Huyền tích về Linh Lang Đại Vương - hoàng tử Hoàng Lang, con của vua Lý Thánh Tông và mẹ là Vương phi Hạo Nương, người đã góp công lớn đánh thắng giặc Tống xâm lược nước ta cuối thế kỷ XI - sẽ được tái hiện trong chương trình giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể 'Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng'.
Miếu Hai Bà Trưng (hay miếu Đồng Nhân) nằm bên bờ sông Hồng, là ngôi miếu cổ tồn tại hơn 800 năm nay. Miếu là nơi thờ hai nữ Anh hùng dân tộc Trưng Trắc, Trưng Nhị và được xây dựng theo một huyền tích.
Viết về vùng đất Tây Đô (Vĩnh Lộc ngày nay) chắc chắn không hề dễ. Bởi từng tảng đá, gốc cây đều được các nhà nghiên cứu lịch sử trước đó dày công tìm hiểu tư liệu, điền dã và 'đóng đinh' trong nhiều cuốn sách. Tuy nhiên, vẫn mảnh đất có bề dày lịch sử, đậm đặc huyền tích và dấu ấn văn hóa ấy, nhưng với ánh nhìn hiện đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Miên lại soi chiếu và đánh giá con người, sự việc ở một góc khác.
Du lịch tâm linh không thể bỏ qua 3 địa điểm được cho là thiêng bậc nhất Việt Nam, nơi giao thoa, hội tụ tinh hoa của trời đất.
Huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) là nơi từng ngọn núi, dòng sông đều thấm đẫm huyền tích tiên nữ giáng trần. Lèn Tiên Giới sừng sững như thành trì giữa cánh đồng Phúc Lâm, xã Ðức Hóa mênh mông, gợi nhớ câu chuyện cổ Ngọc nữ phong. Kỳ quan thiên nhiên hang Tiên ở xã Cao Quảng còn lưu giữ câu chuyện về các tiên nữ mải mê cảnh đẹp trần gian mà quên bay về trời…
Giữa dòng sông Cu Đê (cách cầu Nam Ô về phía tây chừng gần 1km- PV) nổi lên một cái gò đất nằm lẻ loi bao đời nay có tên Cồn Miếu. Điều đặc biệt hơn cả, trên cái cồn mồ côi này có ngôi miếu cổ thờ cúng được dân làng Thủy Tú, Nam Ô gọi là miếu Bà, cũng có người bảo đó là miếu bà Chúa sông Cu Đê. Cái cồn đất rậm rạp cây cối ở giữa dòng sông này hiện nay là ranh giới giữa hai phường Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Sau 4 truyện cổ dân gian được xuất bản dưới dạng truyện tranh song ngữ Việt-Jrai, Việt-Bahnar giải thích nguồn gốc, tên gọi các thắng cảnh nổi bật của du lịch Gia Lai, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai vừa ra mắt cuốn sách thứ 5 'Sự tích núi Hàm Rồng'.
Một vùng trời đất, núi sông hùng vĩ mang trong nó những câu chuyện đậm chất huyền tích. Một miền non nước hữu tình, lắng đọng bởi bấy nhiêu lưu giữ linh thiêng về Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng Trúc Lâm thiền phái của Ngài. Một địa danh lâu nay thấp thoáng những đồn đại quyến rũ về các mỹ nhân sơn cước được sinh ra và lớn lên ở nơi bản mạc xa xôi... Đó là Tây Yên Tử, nơi tôi đã đến một lần nay lại háo hức có dịp trở lại.
Nghệ thuật múa rối nước từ ngàn xưa đã trở thành di sản văn hóa dân tộc, vừa mang đến những màn biểu diễn thú vị, vừa là phương tiện để truyền tải những câu chuyện, huyền tích với sự tài hoa và sáng tạo không ngừng của các nghệ sĩ. Trong nhịp sống hiện đại, rối nước đang phát triển ở mức nào, có hòa nhịp, đáp ứng nhu cầu của công chúng hay không... là trăn trở thường trực.
