Bà H.B. (cư ngụ tại quận 3, TPHCM) đã gửi đơn kiến nghị đến Báo SGGP phản ánh: nhiều năm qua, vỉa hè Bệnh viện Mắt trên đường Tú Xương đã bị chiếm dụng làm bãi giữ xe. Theo bà B., chủ bãi xe không đăng ký kinh doanh, không đóng thuế và không đóng tiền sử dụng lòng, lề đường theo quy định của UBND TPHCM.
Dự án xây trung tâm triển lãm có tổng vốn hơn 800 tỷ đồng ở khu đô thị Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TPHCM) vừa được khởi động lại, thời gian hoàn thành dự kiến vào cuối năm 2025.
UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai Đề án 'Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông'. Theo đề án, đây là một trong những định hướng chủ đạo trong việc phát triển kinh tế gắn liền với sông nước trên địa bàn TPHCM.
Đây là một trong những định hướng chủ đạo trong kế hoạch triển khai Đề án phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TPHCM năm 2024 - 2025 mà UBND TPHCM vừa ban hành…
Theo Phó Giám đốc Sở TT-TT TPHCM Võ Minh Thành, về lĩnh vực chuyển đổi số, năm 2024, TPHCM tập trung các giải pháp về hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, TPHCM sẽ ra mắt ứng dụng 'Công dân thành phố' trên di động nhằm giúp người dân giao dịch với chính quyền thành phố hiệu quả, thuận tiện, đơn giản.
Tối 10/5, đoàn ĐBQH TPHCM, đơn vị số 2 đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Bình Thạnh. Theo đó, dự án Bình Quới - Thanh Đa tiếp tục là nội dung được nhiều cử tri quan tâm, cho ý kiến.
TPHCM đang trở thành điểm đến hấp dẫn, với 2 năm liên tiếp dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, TPHCM vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 98 của Quốc hội để đón 'đại bàng' đầu tư vào các ngành mũi nhọn.
Chuyên mục Alo cử tri Phương Nam đã nhận được kiến nghị của người dân về dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TPHCM ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm dù được khởi công xây dựng từ năm 2013 nhưng đến nay vẫn dở dang, tường đã nhuốm màu đen cũ kỹ, cỏ dại mọc um tùm. Công trình rộng 18.000m2, quy mô 5 tầng với tổng mức đầu tư là 836 tỷ đồng. Khi hoàn thành, tòa nhà phục vụ trưng bày, triển lãm, kêu gọi các nhà đầu tư đến khu vực trong tương lai. Tuy nhiên, sau 11 năm thi công, dự án vẫn không thể hoàn thành, gây lãng phí rất lớn nguồn đầu tư công, lãng phí đất đai.
Không còn nghi ngờ gì nữa, lãnh đạo TPHCM quyết tâm đánh thức sông Sài Gòn, biến nó thành mặt tiền của thành phố và tham vọng tạo ra một 'kỳ tích sông Sài Gòn', như 'kỳ tích sông Hàn' của Seoul và 'kỳ tích sông Hoàng phố' của Thượng Hải.
Ngày 29/02, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đã ra công văn gửi các sở liên quan về rà soát khó khăn, vướng mắc tại bốn bãi đậu xe ngầm ở khu vực trung tâm TPHCM. Bốn dự án bãi đậu xe ngầm này nằm tại: sân khấu Trống Đồng, công viên Lê Văn Tám, khu vực sân bóng đá thuộc công viên văn hóa Tao Đàn và sân vận động Hoa Lư. Qua đó, đề nghị các sở có ý kiến góp ý để Sở GTVT TPHCM tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố (TP).
UBND TP Thủ Đức (TPHCM) đã khánh thành công viên dọc sông Sài Gòn. Những công viên, con đường ven sông Sài Gòn đang mở ra không gian xanh cho thành phố.
Sau thời gian dư luận ồn ào về đề xuất lắp mái che tại đường Lê Lợi (quận 1, TP HCM), hiện nay thành phố đang trồng lại gần 100 cây me để tạo bóng mát phục vụ dịp Tết năm nay.
