Chiến công, cống hiến của cán bộ, chiến sĩ các thời kỳ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc là những 'khúc quân hành' vang mãi đến hôm nay và mai sau.
Thế là đã gần 45 năm tôi bước vào nghề báo, cái nghề mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới, dù chỉ một chút trong tâm khảm, kể cả ngay từ khi còn đi học. Giờ đã nghỉ hưu, nhưng nếu có ai hỏi còn cơ hội, tôi sẽ làm nghề gì? Xin mạnh dạn trả lời rằng tôi vẫn sẽ chọn nghề báo.
Tại Tây Ninh, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp quan tâm thực hiện. Các di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng không những góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn trở thành những 'địa chỉ đỏ' để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau.
Cách đây 50 năm, ngày 19-8-1974, tại ấp Câu Ván, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang), Sư đoàn 4 (Quân khu 9) được thành lập. Đây là sư đoàn chủ lực đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ, có nhiệm vụ cơ động chiến đấu, làm nòng cốt cho việc xây dựng LLVT ba thứ quân và chiến tranh nhân dân trên địa bàn. Phát huy truyền thống 'Ra quân là chiến thắng, đánh là tiêu diệt, tiến công là giải phóng', những năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 4 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 19-8-1974, tại xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang), Sư đoàn 4 được thành lập, lấy phiên hiệu là Sư đoàn Hậu Giang để kỷ niệm vùng đất Hậu Giang - một trong hai nhánh sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân khu 9 và của Bộ Quốc phòng ở miền Tây Nam bộ. 50 năm qua, trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Sư đoàn 4 đã lập nên những chiến công oanh liệt. Hiện Sư đoàn 4 đóng quân trên địa bàn huyện Hòn Đất.
Có tới 2 người con của mẹ là liệt sĩ, hy sinh ở chiến trường, thế nhưng đều không tìm thấy hài cốt. Gần nửa thế kỷ trôi qua, chưa ngày nào mẹ không thôi nhớ các con…
Gần nửa đêm 25/2/1996, bác sĩ Haing Ngor cho chiếc Mercedes màu vàng của mình dừng lại trong một con hẻm phía sau căn hộ của ông ở thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ. Khi ông vừa bước khỏi xe để về nhà thì mấy tiếng súng vang lên. Một người hàng xóm cho biết lúc chạy ra xem có chuyện gì thì thấy Ngor đã chết.
Sáng 19-7, tại Bình Dương, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Quân đoàn 4 (20-7-1974 / 20-7-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
Chủ tịch nước Tô Lâm đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Lào và Campuchia từ ngày 11 đến 13-7 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Chuyến thăm thể hiện thông điệp của Đảng ta luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và 2 nước Lào, Campuchia.
Nhân chuyến công tác tại An Giang, chiều 4/7, bà Lò Thị Thu Thủy, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tôn giáo - Dân tộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến thăm và tìm hiểu hoạt động Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa và tham quan nhà mồ Ba Chúc (thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn).
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày quân tình nguyện Việt Nam giúp đất nước Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng (1979 - 2024) và hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2024), sáng 27-6, Nhà xuất bản Công an nhân dân và Công ty cổ phần Văn hóa đọc và học Việt Nam tổ chức ra mắt cuốn sách 'Sứ mệnh cao cả' của nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Viễn Chi.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, xã Tân Lập, huyện Tân Biên là một trong các địa phương trên địa bàn tỉnh gánh chịu không ít bom đạn của kẻ thù. Đất nước thống nhất chưa được bao lâu thì vùng biên giới này lại rền vang tiếng súng xâm lược của bọn diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary.
Sáng 1-4, tại Tiền Giang, Trung đoàn 2, Sư đoàn 8 (Quân khu 9) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập (1-4-1964 / 1-4-2024), nhằm ôn lại những thành tích, chiến công nổi bật của đơn vị trong xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành.
Qua chương trình, tuổi trẻ hai đơn vị được giáo dục truyền thống cách mạng, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
Dẫu đã gần 90 mùa xuân cuộc đời song mỗi năm cứ vào tháng ba dương lịch là Trung tá Phùng Đắc Sinh, nghỉ hưu tại Thôn Thi, xã Đào Viên, thị xã Quế Võ, nguyên sĩ quan Bộ đội Biên phòng lại nhớ về những năm tháng thời trai trẻ trên biên cương. Hôm nay, ông không khỏi bồi hồi khi nhận giấy mời gặp mặt Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Công an Nhân dân vũ trang (Bộ Đội Biên phòng Việt Nam ngày nay) (3/3/1959-3/3/2024) và 5 năm thành lập Ban Liên lạc Truyền thống Bộ đội Biên Phòng tỉnh Bắc Ninh.
