Tháng Chạp, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai tất bật chuẩn bị những sản vật đặc trưng để phục vụ các lễ hội truyền thống và nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Ngày 13-12, Đảng ủy Quân sự huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và xây dựng Đảng năm 2022. Đồng chí Tô Văn Chánh-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND, Bí thư Đảng ủy Quân sự huyện chủ trì hội nghị.
Sáng 22-11, Công ty Điện lực Gia Lai tổ chức trao tặng 30 máy tính bảng (trị giá 5,5 triệu đồng/máy) cho 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Krông Pa.
Chiều 17-11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai gồm các ông, bà: Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Lê Hoàng Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội; Rơ Chăm H'Phik-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Păh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Krông Pa.
Rừng tại Khu bảo tồn Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, giáp ranh với các tỉnh Gia Lai và Phú Yên đang bị xâm hại đến báo động.
Những con đường và cây cầu hình thành đã tạo nên sự đổi thay kỳ diệu cho nhiều buôn làng vùng khó.
Ngày 27-7, ông Nguyễn Tiến Đãng-Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã ký các Quyết định số 447, 448, 449, 450 và 451/QĐ-UBND công bố dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại 5 xã Phú Cần, Chư Ngọc, Đất Bằng, Ia Hdreh và Krông Năng.
624 thí sinh huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra vào ngày 7 và 8-7. Để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, các trường vừa tổ chức ôn tập kiến thức cho học sinh vừa chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19.
Ngày 23-6, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Hdreh (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã khai trương 'Gian hàng 0 đồng' tại Nhà Văn hóa buôn Hdreh.
Gia Lai đang bước vào thời điểm giao mùa nên có thể xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như: nắng nóng, mưa dông, lốc xoáy, sét… Do đó, các ngành, các địa phương chủ động triển khai biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân.
Tháng 3 là mùa Ning Nơng, cũng là mùa Pơ thi. Biết có còn Pơ thi nào, diễn ra ở đây khi lũ trẻ Jrai đã tìm thấy niềm tin khác. Ngay cả những chủ nhân Pơ thi hôm nay cũng không trả lời được điều này.
Hiện nay, bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đã xuất hiện tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Do đó, để phòng ngừa bệnh này, ngành Nông nghiệp và PTNT, các địa phương và người dân Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều biện pháp.
Bão số 9 và đợt áp thấp nhiệt đới vừa qua đã làm hư hại nhiều tuyến đường tại các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai. Việc khắc phục sự cố giao thông đang gặp nhiều khó khăn do liên tục có mưa.
Nhìn vào đời sống văn hóa cơ sở hiện nay có thể đánh giá được vai trò của đội ngũ làm công tác văn hóa ở địa phương. Họ phải đảm nhiệm công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên hiện nay, chính sách đãi ngộ lại chưa phù hợp.
Nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7), chiều 22-7, đoàn công tác do đồng chí Đặng Phan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu của huyện Krông Pa. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Sở Nội vụ, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh cùng lãnh đạo UBND huyện Krông Pa.
Hiện nay, tỷ lệ giấy phép lái xe (GPLX) trên tổng số mô tô, xe máy toàn tỉnh mới chỉ đạt gần 55%. Riêng với xe máy kéo nhỏ, xe máy kéo phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp, tỷ lệ này chưa đến 0,05%. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX cho người dân ở vùng sâu, vùng xa.
Ngày 11-5, Công an huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) cho biết, lúc 20 giờ 30 phút ngày 10-5, xe ô tô đầu kéo BKS 47C-202.15, do anh Lê Như Phú (SN 1982), trú tại xã Khuê Ngọc Điền (huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc) điều khiển kéo theo rơ-moóc BKS 47R-003.88 chở cát lưu thông theo hướng từ xã Ia Hdreh đi xã Krông Năng đến Km 474+500, đường Trường Sơn Đông thuộc buôn H'Yu (xã Krông Năng, huyện Krông Pa) thì bị lật khi vào khúc cua gấp.
Đến khúc cua tại Km 474+500 (đường Trường Sơn Đông, địa phận buôn H'ýu, xã Krông Năng, Gia Lai), anh Phú không làm chủ được tay lái khiến xe bị lật sang trái, tông vào lan can đường.
Gặp khúc cua gấp nên tài xế không làm chủ được tay lái làm xe lật nghiêng khiến tài xế và phụ xe tử vong tại chỗ.
Sau hơn 1 tháng tạm dừng để phòng-chống dịch Covid-19, các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh đã khởi động trở lại. Bên cạnh công tác chuyên môn, việc triển khai các giải pháp phòng-chống dịch Covid-19 cũng được các đơn vị đặc biệt quan tâm.
