'Bẻ nạng chống trời' xây nhà chống lũ

Đợt lũ tháng 9 vừa qua, nước lại nhấn chìm xã Tân Hóa, Quảng Bình. Nơi đây được ví như một túi nước khổng lồ do có địa hình trũng thấp. Mặc dù lượng nước dồn về nhiều nhưng lối thoát duy nhất là hang Tú Làn. Mỗi khi mưa lớn kéo dài, nước lũ nhanh chóng dâng cao và hung hãn chảy qua Tân Hóa, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Thế nhưng, mùa lũ năm nay đã khác, khi lũ dâng cao, những ngôi nhà cũng dâng cao theo nước, vững vàng như thách thức thủy thần... Đó chỉ là một trong những thành quả của người phụ nữ dám 'bẻ nạng chống trời' Phạm Thị Hương Giang với dự án Nhà chống lũ...

Mùa bão lũ và câu chuyện nhà phao nhìn từ góc độ phát triển cộng đồng

Đến hẹn lại lên, người miền Trung lại tiếp tục oằn mình gánh chịu những cơn bão lũ.

Tự do là nền tảng hướng con người khát khao cống hiến

Bàn tròn 'Làm gì để phát huy vai trò của trí thức Việt Nam?' kỳ này là ý kiến của hai khách mời lĩnh vực giáo dục: Kỹ sư, doanh nhân Nguyễn Anh Tuấn là một gương mặt hoạt động xã hội xông xáo, tham gia sáng lập Tủ Sách Nhân Ái và mạng lưới Ngôi Nhà Trí Tuệ; và TS. Bùi Trân Phượng là cựu hiệu trưởng Đại học Hoa Sen.

Mong mỏi Việt Nam có một cuộc đổi mới toàn diện

Tiếp theo nội dung bàn tròn 'Làm gì để phát huy vai trò của trí thức Việt Nam?' Người Đô Thị giới thiệu hai góc nhìn của tri thức, một ở trong nước và một ở hải ngoại. Đó là TS. triết học, luật học Nguyễn Hữu Liêm - một tri thức hải ngoại hiện đang đi về giữa Mỹ và Việt Nam, tư vấn về luật quốc tế và giảng dạy tại một số trường đại học trong nước; người kia là chuyên gia kinh tế Phạm CHi Lan - là thành viên Tổ Tư vấn/ Ban Nghiên cứu Thủ tướng với nhiều đóng góp công tâm như những 'gián quan'...

GS-TS. Nguyễn Vân Nam: Môi trường xã hội phát huy vai trò của tầng lớp trí thức

Những trí thức có thể hình thành một mối quan hệ đặc biệt và không chính thức với nhau để hình thành một nhóm, một cộng đồng trí thức. Nhưng đó phải là một cộng đồng hình thành trên cơ sở tuyệt đối tự do, tự nguyện và không ràng buộc.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Trí thức - vốn quý xã hội và nguồn lực phát triển quan trọng

Hồi nhỏ, học sử cũ, tôi luôn thắc mắc: vì sao mỗi lần xâm lược Việt Nam, giặc phương Bắc đều ra sức hủy hoại các công trình văn hóa, đốt sách, bức hại hoặc cướp đoạt người tài? Càng lớn lên, tôi càng ngộ ra một điều: trí thức Việt Nam không chỉ là lực lượng lãnh đạo đất nước trong thời bình mà đặc biệt luôn đóng vai trò cốt tử trong đấu tranh chống xâm lược. Theo tôi, đây là điều riêng có của dân tộc ta.

Bàn tròn: 'Làm gì để phát huy vai trò của trí thức Việt Nam?'

Trước nhu cầu đất nước cần phải được phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn nữa sau hơn 30 năm Đổi Mới, thay vì chờ đợi một định nghĩa thống nhất về trí thức, xã hội Việt Nam đương đại có vẻ như đã và đang đồng thuận với câu 'Hiền tài là nguyên khí quốc gia'.

Dựng lại niềm tin - kỳ 3: Tiếng kèn dân sự

Năm 2017 xảy ra nhiều cuộc va chạm liên quan đến vấn đề môi trường. Đà Nẵng trở thành điểm nóng sau khi bản Quy hoạch tổng thể Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà được công bố. Âm mưu trục lợi đại ngàn vô hình trung thúc đẩy sự hình thành một thế lực mới ở khu vực dân sự với mục tiêu có hành động cụ thể là bảo vệ Sơn Trà trong bối cảnh cả hệ thống Đảng bộ lẫn chính quyền địa phương nhiều chuyện lùm xùm.

Dựng lại niềm tin: Từ nội lực cá nhân đến vai trò thiết chế xã hội

LTS: Dựng lại niềm tin cũng là chủ đề cuộc tọa đàm mùa xuân do Người Đô thị tổ chức. Thành phần tham dự đến từ nhiều khu vực, gồm chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự, nhạc sĩ Dương Thụ - Giám đốc Dự án chuỗi quán Cà Phê Thứ Bảy (trong đó có salon văn hóa Cà phê Thứ Bảy); TS Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Tổng Giám đốc AtlasIndustries Vietnam Joe Woolf và bà Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều), sáng lập và điều hành dự án Nhà chống lũ.