Đường Lê Lợi - tuyến đường sầm uất ngay trung tâm TPHCM đang được trồng 84 cây me nhằm tăng mảng xanh, tạo cảnh quan đồng bộ. Dự kiến việc trồng cây, lắp rào bảo vệ sẽ hoàn thành trước dịp Tết Dương lịch 2024.
Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã cho biết, mô hình trước nay là sử dụng nhà thấp tầng, tuy nhiên chắc chắn trong quy hoạch sắp tới sẽ đưa ra những mô hình nhà ở cao tầng hơn, nén hơn ở một số khu vực.
Lãnh đạo ngành quy hoạch thành phố nhìn nhận thời gian qua, vấn đề chính của quy hoạch là tính khả thi không cao trong các đồ án từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, đồng thời việc bố trí chức năng chưa phù hợp ảnh hưởng quyền lợi người dân.
Những năm vừa qua, quy mô dân số của TPHCM tăng rất nhanh, dân số thực tế tại nhiều quận huyện đã vượt quá quy mô dân số được duyệt tại các đồ án quy hoạch.
Khu vực bờ đông sông Sài Gòn thuộc TP Thủ Đức được đề xuất cải tạo thành không gian công cộng phục vụ các hoạt động cộng đồng.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM về việc khẩn trương chỉnh trang, cải tạo khu trung tâm (trong đó có nội dung cải tạo, chỉnh trang khu vực công viên Bạch Đằng và di dời các bến thủy tại đây trước năm 2025), ngày 5-10, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết, sở đã hoàn chỉnh phương án cho từng giai đoạn của đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 công viên Bến Bạch Đằng.
Khoảng 830m đường ven sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm sẽ được cải tạo, bố trí nhiều công trình trang trí, đèn LED trước Tết Dương lịch 2024. Đây sẽ là địa điểm đắc địa cho người dân đến xem pháo hoa ở TPHCM mỗi dịp lễ, tết từ năm 2024.
Lãnh đạo UBND TPHCM vừa có kết luận, thống nhất chủ trương theo đề xuất của Sở Quy hoạch- Kiến trúc TPHCM về việc thiết kế cải tạo, chỉnh trang không gian bờ đông Sông Sài Gòn trở thành không gian công cộng phục vụ cho các hoạt động cộng đồng.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đề xuất Bộ Xây dựng quy định đặc thù cho TPHCM là đô thị đặc biệt có những yêu cầu quản lý khác với nhiều tỉnh, thành có mật độ đô thị hóa chưa cao
Với hạ tầng sẵn có từ Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP), Đại học Quốc gia TPHCM…, Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh hơn, trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo trong chiến lược phát triển của TPHCM nhờ sự kết nối chặt chẽ từ các trung tâm nghiên cứu, đào tạo nhân lực trình độ cao, ứng dụng KH-CN trong sản xuất.
Các tỉnh, thành nhìn nhận, việc quy hoạch ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng nhằm khai thác tiềm lực về kinh tế ven sông, cảng, du lịch, giao thông thủy, bảo vệ môi trường, sinh thái, an ninh nguồn nước của các địa phương.
UBND TPHCM đã đề nghị các cơ quan liên quan tập trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TPHCM, giai đoạn 2021-2030 và tổ chức triển khai thực hiện đề án.
Chiều 15-6, tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đoàn công tác của lãnh đạo UBND TPHCM và tỉnh Bình Dương có buổi làm việc và cùng đi thực địa để khảo sát, thúc đẩy các dự án kết nối vùng.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu nghiên cứu nhiều giải pháp tạo bóng mát vào ban ngày để phục vụ người dân và du khách tại tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên bến Bạch Đằng (quận 1), trong đó có giải pháp thiết kế loại hình mái che căng bạt nghệ thuật kết hợp chiếu sáng mỹ thuật vào ban đêm.
