Tác phẩm viết về nghề 'nửa mê nửa tỉnh' có gì đặc biệt?

Lật giở từng trang sách 'Đồng hành cùng bạn văn', người đọc sẽ ngỡ ngàng với rất nhiều tư liệu quý giá, góc nhìn thú vị và tâm đắc với giọng điệu vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả Nguyễn Chu Nhạc.

Ngày xuân luận đôi điều về tiếng cười trong thơ lục bát xứ Thanh

Mùa xuân đã về. Đó là lúc những nghĩ suy của con người cũng trở nên xanh non như lộc cây, cũng ngát hương như hoa đào, dịu dàng mà lưu luyến. Ấy là khi con người quấn quýt nhau hơn, gặp nhau nhâm nhi chén trà, vung tay dăm ba câu lục bát, là như trút đi sự ưu tư, nhọc nhằn cả năm, mà thanh thản, nhẹ lòng, tin tưởng.

Việt Yên: Người dân bức xúc vì nước từ sân golf chảy ra kênh có màu, mùi lạ

Qua đường dây nóng, Báo Bắc Giang vừa nhận được phản ánh của người dân thôn Sơn Hải, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) về việc nước từ sân golf Việt Yên theo hệ thống cống đổ vào kênh mương qua địa bàn thôn có màu khác thường, bốc mùi khó chịu. Nhóm phóng viên đã tìm hiểu thực tế tại cơ sở.

Nguồn khích lệ trên hành trình làm báo

Với tôi, báo Hải Dương quê hương luôn là một nguồn cổ vũ, động viên lớn trên hành trình làm nghề báo!

Hình ảnh thú vị của Hà Nội trong mắt một người mẹ nhà quê

Đó là những hình ảnh rất vui và tinh tế trong bài thơ sau đây của nhà thơ Lê Đình Cánh:MẸ RA HÀ NÔỊMẹ ra Hà Nội thăm conVừa trên tàu xuống chân còn run runÁo nâu còn đẫm mưa phùn

Tri ân, chẳng bao giờ nói hết!

Một người lính sau chiến tranh đi từ nghĩa trang này sang nghĩa trang khác, anh cúi xuống từng bia mộ, lặng lẽ hay thầm thì với đồng đội của mình, để rồi từ đó bật lên những vần thơ tri ân buốt nhói. Nhớ lại, trong một lần gặp nhau ở Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã chỉ vào ngực tôi và nói thế. Tôi thầm nghĩ, đấy không phải là một phát ngôn xã giao nhưng chẳng nói gì chỉ im lặng nhìn anh. Nguyễn Quang Thiều nói đúng, nhờ viết văn, viết báo nên tôi từng được đến nhiều nghĩa trang linh thiêng trên đất nước ta để thắp lên những nén hương tưởng niệm các thế hệ anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì hòa bình thống nhất của đất nước, vì hạnh phúc của Nhân dân. Hà Giang, Điện Biên, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Cà Mau, Tây Ninh…và Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Bia đá cũng biết đau

Những năm qua, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng đi vào chiều sâu. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được chú trọng; nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, bia ghi danh liệt sĩ được xây dựng ở nhiều nơi từng là chiến trường ác liệt. Trong khi nền kinh tế hãy còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước ta vẫn dành sự quan tâm đặc biệt để tri ân các liệt sĩ, thương binh, đối tượng chính sách và các Bà mẹ Việt Nam anh hùng…Có điều, do hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, rất nhiều hài cốt liệt sĩ khi quy tập về nghĩa trang đã không thể xác định được danh tính. Ban đầu, trên các bia mộ này đều ghi 'Liệt sĩ vô danh'.Sau đó, một số nơi sửa thành 'Liệt sĩ chưa biết tên'. Nhà thơ Lê Đình Cánh có bài thơ Gió đất, với câu từ đầy tha thiết: 'Người còn tên. Người mất tên/ Giãi dầu bia đá nằm bên giãi dầu/ Nắng mưa có dại phai màu/ Nấm mồ liệt sĩ như nhau nấm mồ… Gió từ cõi đất gió sang cõi người'.Tháng 7-1993, bài thơ Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh của nhà báo Văn Hiền (Nghệ An) xuất hiện trên 2 tờ báo lớn ở Hà Nội. 27 câu thơ mộc mạc, 5 lần tít bài được nhắc lại như một điệp khúc: 'Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác/ Tổ quốc không đánh mất tên anh/ Chỉ lặng thầm nhận về mình nỗi đau xanh cùng năm tháng'. 17 năm sau, Bộ LĐTB-XH cho khắc bài thơ này lên bia đá Nghĩa trang Hữu nghị Việt - Lào tại huyện Anh Sơn, Nghệ An (10-2010).Sức lan tỏa của bài thơ là có thật. Có điều, người ta nhân đó mà chiết tự, chẻ nghĩa, luận bàn đủ thứ. 'Liệt sĩ vô danh' phải chăng chứa đựng sự vô cảm? Hoàn toàn không phải vậy. 'Vô danh' là từ Hán - Việt, nhưng nó quá quen thuộc với phong cách ngôn ngữ của người Việt, đơn giản, dễ hiểu. Đừng nghĩ dùng từ thuần Việt 'chưa biết tên' sẽ hay hơn.Tôi từng đến Mátxcơva, đứng lặng trước mộ Chiến sĩ vô danh, ngay chân tường Điện Kremlin, nơi có ngọn lửa vĩnh cửu rực cháy và cảm nhận sự bất tử của những người lính hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Xin hỏi: Đổi hai chữ 'vô danh' ở đây được không? Đâu phải khi nào sự vinh danh cũng cần