Anh em phấn khởi, an tâm lắm ông ạ, vì sau 45-47 năm, anh em nào trẻ nhất hồi đó bây giờ cũng đã trên dưới 65 tuổi rồi còn gì!
Kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7.1.1979 – 7.1.2024), ngày 7.1, Tỉnh đoàn Tây Ninh tổ chức buổi gặp gỡ, họp mặt cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia 2 tỉnh Tbong Khmum và Svay Rieng, nhắc nhở những ký ức lịch sử của quân dân ta trong cuộc chiến tranh tự vệ chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc và giúp đỡ quân dân Campuchia ngăn chặn nạn diệt chủng do quân Khmer Đỏ Pol Pot- Ieng Sary gây ra.
Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (Việt Nam) và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7.1.1979 - 7.1.2024), lãnh đạo tỉnh Tây Ninh cùng lãnh đạo tỉnh Tbong Khmum, Vương quốc Campuchia đến thắp hương tưởng niệm tại Khu chứng tích tội ác quân Khmer Đỏ Pol Pot-Ieng Sary (xã Tân Lập, huyện Tân Biên) xây trên nền ngôi Trường tiểu học Tân Thành, nơi 11 thầy cô giáo trẻ bị Khmer Đỏ sát hại.
Ngày Chiến thắng cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc (7/1/1979 – 7/1/2024) là dịp để tưởng nhớ về sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước cũng như sự mất mát, đau thương của nhân dân ta khi bị chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary (còn gọi là Khmer Đỏ) ra tay thảm sát dã man, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Những ngày này, Chính phủ và nhân dân Campuchia đang hướng về Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot (7/1/1979 - 7/1/2024). Trang chủ của Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), ngày 2/1, đăng bài viết của nhà nghiên cứu Uch Leang, nhấn mạnh về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng 7/1, cũng như quan hệ hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước Campuchia và Việt Nam. Báo Nhân Dân trích đăng bài viết 'Kỷ niệm 45 năm Chiến thắng 7/1: Campuchia-Việt Nam tiếp tục vun đắp sự hợp tác trên mọi lĩnh vực và mọi cấp độ' của tác giả Uch Leang.
Cách đây 45 năm, ngày 7/1/1979 là ngày đất nước ta chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cũng là ngày kết thúc trang sử đau thương của nhân dân Campuchia dưới chế độ diệt chủng Pol Pot. Thắng lợi lịch sử đó đã khẳng định tình đoàn kết quốc tế trong sáng, chân thành giữa nhân dân hai nước Campuchia và Việt Nam, mở ra trang sử mới trong quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt đẹp giữa hai nước.
Ngã ba Đông Dương - vùng đất lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng và là nơi 'một tiếng gà gáy, 3 nước đều nghe'.
Kỷ niệm 45 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc (7-1-1979 - 7-1-2024), tối 4-1, Học viện Chính trị Khu vực II phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề 'Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam - 45 năm nhìn lại'.
Chiến thắng ngày 7-1-1979 là dấu mốc khắc sâu trong ký ức các thế hệ người dân và dòng chảy lịch sử của dân tộc Campuchia. Tròn 45 năm kể từ ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary, Campuchia đang 'thay da đổi thịt' từng ngày, dựng xây đất nước lại từ đống tro tàn tiến tới hòa giải, hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, gìn giữ hòa bình, hội nhập khu vực và quốc tế.
Nhân sự kiện kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng 7/1, ngày giải phóng đất nước Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot (7/1/1979 - 7/1/2024), trang chủ của Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC) mới đây đã đăng bài viết của chuyên gia Uch Leang, nhà nghiên cứu tại RAC, trong đó điểm lại sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra cách đây gần nửa thế kỷ và vai trò của Bộ đội tình nguyện Việt Nam, những thành tựu của đất nước Campuchia trong tiến trình phát triển và gìn giữ hòa bình, đồng thời nhấn mạnh những thành quả và triển vọng hợp tác toàn diện giữa hai đất nước Campuchia và Việt Nam.
Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979) là một cuộc chiến tự vệ, cuộc chiến vì sự nghiệp chính nghĩa của quân và dân Việt Nam, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi một trong những họa diệt chủng man rợ nhất trong lịch sử loài người.