Tình trạng chồng lấn ranh quy hoạch 'treo' không chỉ xảy ra ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà còn tồn tại ngay giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh. Đó là trường hợp gần 50 hộ dân sống trong vùng quy hoạch 'treo' giữa 2 Khu dân cư (KDC) Miếu Nổi (quận Bình Thạnh) và KDC Rạch Miễu (quận Phú Nhuận) kéo dài đến gần 30 năm qua với vô vàn khó khăn.
Ông Huỳnh Trịnh Phong, Trưởng phòng Quản lý thực hiện quy hoạch và pháp chế (Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM) nhấn mạnh, việc quy hoạch đất dân cư xây dựng mới không ràng buộc, không ảnh hưởng, không hạn chế quyền của người dân trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp phép xây dựng.
Đề xuất về lắp mái che trên đường Lê Lợi được Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM công bố để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Là một trong những con đường 'đắt đỏ' bậc nhất TPHCM nên không quá ngạc nhiên khi đề xuất này đã ngay lập tức trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM cho biết ngoài đề xuất lắp mái che, đoạn đường Lê Lợi sẽ được nghiên cứu trồng thêm cây xanh. Tuy nhiên việc trồng những loại cây to, rễ sâu phải được cân nhắc để tránh ảnh hưởng đến các công trình ngầm bên dưới.
Sau khi được tháo dỡ rào chắn và tái lập mặt bằng, đường Lê Lợi từ giao lộ đường Nguyễn Huệ đến chợ Bến Thành, quận 1, TPHCM vẫn chưa được tái lập mảng xanh. Mới đây, sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đã đề xuất làm mái che vỉa hè trên đoạn đường này với kinh phí đầu tư khoảng 20-30 tỉ đồng, nhằm che mưa nắng, vừa tạo không gian đi bộ thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch.
Sau khi được tháo dỡ rào chắn và tái lập mặt bằng, đường Lê Lợi (từ giao lộ đường Nguyễn Huệ đến chợ Bến Thành, quận 1) chưa được tái lập mảng xanh nên rất oi bức khi trời nắng. Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM vừa đề xuất làm mái che vỉa hè trên đoạn đường này.
Sở QH-KT TPHCM cho rằng, với hiện trạng không thể bố trí ngay cây và mảng xanh đủ lớn, đủ dày để tạo bóng mát cho vỉa hè như trước, nên giải pháp hiện nay là tăng cường mái che vừa che nắng, che mưa, vừa tạo không gian đi bộ thuận lợi cho hoạt động thương mại - du lịch bên phần đường Lê Lợi cùng hướng với chợ Bến Thành.
Từ nghiên cứu hiện trạng tuyến đường Lê Lợi sau khi được tái lập mặt bằng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đề xuất phương án lắp mái che đảm bảo hài hòa cảnh quan khu vực xung quanh, với kinh phí dự kiến 20 – 30 tỷ đồng.
Sở GTVT TPHCM đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố việc xây dựng các nhà đỗ xe cao tầng lắp ráp.
Không chỉ khó thu hút nhà đầu tư do hiệu quả kinh tế thấp, việc quản lý, cải tạo xây dựng mới chung cư cũ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn vướng mắc bởi nhiều nguyên nhân. Trong lúc 'rối' về giải pháp, cư dân sống tại các chung cư cũ nát vẫn đang thấp thỏm chờ được tái định cư.
Hôm qua (1/2), ĐHQG TPHCM mở cổng đăng ký nguyện vọng đánh giá năng lực đợt 1 do đơn vị này tổ chức.
UBND TPHCM vừa có công văn chấp thuận đề xuất của lãnh đạo huyện Cần Giờ về việc bố trí 12 vị trí vùng nước để xây dựng bến neo đậu phương tiện thủy nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch trên các tuyến sông thuộc địa bàn huyện Cần Giờ.
TPHCM đang khẩn trương để quý III/2023 phải hoàn tất cơ bản Đồ án quy hoạch chung TPHCM và đến quý IV/2023 hoàn thiện cơ sở pháp lý để trình Thủ tướng phê duyệt.