Trên con đường độc đạo từ huyện Krông Pa (Gia Lai) đến khu vực rừng giáp ranh với Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ea Sô (Ea Kar, Đắk Lắk) có nhiều người tụ tập, bên cạnh là những chiếc xe độ chế chở nhiều lóng gỗ đã được cưa xẻ. Cách đó, tại khu vực rừng giáp ranh có nhiều cây gỗ rừng, đường kính bằng cả vòng tay người, bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc.
Để bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên quý giá còn lại tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ea Sô, trong nhiều năm qua, các cấp chính quyền và các lực lượng quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) tỉnh Đắk Lắk đã ký kết quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, truy quét nạn phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép với các cấp chính quyền và các lực lượng QLBVR các tỉnh giáp ranh là Gia Lai, Phú Yên nhằm chung tay giữ rừng. Thế nhưng, trên thực tế sự phối hợp giữa các tỉnh vẫn chưa mang lại hiệu quả, tình trạng phá rừng ở khu vực giáp ranh giữa Khu BTTN Ea Sô với các tỉnh vẫn diễn ra, đặc biệt là trong những tháng cuối mùa khô hiện nay.
Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cho biết đã có kết quả kiểm tra ban đầu liên quan đến khu vực rừng bị phá ở khu vực rừng giáp ranh Gia Lai - Đắk Lắk.
Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Krông Pa đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn cho cây trồng. Nhờ đó, cây trồng phát triển ổn định, năng suất đạt cao hơn so với vụ Đông Xuân 2018-2019.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa có kết quả xác minh thông tin mà Báo Gia Lai phản ánh trong bài viết 'Tan nát rừng Ia Hdreh' về tình trạng khai thác rừng trái phép và phá rừng làm nương rẫy xảy ra tại xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
Tỉnh Đắk Lắk đề nghị Gia Lai tăng cường công tác bảo vệ rừng vì có hàng đoàn lâm tặc ở Gia Lai vào rừng tỉnh này phá rừng...
Hàng trăm hộ dân sinh sống trong vùng lõi rừng Ia Hdreh (huyện Krông Pa) đã dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là tình trạng phá rừng làm rẫy. Mặc dù UBND huyện đã lên phương án di dời các hộ dân nhưng thực tế đang gặp phải nhiều vướng mắc chưa thể tháo gỡ.
Sáng 14/4, ông Trương Quốc Dụng, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đã có báo cáo về vụ việc phá rừng tại khu vực xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa (giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỉnh Đắk Lắk). Đồng thời, các lực lượng của đơn vị tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 70 lóng gỗ bằng lăng (gỗ nhóm III) có khối lượng 5,3m3; 4 cột nhà và 77 ván gỗ với khối lượng hơn 1,3m3.
Chiều 13-4, ông Ngô Ngọc Sinh-Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai đã ký Công văn số 1210/VP-NL thông báo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh trình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép ở xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa mà Báo Gia Lai điện tử đăng tải.
Những cánh rừng ở xã Ia Hdreh (huyện Krông Pa) đã trở thành nơi lâm tặc lộng hành. Nhiều mảng rừng ở đây đã bị đốn hạ nham nhở. Bên trong, các lóng gỗ được tập kết thành bãi chờ vận chuyển đi tiêu thụ.
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn như hạn hán, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và giá các mặt hàng nông sản tụt giảm song năm 2019, ngành nông nghiệp vẫn phát triển ổn định, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai từ đầu năm 2019 đến nay vẫn diễn biến rất phức tạp. Điều này cho thấy, công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Tôi đến thăm em vào một buổi sáng mùa thu, khi năm học mới bắt đầu được vài tuần. Lần đầu gặp em nhưng trong lòng tôi không cảm thấy xa lạ bởi ánh mắt, gương mặt em toát lên sự thân thiện. Em là Nay Khuên, học sinh lớp 6A2, Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa, Gia Lai).
Cầu gỗ qua sông Ba rộng gần 1 km do bà con xã Chư Gu huyện Krông Pa, Gia Lai tự làm và tự thu phí người và phương tiện qua cầu.
Thiếu hom mì giống, nông dân huyện Krông Pa, Gia Lai phải mua từ các địa phương khác về trồng trong điều kiện không kiểm soát được dịch bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều diện tích mì trên địa bàn huyện bị nhiễm bệnh khảm lá vi rút.
Cách trung tâm xã Chư Drăng (huyện Krông Pa, Gia Lai) gần 30 km, thác Ea Tral là điểm du lịch sinh thái lý thú dành cho những ai yêu thích khám phá, trải nghiệm và tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ ở vùng 'chảo lửa' này.
Cuộc vận động 'Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững' đã lan tỏa rộng khắp các vùng nông thôn. Nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả được hình thành và nhân rộng đã góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số đổi mới tư duy, cách thức làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.