Trò chuyện với sinh viên ĐHQG TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng đại dịch COVID-19 vừa qua chính là một phép thử, là bài test khi chúng ta phải thực hiện cách ly, giãn cách xã hội, phong tỏa. Tuy vậy, chúng ta vẫn có được sự giao lưu, làm việc nhờ vào thành quả của chuyển đổi số, nhờ các thành tựu của khoa học công nghệ, đồng thời cũng làm cho con người xích lại gần nhau hơn.
Đại tướng Đoàn Khuê, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, vị tướng đức độ, tài năng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và là người con ưu tú của quê hương Quảng Trị
Sau hơn 38 giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Samdech Techo Hun Sen, người có những đóng góp lớn lao trong suốt quá trình đấu tranh cứu nước, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia dân chủ kể từ khi thoát khỏi chế độ diệt chủng Polpot cho đến nay, sẽ chính thức rút lui để tạo cơ hội cho những người kế tục lãnh đạo.
'Am hiểu sâu rộng về đờn ca tài tử - cải lương, gần 50 năm gắn bó với nghề, nhưng đặc thù của công việc chỉ thầm lặng ở hậu trường, dìu dắt dạy miễn phí cho hàng trăm học trò từ miền Tây đến Đông Nam Bộ. Mong sao gìn giữ, phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc…'. Đây là đôi nét chấm phá về nghệ nhân đờn guitar phím lõm Hoàng Mau (SN 1953), Chi hội trưởng Chi hội Đờn ca tài tử, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước.
Cứ đến ngày 19-5, ngày sinh nhật Bác, người dân khắp nơi tề tựu về Khu Di tích lịch sử quốc gia Đồn Long Khốt để tưởng nhớ Bác Hồ, thành tâm khấn nguyện vong linh các anh hùng liệt sĩ
Khu Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia Nhà mồ Ba Chúc, chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu là nơi lưu giữ những chứng tích tội ác diệt chủng khi lính Pol Pot - Ieng Sary tràn vào thị trấn Ba Chúc.
Nhắc đến Bù Đốp, không ai có thể quên tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary hồi tháng 3-1978 trên mảnh đất này. Tại đây, bằng cách thức giết người man rợ nhất, chúng đã cướp đi sinh mạng của 247 người dân vô tội trên địa bàn hai xã Thiện Hưng, Phước Thiện, biến nơi này thành một vùng tang tóc đau thương. Chính vì lẽ đó mà điểm đến đầu tiên trong hành trình đi thực tế biên giới Bù Đốp của đoàn nhà báo, văn nghệ sĩ Bình Phước những ngày đầu tháng tư vừa qua chính là Nhà bia tưởng niệm những nạn nhân bị quân Pol Pot sát hại dã man.
Có một xã đảo cách xa đất liền TP. Rạch Giá khoảng 220km mang tên Thổ Châu thuộc TP. Phú Quốc (Kiên Giang). Giữa biển Tây rộng lớn, xã đảo Thổ Châu được thành lập tròn 30 năm, vẫn đang từng ngày vươn mình đi lên.
Đến nay, 84% chiều dài biên giới trên đất liền với nước bạn Campuchia đã được cắm mốc, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích của nhau
Ngày 26-10-1975, Vùng 5 Hải quân được thành lập. Ngay sau khi thành lập, toàn Vùng đoàn kết, khắc phục khó khăn, tiến công giải phóng quần đảo Thổ Chu và các đảo Tây Nam, đánh bại âm mưu lấn chiếm vùng biển nước ta của bọn phản động Pol Pot - Ieng Sary; đồng thời, cùng các lực lượng tham gia làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia (1979-1989).
Sau quá trình tố tụng kéo dài 15 năm, Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot tại Campuchia (ECCC) đã khép lại bằng bản án tù chung thân với Khieu Samphan, một trong những lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ Campuchia Dân chủ, vì phạm tội ác chiến tranh và chống lại loài người.
Ngày 25.9, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Tây Ninh tổ chức Họp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Tổng đội TNXP Tây Ninh (25.9.1977 – 25.9.2022). Đến dự có nguyên Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam Trần Văn Mãnh; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh Phạm Hùng Thái.
Tòa án xét xử tội ác của chế độ Pol Pot, do Liên Hợp Quốc bảo trợ, mới đưa ra phán quyết cuối cùng hôm 22/9. Tổng cộng, cơ quan này đã kết án 3 nhân vật của chế độ diệt chủng.
Tòa án đặc biệt ở Campuchia được thành lập để xem xét các hành vi tàn bạo dưới sự cai trị của chế độ Khmer Đỏ đã tổ chức phiên điều trần cuối cùng, giữ nguyên bản án năm 2018 về tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người của nhà lãnh đạo cuối cùng còn sống của chế độ.