Lễ hội Hoa Ban là hoạt động thường niên, là thời gian bức tranh đa sắc màu văn hóa các dân tộc anh em tỉnh Điện Biên phô diễn. Với chuỗi các hoạt động đặc sắc, phong phú tôn vinh nét văn hóa truyền thống, cảnh sắc, con người Tây Bắc, lễ hội Hoa Ban 2025 hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua dịp đầu năm.
Lễ hội Hoa Ban – sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh Điện Biên năm nay sẽ được tổ chức kết hợp cùng Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII năm 2025.
Trong đêm khai ấn đền Trần tại Thanh Hóa, hàng nghìn người dân xếp hàng trong trật tự để vào xin ấn.
Trong thời đại nghệ thuật biểu diễn phát triển đi kèm với những thách thức về sân khấu 'công nghệ số', các đạo diễn sự kiện lễ hội luôn phải chuyển mình để tạo ra những màn trình diễn mãn nhãn cho khán giả.
Tối 7/2 (tức mồng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ hội hoa đào xứ Lạng năm 2025, với chủ đề 'Hoa đào xứ Lạng, tỏa sắc muôn nơi'.
Đầu năm, hàng ngàn du khách từ khắp nơi đã lên núi Thần Đinh, thuộc khu di tích chùa Non, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình để dâng hương, cầu may mắn và xin 'nước thiêng'.
Trong điện chính đền Canh (xã Đức Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) có 2 bức tượng rắn lớn quấn trên xà nhà thu hút sự chú ý của du khách. Một trong 2 con rắn bị cụt đuôi, gắn với huyền tích 'ông Lành, ông Cụt'- câu chuyện truyền miệng suốt hàng trăm năm qua.
Từ hồ thủy điện Sơn La, nhìn lên dãy núi Kẻ Tạng, thấy hiện lên pho tượng Quán Thế Âm trên cao. Tượng mới được dựng hơn 5 năm, tọa lạc ngay phía sau khuôn viên của đền thờ Nàng Han, giữa dãy núi dày đặc huyền tích, nên người dân tộc Thái nơi đây thường gọi là Quán Thế Âm Nàng Han.
Đền Canh thờ thần rắn có lịch sử gần 400 năm là một trong những điểm đến tâm linh của người dân Nghệ An. Dịp lễ Tết hay đầu năm mới, người dân thường đến thắp hương cầu khấn và kể nhau nghe về những huyền tích xa xưa của đền.
Lễ hội hoa ban và Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VIII (gọi tắt là Lễ hội, Ngày hội) diễn ra từ 13 đến 16-3. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc được tỉnh Điện Biên tổ chức hàng năm vào mùa hoa ban nở rộ trên khắp núi rừng Tây Bắc.
Lễ hội Hoa Ban là sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh Điện Biên được tổ chức vào thời điểm trung tuần tháng 3 hằng năm. Năm 2025, Lễ hội được tổ chức cùng với Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VIII từ ngày 13/3 - 16/3/2025 tại thành phố Điện Biên Phủ.
Những chàng trai vạm vỡ, sức vóc hơn người, hăng say tranh đấu quyết liệt giành quả cầu gỗ nặng 20kg, đó là những hình ảnh đặc sắc của Hội vật cầu làng Thúy Lĩnh, một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trận chung kết Hội Vật cầu làng Thúy Lĩnh năm 2025 đã diễn ra vào chiều mùng 6 Tết, trong không khí hào hùng chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chiều 3/2, UBND huyện Tri Tôn tổ chức cuộc họp với các ngành và 15 xã, thị trấn, đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; kinh tế - xã hội tháng 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Đã thành truyền thống, trong dịp đầu xuân năm mới, đình làng Thúy Lĩnh (Hoàng Mai, Hà Nội) lại trở thành địa điểm diễn ra hội vật cầu.
Trong văn hóa phương Đông, ở Trung Quốc có tích 'Thanh Xà - Bạch Xà' nổi tiếng đã được phái sinh trong nhiều hình thức nghệ thuật. Ở Việt Nam, nổi tiếng huyền tích rắn báo oán mà được lưu truyền nhiều đời nay là chuyện về bà Nguyễn Thị Lộ - người vợ tài sắc vẹn toàn của Đại thi hào Nguyễn Trãi. Rắn là hình tượng loài vật thiêng trong văn hóa Ấn Độ, Thái Lan… và loài rắn cũng là một đề tài đầy huyền bí trong văn học phương Tây nhiều đời nay.
Chiều 1/2/2024, tại sân Đình Thúy Lĩnh, hơn 500 người phường Lĩnh Nam đã tham gia khai mạc Lễ hội Vật cầu Xuân Ất Tỵ 2025. Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Võ Xuân Trọng, lãnh đạo Đảng ủy, UBND phường Lĩnh Nam đã tham dự sự kiện văn hóa truyền thống này.
Là 1 trong 12 con giáp trong quan niệm của người Việt nhiều đời nay, loài rắn gắn với nhiều huyền tích, đi vào nhiều áng văn học dân gian như ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích. Trong đó, có một bộ phận tác phẩm tập trung mô tả loài rắn như biểu tượng kép với phụ nữ.
Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm 'Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ'. Bờ bãi con sông nhỏ lại chứa đựng biết bao huyền tích, vừa hào hùng vừa bi tráng, khiến tôi cứ muốn rong ruổi mãi nơi này…
Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm 'Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ'. Bờ bãi con sông nhỏ lại chứa đựng biết bao huyền tích, vừa hào hùng vừa bi tráng, khiến tôi cứ muốn rong ruổi mãi nơi này…
Hằng năm, vào đầu tháng 2 âm lịch, người dân Hải Phòng nói riêng và nhân dân vùng duyên hải Bắc Bộ nói chung đều nô nức tham dự Lễ hội Đảo Dấu. Đây là lễ hội truyền thống của người dân miền biển Đồ Sơn, Hải Phòng, được tổ chức với ý nghĩa không chỉ cầu mong 'phong điều vũ thuận', 'quốc thái dân an', mà còn nhắc nhở các thế hệ con cháu giữ gìn đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn', tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công 'khai sơn phá thạch' lập nên mảnh đất Đồ Sơn. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Đền Tranh ở thị trấn Ninh Giang (Hải Dương) nổi tiếng linh thiêng, song những câu chuyện về rắn thần ở đây không phải ai cũng tỏ tường.
Xã Đức Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) có một ngôi đền gắn với nhiều giai thoại về cặp 'rắn thần' được lồng ghép trong các câu chuyện mang màu sắc kỳ bí được người dân lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ.
Với hơn 10 năm miệt mài tìm tòi và sáng tạo, họa sĩ trẻ Nam Chi không chỉ hồi sinh nhiều dòng tranh dân gian tưởng như đã thất truyền, mà còn nỗ lực mang đến những mẫu tranh mới, làm giàu thêm kho tàng mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, anh đã ra mắt bộ sưu tập tranh dân gian rắn, một biểu tượng linh thiêng và huyền bí, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng, nhất là giới trẻ.
Bên dòng sông Cầu thơ mộng, ngôi đền Chóa cổ kính hơn 300 năm gắn với huyền tích Bà Chúa dâu tằm, đã tạo ra văn hóa một làng quê đậm đặc bản sắc.
Chào Xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thanh (VH,TT,DL&TT) huyện Tri Tôn đã và đang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao (TDTT) hấp dẫn. Qua đó, tạo không khí phấn khởi trong cán bộ, công nhân, viên chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng Nhân dân đón Xuân vui tươi, phấn khởi.
Chẳng phải nói về một trong 5 con sông dài nhất ở miền Bắc đã đi vào bài hát nổi tiếng 'Tình yêu trên dòng sông quan họ' của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa, mà bài viết này nói về thị xã Sông Cầu, vùng đất cửa ngõ phía Bắc tỉnh Phú Yên. Dù không mượt mà, đằm thắm như những ca từ: 'Tình yêu có từ nơi đâu/ Êm êm một khúc sông Cầu... Con sông của người quan họ/ Suốt đời nước chảy lơ thơ...', nhưng thị xã Sông Cầu có những huyền tích lịch sử cùng nhiều cảnh quan thơ mộng, đủ sức cuốn hút du khách đắm say.
