Theo thông lệ hằng năm, cứ đến dịp tết Nguyên đán là nông dân canh tác màu ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng lại tất bật chăm sóc rau màu để cung ứng ra thị trường.
Ông Lâm Văn Phấn (dân tộc Khmer, 66 tuổi) là tấm gương sáng trong làm kinh tế và tích cực tham gia công tác an sinh xã hội ở tỉnh Sóc Trăng.
Tỉnh Sóc Trăng có hơn 35% số dân là người dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Trong những năm qua, bên cạnh việc nỗ lực lao động sản xuất, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh còn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển ở vùng nông thôn.
Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ ngày 14 đến 16-4. Tuy chưa đến Tết nhưng khi đi từng phum, sóc sẽ dễ dàng cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nức chuẩn bị đón tết cổ truyền của đồng bào Khmer. Bởi mọi gia đình đồng bào dân tộc Khmer đều tranh thủ quét dọn nhà cửa sạch sẽ; trong các chùa được treo băng rôn, cờ, khẩu hiệu có dòng 'Sua Sđey Chnăm Thmây' ('Chúc mừng năm mới'…).
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer, chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh. Trong suốt 30 năm qua, từ khi tỉnh Sóc Trăng được tái lập, xây dựng và phát triển, những bí thư chi bộ ấp, khóm, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… góp phần đưa tỉnh Sóc Trăng phát triển nhanh và bền vững. Họ là những người gần dân, hiểu dân, nắm rõ tình hình địa phương, là nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân.
Ông Lâm Văn Phấn (Sóc Trăng) bỏ tiền túi và vận động được hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng cầu, đường, hỗ trợ người nghèo nhà, thực phẩm trong nhiều năm qua.
Ông Lâm Văn Phấn ở Sóc Trăng bỏ tiền túi và vận động được hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng cầu, đường; hỗ trợ người nghèo nhà, gạo…
Từ việc triển khai sâu rộng và toàn diện, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng quan trọng để huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) phát huy các phong trào thi đua.
Việc đưa vào sử dụng phương tiện giao thông công cộng nói chung, xe buýt nói riêng chạy khí nén CNG (Khí thiên nhiên nén - Compressed Natural Gas) để bảo vệ môi trường đang được một số HTX, doanh nghiệp vận tải tại TP. Hồ Chí Minh áp dụng thành công. Tuy nhiên, để áp dụng rộng rãi thì cần thêm cơ chế hỗ trợ để khuyến khích nhiều đơn vị sử dụng loại phương tiện thân thiện môi trường này.
Mỗi năm xuân về Tết đến, đồng bào Khmer trong tỉnh Sóc Trăng cũng hòa chung trong không khí rộn ràng vui tươi đón Tết. Một năm trôi qua với không ít khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhưng sự hăng say lao động sản xuất đã giúp bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Không khí của ngày xuân đang tràn ngập trên khắp các nẻo đường và trong mỗi ngôi nhà của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, Hội Nông dân Mỹ Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tạo động lực cho hội viên trong toàn huyện hăng hái thi đua lao động, SXKD.
Những năm qua, phong trào thi đua 'Dân vận khéo' gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Sau nhiều năm vượt khó vươn lên trở thành xã nông thôn mới, Tham Đôn đang tiếp tục nỗ lực từng ngày để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng như nâng chất thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.
Trong những năm qua, bên cạnh việc nỗ lực lao động sản xuất, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh còn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển ở vùng nông thôn.
Mỹ Xuyên là một trong những huyện được tỉnh công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, đạt được những kết quả trên là nhờ sự chung sức, đồng lòng của người dân thực hiện các phong trào thi đua, góp công, góp của xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng 'Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới', 'Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị'.
Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Sóc Trăng đã vào cuộc với nhiều biện pháp đồng bộ, từng bước triển khai cụ thể, phù hợp với từng địa phương. Xây dựng NTM đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông được nối dài tới các xóm, ấp, cuộc sống người dân ngày một ấm no.
Những năm qua, người có uy tín tỉnh Sóc Trăng đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Những việc làm đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự tại các phum, sóc.
Ông Lâm Văn Phấn, một nông dân ở ấp Tắc Gồng, xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên) là 1 trong 2 cá nhân tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2019. Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho ông bởi những việc làm thiết thực, ý nghĩa mà ông dành cho người dân, cho quê hương.
Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại tỉnh Sóc Trăng với những việc làm cụ thể, bắt đầu từ phần việc của mỗi cá nhân phụ trách. Cách làm này đã tạo động lực lao động, mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống, công tác…
Đến ấp Tắc Gồng, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) hỏi ông Lâm Văn Phấn, 60 tuổi, dân tộc Khmer thì người dân địa phương ai cũng biết. Không chỉ là tấm gương sáng về sản xuất, kinh doanh giỏi, ông Phấn còn là người có uy tín, hết lòng vì công tác xã hội, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
Công ty CP Kinh doanh Khí miền Nam đã phát đi thông báo từ nay đến cuối năm 2019, đơn vị dự kiến sẽ giảm 20%-30% nhiên liệu, lượng khí nén thiên nhiên (CNG) cho xe buýt. Kế hoạch này do Bộ Công Thương yêu cầu để ưu tiên cấp khí cho điện.
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí VN, trước mắt vẫn cung cấp đủ nguồn nhiên liệu sạch cho xe buýt.
Có trường hợp công ty bảo hiểm hành chủ xe một cách cực kỳ vô lý rồi mới chịu bồi thường.