Nhà văn Nguyễn Văn Đệ: Một bút ký hay là phải có cảm xúc lớn

Dù dự phần ở cả thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn nhưng nhà văn Nguyễn Văn Đệ được yêu quý và nhắc đến nhiều nhất vì những trang ký sự đầy chất văn học và bộn bề đời sống. Với 2 cuốn ký, gồm: Vàng dưới biển xanh (in chung với Lê Đình Cánh, 1988), Mắt biển xanh (NXB Hội Nhà văn, 2003) và 7 bài ký đạt giải thưởng ở Trung ương, trong đó, có 3 tác phẩm đạt giải cao nhất, gồm: Bãi cá giữa vụ cá (1986); Một chuyến đi biển (1997), Tiền chùa (2002), ông đã ghi tên mình vào danh sách những người viết ký thành công.

Điều thú vị từ một bài thơ

là bài thơ 'Đi trong đêm thị xã' - Giải khuyến khích cuộc thi thơ năm 1975 của Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) của Nguyễn Hoàng Sơn.

Những câu thơ nhói lòng tháng 7

Với văn học hiện đại, dòng thơ xúc động nhất ở nước ta có lẽ là viết về sự hy sinh, mất mát của lực lượng vũ trang và đồng bào trong các cuộc trường chinh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Những câu thơ nhói lòng tháng 7

Với văn học hiện đại, dòng thơ xúc động nhất ở nước ta có lẽ là viết về sự hy sinh, mất mát của lực lượng vũ trang và đồng bào trong các cuộc trường chinh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Độc đáo lễ hội tắt đèn ở Bắc Ninh

Một vài nơi ở đồng bằng miền Bắc như làng La thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội), làng Niệm Thượng hay làng Ngô Xá tỉnh Bắc Ninh… có một lễ hội khá độc đáo.

Hội thảo khoa học 'Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Tác giả và tác phẩm'

Ngày 12-12, Trường ĐH Hồng Đức phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Tác giả và tác phẩm'.

Tháng Bảy này

Tháng Bảy này trên những chuyến xeCó mùa Vu lan bao người về với mẹCon đã làm cha trong thành phốNhà mình vắng những về thăm.

Nhớ nhau, sao lại gửi lời gió mưa

Đó là câu thơ trong bài Lời mưa của nhà thơ Vũ Từ Trang, hình như ông viết trong giai đoạn cuối, cùng thời gian với tiểu thuyết Và khép rồi lại mở. Khi tiểu thuyết viết xong, ông gửi bản thảo nhờ tôi đọc.

Nhà văn Đào Thắng trong tôi

Nhà văn Đào Thắng sinh năm 1946 tại Bình Lục, Hà Nam. Từng là lính pháo binh ở tuyến lửa khu Bốn, mặt trận đường 9, Quảng Trị, hiện ông là Trưởng ban Văn học chuyên đề Hội Nhà văn Việt Nam.

'Chân trời không giới tuyến cách chia'

'Đối với tôi, Quảng Nam là mảnh đất gợi thương gợi nhớ' – Lời chia sẻ chân thành của ông Nguyễn Hữu Ngôn – Phó Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Hóa như duyên cớ tốt lành dẫn dắt chúng tôi vào câu chuyện kể về mối lương duyên đặc biệt giữa ông và mảnh đất Quảng Nam.