Năm mới Ất Tỵ 2025, cùng với cột mốc kỷ niệm 50 năm ngày 'Đất nước trọn niềm vui', tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, cùng hàng loạt hoạt động kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước, là dịp để chúng ta nhìn lại tổng thể quá trình xây dựng, phát triển của đất nước 50 năm qua, để cùng bước vào Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xác định du lịch tâm linh và du lịch sinh thái là 2 tiềm năng lớn, 2 hướng đi chiến lược 'vàng' mở lối bứt phá cho sự phát triển du lịch, những năm qua, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Qua đó, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, phát huy tiềm năng thiên nhiên kỳ vĩ, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Hàng ngàn vận động viên đã cùng nhau chinh phục cung đường huyền thoại, biến Tri Tôn (An Giang) thành một điểm hẹn đầy sôi động.
Sáng 5/1, UBND huyện Tri Tôn phối hợp Tạp chí Nông Thôn Việt tổ chức 'Giải Nông Thôn Việt Half Marathon 2025 Tri Tôn- Về vùng huyền tích'. Giải thu hút khoảng 3.000 vận động viên chuyên và không chuyên đến từ TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây, miền Trung đăng ký tham gia chạy 3 cự ly: 5 km, 10 km và 21 km.
Sáng 5/1, tại huyện Tri Tôn, giải chạy Nông Thôn Việt half marathon 2025 - Tri Tôn: Về vùng huyền tích đã diễn ra với sự tham gia của khoảng 3.000 vận động viên đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế.
Sáng 5/1, tại Quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), UBND huyện Tri Tôn phối hợp với Tạp chí Nông thôn Việt tổ chức Giải chạy 'Nông Thôn Việt half marathon 2025 Tri Tôn - về vùng huyền tích'.
Ngày 5-1, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, giải chạy Nông thôn Việt Half Marathon 2025 Tri Tôn: Về vùng huyền tích đã diễn ra với sự tham gia của khoảng 3.000 vận động viên đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế.
Giải chạy 'Nông thôn Việt half marathon 2025 - Tri Tôn: Về vùng huyền tích' do UBND huyện Tri Tôn phối hợp với Tạp chí Nông thôn Việt tổ chức. Đây là giải chạy quy mô lớn lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Tri Tôn. Sự kiện thu hút 3.000 người tham gia, bao gồm các vận động viên chuyên nghiệp, bán chuyên cũng như những chân chạy phong trào yêu thích bộ môn chạy bộ.
Tối 4/1, tại Quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn) giải chạy Nông Thôn Việt half marathon 2025 - Tri Tôn: Về vùng huyền tích đã chính thức được khai mạc.
Không 'bước ra' từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn 'cứu đói' nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.
Chiều 30/12, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang làm việc với các ngành và xã, thị trấn về công tác chuẩn bị cho giải Nông Thôn Việt half marathon: Tri Tôn - Về vùng huyền tích.
Ngày 28/12, Huyện đoàn Tri Tôn cùng nhiều đơn vị tổ chức ra quân vệ sinh chỉnh trang cảnh quan môi trường trên các tuyến đường nội ô thị trấn Tri Tôn, với hơn 150 đoàn viên, thanh niên tham gia.
Ngày 26/12, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực UBND huyện với các ngành và xã, thị trấn về thực hiện xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn huyện; Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và công tác chuẩn bị sự kiện Nông Thôn Việt half marathon: Tri Tôn - Về vùng huyền tích.
Tri Tôn đang tập trung tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm theo dõi của người dân đối với giải 'Nông Thôn Việt half marathon - Tri Tôn: Về vùng huyền tích'. Theo đó, công tác chỉnh trang môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, sức khỏe cho các vận động viên (VĐV) được ban tổ chức quan tâm triển khai thực hiện. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho các hoạt động của giải chạy.
Ngày 24/12, Huyện đoàn Tri Tôn huy động 100 đoàn viên, thanh niên, cán bộ, công nhân viên chức các xã, thị trấn và cán bộ dân quân trực thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện ra quân vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, chặt mé cây xanh che khuất tầm nhìn, thu gom rác thải.
Giải chạy Nông thôn Việt Half Marathon 2025 thu hút khoảng 3.500 vận động viên trong và ngoài tỉnh An Giang tham gia