo Hiệp định hải quan ASEAN, Bộ Tài Chính tiếp tục đưa ra dự thảo thay đổi biểu thuế đặc biệt đối với các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại ACFTA.