Chỉ dài khoảng 100m, góc đường Lưu Xuân Tín-Trần Hưng Đạo (quận 5, TPHCM) có hàng chục cửa hàng và tiểu thương chuyên bán cá cảnh và các loại thủy sinh, phụ kiện nuôi cá. Phiên chợ họp từ sau 0 giờ và kết thúc trước bình minh. Vì vậy, những người mua phải dùng đèn pin để soi hàng.
Một số mô hình canh tác lúa bền vững nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang được triển khai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả bước đầu cho thấy, với việc ứng dụng đồng bộ giải pháp và công nghệ canh tác lúa tiên tiến, đã giúp giảm các vật tư đầu vào, kiểm soát tốt phát thải và tác động môi trường, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn cách canh tác truyền thống.
Dự án ForwardFarming canh tác lúa tiên tiến trên mô hình ruộng thực nghiệm cho kết quả lượng giống gieo sạ giảm 2,5 – 3 lần, giảm gần 50% lượng nước, giảm 1,5 - 4 triệu đồng/ha chi phí đầu vào.
Hiện nay, tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp thấp, chưa đồng đều. Máy móc chỉ xuất hiện nhiều ở khâu làm đất, thu hoạch, trong khi các công đoạn khác như bảo vệ thực vật, gieo sạ, bảo quản… rất ít. Việc đồng ruộng manh mún khiến khâu cơ giới hóa diện rộng khó khả thi.
Ngày 23/5, tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông Nông nghiệp với chủ đề 'Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên'.
Tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp mới chỉ tập trung ở một số khâu và chưa đồng bộ. Chính sách tích tụ ruộng đất, hạn điền, tín dụng, hỗ trợ liên kết vào nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa đủ mạnh.
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là 'chìa khóa' để nâng cao giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp, giảm sức lao động và chi phí đầu tư.
Sáng 23/5, tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Diễn đàn nông nghiệp với chủ đề 'Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên'.
Việc hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giữa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) và Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Trong hành trình phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững, đưa Sơn La trở thành 'hiện tượng nông nghiệp' của cả nước, hệ thống khuyến nông đã có những đóng góp không nhỏ; là người bạn đồng hành, là cầu nối cho những chủ trương, chính sách, theo phương châm 'ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông'.
Hiện nay, hầu hết các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang tổ chức thi công xuyên lễ. Dù dưới tiết trời 40 độ C nhưng trên mỗi công trường, những người công nhân vẫn miệt mài thi công với tinh thần trách nhiệm cao nhất để đảm bảo công trình về đích đúng hạn.
Trong những ngày TP Hồ Chí Minh nắng như đổ lửa, hình ảnh những cán bộ chiến sĩ CSGT đứng dưới trời nắng làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, mồ hôi ướt lưng áo để người dân lưu thông an toàn khiến nhiều người cảm kích. Không những thế những hình ảnh cán bộ chiến sĩ khắc phục sự cố trên đường khiến người dân thêm tin yêu, quý mến…
Vết dầu loang làm nhiều người dân bị té ngã trên đường, ngay sau đó được CBCS Trạm CSGT Tân Túc khắc phục. Hình ảnh đẹp của người cán bộ CSGT trong ngày lễ đã nhận được lời khen ngợi của người dân và cộng đồng mạng.
Thời gian qua, hệ thống khuyến nông Hà Nội đã làm tốt vai trò hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến nông dân, khẳng định vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
Các cơ quan quản lý hiện đang tiến tới sử dụng robot cho đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Bộ NN&PTNT đang triển khai kế hoạch nâng cao năng lực cho các đối tác, HTX nông nghiệp phát triển liên kết chuỗi giá trị thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).
Chiều 2/4, tại thành phố Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch Nâng cao năng lực cho các đối tác, hợp tác xã nông nghiệp phát triển liên kết chuỗi giá trị thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay ngành hàng rau quả sẽ tiếp tục đón nhận những kỷ lục mới với khả năng tăng trưởng từ 15% đến 20% so với năm ngoái. Nguồn nông sản dồi dào không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn gia tăng giá trị nhờ việc xuất khẩu.
Ngày 21/3, Đoàn công tác Trung tâm Khuyến nông quốc gia do đồng chí Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm làm Trưởng đoàn, đã đi khảo sát, đánh giá tình hình triển khai phát triển mô hình nhãn ánh vàng 205 tại thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn; xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La và xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã.
Sáng ngày 15/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội thảo 'Vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng thực hiện Đề án 01 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp' (gọi tắt là Đề án).
'Bắt tay' Syngenta, PepsiCo trồng khoai tây làm snack (bim bim), nông dân Gia Lai tăng thu nhập gấp ba và trút được nỗi lo về đầu ra, về cảnh 'được mùa mất giá'.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý phế phụ phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi, thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Sáng 27/2, tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác Đối tác công-tư (PPP) về rau quả. Tại đây, Ngày hội thu hoạch khoai tây - chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững cũng được tổ chức với sự tham dự của hàng trăm nông dân các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Ngày 26/1, Trung tâm Khuyến nông quốc gia – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến thăm mô hình khảo nghiệm sử dụng sản phẩm sinh học Superior0 S.R.N và Superior 2 Flower trên cây lúa do Công ty TNHH TM&DV Dong Yang phối hợp với Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) triển khai.
Trước tình hình rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia có văn bản đề nghị khuyến nông các địa phương phía bắc tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cho người dân để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống. Từ đó, giảm thiệt cho cây trồng, vật nuôi, đồng thời bảo đảm đủ nguồn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới, ổn định sản xuất trong vụ xuân 2024.
Để chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn, hiện HTX đã sẵn sàng nguồn hàng lên tới 200 tấn cam Canh, gần 300 tấn rau, củ, quả, cung ứng cho thị trường Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…
Với phương châm 'ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông', thời gian qua, hệ thống khuyến nông cả nước đã triển khai hàng trăm dự án với hàng trăm nghìn hộ dân tham gia giúp cải thiện sinh kế cho nhân dân. Đặc biệt, hệ thống khuyến nông căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, vùng miền, nhu cầu của nông dân để lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm đặc trưng, tiến bộ kỹ thuật thích hợp để hướng dẫn, chuyển giao cho nông dân. Ở những vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các cán bộ khuyến nông đã đồng hành, trợ lực để bà con yên tâm sản xuất, canh tác.
Năm 2023, các mô hình khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội xây dựng đều đạt hiệu quả khả quan, sức lan tỏa rộng, được nông dân hưởng ứng, đánh giá cao. Hoạt động này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp Thủ đô đa giá trị gắn với sinh thái.