Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông có tổng diện tích rừng đặc dụng gần 17.000ha nằm trên địa bàn 9 xã thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa. Đây là Khu BTTN được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Dưới tán rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông là thế giới động, thực vật kỳ thú, nhiều bí ẩn, khơi gợi niềm khát khao khám phá của những người yêu thiên nhiên, ưa sự mạo hiểm.
Khu Bảo tồn (KBT) các loài hạt trần quý hiếm Nam Động có diện tích 646ha nằm trên địa bàn hai huyện Quan Hóa và Quan Sơn. Đây là KBT tự nhiên có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với các loài hạt trần quý hiếm và nhiều loại cây dược liệu có giá trị.
Cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, hoang sơ cùng nhiều điều thú vị ẩn chứa trong 623ha rừng tự nhiên của khu bảo tồn (KBT) các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, là tiềm năng phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Từ hơn 4.000 dây bẫy thú, nghệ nhân đã lắp ghép, kết thành đôi Sao La (được mệnh danh 'Kỳ lân Châu Á') nhằm tuyên truyền, bảo vệ động vật hoang dã.
Một 'Thành phố Bồ câu' giữa di sản hệ sinh thái xưa tại Điểm tham quan Khu Bảo tồn Đồng Tháp Mười (ĐTQ. KBT.ĐTM) đang lộ diện 'phát sáng' cả một góc miền tây. Một thoáng Châu Âu đầy lãng mạn giữa đất trời bao la tạo cảnh quan tươi tắn cho sản phẩm mới song hành với du lịch sinh thái thuần túy.
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có diện tích tự nhiên trên 28.000 ha, nằm trên địa bàn 10 xã thuộc 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát. Đây là khu BTTN được đánh giá có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao.
Khu bảo tồn (KBT) các loài hạt trần quý hiếm Nam Động có diện tích 623 ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là KBT tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao với các loài hạt trần quý hiếm và nhiều loại cây dược liệu có giá trị.
Cát Tiên là Vườn Quốc gia đầu tiên ở Việt Nam đạt danh hiệu Danh lục Xanh của IUCN. Đây là bước tiến lớn trong công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Nhằm ngăn cản đàn voi rừng di chuyển ra khu vực dân cư, giúp ngăn ngừa xung đột giữa người và voi, đồng thời tạo sinh kế cho người dân địa phương, nhiều năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi (huyện Nông Sơn, Quảng Nam) đã triển khai thực hiện dự án trồng hàng rào cây bồ kết xung quanh vùng đệm của khu bảo tồn.
UBND tỉnh vừa mới ban hành quyết định về việc sửa đổi hiệu lực thi hành Quyết định 751/QĐ-UBND ngày 26-3-2024 của UBND tỉnh về tổ chức lại Hạt kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (viết tắt là KBT).
Sau hơn 5 năm áp dụng, Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 1-1-2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (viết tắt là Nghị định 01) đã bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
14 năm qua, khu biệt thự Thiên Tân với số vốn đầu tư lên đến gần 100 tỷ đồng đã rơi vào tình cảnh đìu hiu, lãng phí.
Nhiều năm qua, việc chăn thả gia súc (trâu, bò) trong Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam (nằm trên địa bàn 2 xã Quế Lâm, Phước Ninh thuộc huyện Nông Sơn; sau đây gọi tắt là KBT) gây tác động xấu tới hệ sinh thái rừng, môi trường sống của động vật hoang dã, làm ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học và tác động xấu đối với sức khỏe cộng đồng. Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương cùng các ngành chức năng đang tìm giải pháp giải quyết việc chăn thả gia súc trong KBT, hướng tới sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Không phải lần đầu tiên được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của thác 50 nhưng trong tôi vẫn mang một cảm giác ngỡ ngàng khi được đặt chân đến một tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Kbang, tỉnh Gia Lai.
Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đã có đề án phát triển du lịch, trong đó có khu công viên thể thao hàng không gồm các loại hình du lịch trải nghiệm ngắm cảnh trên không.
Thực hiện Dự án 'Điều tra bảo tồn, cứu hộ và nuôi dưỡng các loài rùa tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2023', hơn 2 năm qua, Khu BTTN Xuân Liên đã tiến hành 7 đợt điều tra thực địa trên 28 tuyến, với tổng chiều dài hơn 184 km, đặt 59 bẫy ảnh trong khu vực nghiên cứu. Kết quả, đã phát hiện có 8 loài rùa cạn và nước ngọt, trong đó có 7 loài được ghi nhận qua các đợt điều tra thực địa và 1 loài qua phỏng vấn, gồm: Rùa hộp trán vàng miền Bắc, rùa đầu to, rùa núi viền, rùa đất Speng lơ, rùa sa nhân, rùa bốn mắt, ba ba trơn.
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) được giao quản lý hơn 23.861 ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000 ha rừng nguyên sinh là nơi phân bố các loài hạt trần quý hiếm, điển hình là quần thể cây samu, pơmu cổ thụ hàng nghìn năm tuổi, đường kính tới 4m, được công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Tỉnh Long An đang bước vào cao điểm mùa khô nên các ngành chức năng và các chủ rừng tích cực triển khai nhiều giải pháp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
TTH - Từ sinh vật đặc hữu được xem là kỳ lân châu Á, sao la ngày càng được cộng đồng quan tâm nhiều hơn. Không chỉ trở thành linh vật trong SEA Games 31, hình ảnh và tên gọi sao la còn trở thành thương hiệu kinh doanh ở nhiều lĩnh vực.
Hàng loạt doanh nghiệp ở Phú Quốc đã hoạt động trái phép trong khu bảo tồn biển; điển hình là các doanh nghiệp chuyên khai thác loại hình dịch vụ lặn biển ngắm san hô
Tỉnh Bình Phước vừa đề xuất xây cầu Mã Đà và mở QL13C kết nối với Đồng Nai xuyên qua vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học và UBND tỉnh Đồng Nai đã lên tiếng phản đối đề xuất này.
Khu bảo tồn không đồng ý việc mở quốc lộ 13C xuyên lõi Khu bảo tồn nhằm bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn các giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất cách mạng Chiến khu D.
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, hay Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, đã được tổ chức UNESCO chính thức công nhận (ngày 29/6/2011) khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới. Tỉnh Đồng Nai đang kiến nghị không làm cầu Mã Đà và mở đường xuyên khu bảo tồn mà trước đó tỉnh Bình Phước đã đề nghị...
Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các chuyên gia, nhà khoa học đều phản đối việc xây cầu Mã Đà và làm đường xuyên tâm Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Nai.
Các chuyên gia đều cho rằng làm đường vòng vẫn giúp kết nối liên thông các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và không làm ảnh hưởng 'lá phổi' Đông Nam bộ.