Thanh Hóa quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU

Thực hiện đồng bộ các giải pháp từ việc sâu, sát trong chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của ngư dân, Thanh Hóa quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU trong thời gian tới. Khi tư tưởng người dân đã thông suốt thì tự động họ sẽ chấp hành để bảo vệ quyền và trách nhiệm của mình khi đánh bắt trên biển.

Góp phần kiểm soát bảo vệ môi trường biển

Với chiều dài 102km bờ biển, Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có vùng biển đảo và ven biển dài, rộng cùng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Đây vừa là điều kiện để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là trong khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản, vừa là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch biển. Tuy nhiên, vùng biển đảo và ven biển của tỉnh đang đứng trước những thách thức về môi trường và cạn kiệt tài nguyên, cần những giải pháp cấp thiết cũng như lâu dài nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước trong sản xuất và sinh hoạt

Những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị liên quan để đẩy mạnh hoạt động điều tra triều - mặn trên hệ thống sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng với mục tiêu bổ sung chuỗi số liệu phục vụ nghiên cứu về triều - mặn, góp phần phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Sông Mã hồn tôi

Quê tôi nằm ngay bên bờ dòng sông mang tên con Ngựa thần linh thiêng (sông Mã) huyền thoại. Cái mênh mang, cái dào dạt; cái dữ dội, cái mãnh liệt; cái thơ mộng, cái hùng vĩ huyền bí của sông thấm đẫm vào hồn người quê tôi, vỗ vào lòng tôi.

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân: Giúp ngư dân Hậu Lộc yên tâm bám biển

Dù thời tiết giữa mùa đông khá lạnh nhưng ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã có mặt tại hội trường UBND xã Hòa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) để tham dự Chương trình 'Cảnh sát biển (CSB) đồng hành với ngư dân' do Bộ tư lệnh Vùng CSB 1 phối hợp cùng Ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa và cấp ủy, chính quyền huyện Hậu Lộc tổ chức.

Góc quê

Mỗi lần về quê, tôi cứ vội vã với những lý do đã nhét sẵn trong đầu. Thành thử chạy chỗ này một tí, chỗ kia một tí, rồi lại lên xe phóng trong chiều hun hút, lúc lên đến thành phố, tôi lại ngợp với chính sự vội vã của mình. Lần này tôi đi chậm nhịp một chút, để có thời gian đong đếm gió quê nhà. Xách con 'mui trần hai bánh' để rủng rỉnh thời gian, vừa đi vừa ngắm, vừa hình dung ra những gì rất đỗi thân quen, dịu dàng.

Hậu Lộc: Đột phá phát triển bền vững ngành thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Thiên nhiên ưu đãi cho huyện Hậu Lộc có bờ biển dài 12,4 km, nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng, với 2 cửa lạch: Lạch Sung và Lạch Trường, thuận tiện cho việc khai thác thủy sản. Hậu Lộc có lợi thế cả về nuôi nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng nuôi được quan tâm đầu tư, đã và đang phát huy hiệu quả. Một số mô hình nuôi công nghiệp, áp dụng quy trình thực hành nuôi VietGAP bảo đảm môi trường và an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm được nhân rộng, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người nuôi.

Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch biển Thanh Hóa

Biển Thanh Hóa giàu tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Bờ biển Thanh Hóa dài 102km trải suốt 6 huyện, thị xã, thành phố: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương và Nghi Sơn. Từ đất liền có những dãy núi kéo dài ra tận biển. Ngoài biển có các đảo nổi, đảo chìm như Hòn Nẹ, Hòn Mê với 'thập bát mã sơn' gồm 18 đảo lớn nhỏ và bán đảo Nghi Sơn. Từ đất liền có 5 cửa lạch đổ ra biển: Lạch Sung, Lạch Trường (Linh Trường), Lạch Hới (Lạch Trào), Lạch Ghép, Lạch Bạng (Cửa Tấn), mỗi cửa lạch có đặc điểm riêng như: 'Lạch Ghép khó vào, Lạch Trào khó ra'. Ở các cửa lạch, nơi sông đổ ra gặp biển là nơi tụ hợp đông dân cư làm nghề đánh cá, chế biến hải sản và buôn bán.

Các 'tầng', 'vỉa' lấp lánh trong kho tàng Văn hóa dân gian biển - đảo xứ Thanh

Thanh Hóa là một vùng đất cổ thuộc Bắc Trung bộ Việt Nam, phía Đông hướng ra biển lớn, có sự phát triển lâu đời và liên tục. Đôi bờ sông Mã là nơi các nền văn hóa cổ hình thành, phát triển, tỏa sáng, đóng góp vào sự hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam và kho tàng văn hóa nhân loại, đó là: Văn hóa Hoa Lộc, Đa Bút và rực rỡ nhất là văn hóa Đông Sơn. Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa này cũng là địa bàn sinh tụ lâu đời của các dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú..., các dân tộc đã đoàn kết trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, xây dựng làng, bản và sáng tạo nên những tinh hoa văn hóa làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Không chỉ vậy, người Thanh Hóa từ xa xưa đã xây dựng nên một sắc thái văn hóa mang đậm dấu ấn biển, đảo.

Nét hùng vĩ, hoang sơ của con sông đi vào thơ Quang Dũng

Những ai từng cắp sách tới trường ắt hẳn không còn xa lại với hình ảnh con sông Mã trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Những vần thơ ấy làm người ta tưởng tượng tới vẻ hùng vĩ, hoang sơ của dòng sông này.

Thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT đường thủy nội địa

Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường thủy nội địa (ĐTNĐ) trên địa bàn tỉnh đã và đang được Ban ATGT tỉnh, các cấp, ngành quan tâm, chỉ đạo với nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ, tránh để xảy ra tai nạn giao thông, nhất là mùa mưa bão. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về giao thông ĐTNĐ và cuộc vận động xây dựng phong trào 'Văn hóa giao thông với bình yên sông nước'. Các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT ĐTNĐ.

Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa

Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Mã, sông Yên, sông Hoạt, sông Bạng và 6 cửa sông chính đổ ra biển, gồm các cửa Lạch Càn, Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Bạng. Có 26 tuyến sông, kênh, lòng hồ có thể khai thác để phục vụ giao thông - vận tải đường thủy với chiều dài khoảng 1.170km.

Nan giải xử lý rác từ biển

Với địa hình bờ biển vòng cung như chiếc vịnh nhỏ, bờ biển huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa nằm giữa hai cửa lạch: Lạch Sung và Lạch Trường. Hàng ngày, dải bờ biển này phải hứng chịu một lượng lớn rác thải từ ngoài biển trôi dạt vào bờ. Mặc dù, chính quyền và người dân đã rất nỗ lực trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng vẫn chỉ như muối bỏ bể.

Hậu Lộc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp đã góp phần khơi dậy sự chủ động, sáng tạo của các chủ thể, đưa các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của huyện Hậu Lộc trở thành sản phẩm OCOP.

Bài 1: Quy hoạch, phát triển có hiệu quả hạ tầng giao thông

Với việc quy hoạch phát triển giao thông – vận tải (GTVT) sát thực tế và nhiều dự án hạ tầng giao thông, đô thị được đầu tư đồng bộ, cùng các chính sách 'dọn đường' đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Thanh Hóa đang dần trở thành một cực tăng trưởng mới trong tứ giác phát triển phía Bắc.

Hiệu quả từ mô hình lò đốt rác tại huyện Hậu Lộc

Khi chưa có dự án nhà máy xử lý rác thải tập trung tầm cỡ, thì việc duy trì và hoạt động của những mô hình lò đốt rác tại các xã Phú Lộc, Hòa Lộc, Đại Lộc, huyện Hậu Lộc vẫn là một trong những giải pháp hữu hiệu, phát huy hiệu quả.

Du lịch an toàn - du lịch bền vững (Bài 1): Xứ Thanh - 'Hương sắc bốn mùa'

Vốn được ví như 'Việt Nam thu nhỏ', vậy nên không quá khi nhận định rằng, Thanh Hóa là tấm gương phản chiếu chân thực và sống động vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên, cùng sự giàu có, huyền bí của văn hóa truyền thống. Để rồi, về với xứ Thanh du khách sẽ được chìm đắm trong 'hương sắc bốn mùa', để khám phá những điều mới lạ và để 'làm mới' mình nhờ vốn hiểu biết được tích lũy sau hành trình trải nghiệm thú vị.

Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa trên biển

Để góp phần giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa trên biển, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp. Trong đó, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa trên biển.

Những cảng thủy lớn nào sẽ được đầu tư trong 10 năm tới?

Các cảng thủy lớn được quy hoạch hầu hết bám theo hành lang vận tải, trong đó Hà Nội và TP.HCM có các cụm cảng trung tâm và xung quanh.

Đảng bộ ngành giao thông - vận tải triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp

Cùng tất cả các ngành, các cấp nhanh chóng đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo sức bật mạnh mẽ ngay từ năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm 2021–2026, Đảng bộ Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) đã và đang triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, xứng đáng là lĩnh vực đi trước một bước trong thực hiện các nhiệm vụ tăng trưởng.

Du lịch nghỉ dưỡng biển: Vươn tới những mục tiêu xa hơn

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, du lịch nghỉ dưỡng biển được xác định là thế mạnh hay sản phẩm mũi nhọn của du lịch Thanh Hóa. Do vậy, trong định hướng phát triển, đây là sản phẩm được ưu tiên đầu tư, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn, với những khu nghỉ dưỡng biển hiện đại, cao cấp.

Chủ động quản lý rác thải nhựa đại dương

Trong thời gian qua, các địa phương ven biển của tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy lùi việc xả rác thải nhựa ra biển từ các nguồn thải trên đất liền và từ các nguồn thải trên biển.

Bộ đội biên phòng yêu cầu ngư dân rời khỏi tàu thuyền để bảo đảm an toàn

BĐBP Thanh Hóa yêu cầu ngư dân và chủ tàu rời khỏi phương tiện để bảo đảm an toàn.

Cần nhiều giải pháp để hạn chế rác thải biển

Đi dọc các xã ven biển thuộc huyện Hậu Lộc, tình trạng rác thải sinh hoạt đổ ra biển ngày càng nhiều. Nguồn rác thải không chỉ của người dân nơi đây mà còn từ thượng nguồn theo các con sông đổ ra biển. Đặc biệt, là rác thải nhựa, túi nilon gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

Hậu Lộc, Nga Sơn chủ động, sẵn sàng phòng chống bão số 4

Ngay sau khi nhận được Công điện Số 14/ CĐ – UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ứng phó với bão số 4, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc đã ban hành Công điện số 11/ CĐ – UBND và Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn đã ban hành Công điện số 08/CĐ – UBND về công tác ứng phó với bão số 4, đồng thời chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm ứng phó với bão, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra.