Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Đại tá Phạm Văn Hóa (nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Quân khu IV, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP. Huế) đã nhiều lần vào sinh ra tử. Điều ông không bao giờ quên là sự hy sinh cao cả của một chiến sĩ y tá đơn vị khi chưa đầy 19 tuổi - trong một trận đánh ác liệt vào đầu năm 1969 tại căn cứ thôn 8, Cửa Việt (Quảng Trị) - nơi có 'Hàng rào điện tử Mắc Namara' để bảo vệ đồng đội.
Giữa lúc chiến trường miền Nam đang đứng trước thời kỳ khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong chiến lược 'Việt Nam hóa chiến tranh' của đế quốc Mỹ, thì ngày 04/9/1969, Đài Tiếng nói Việt Nam đau buồn đưa tin, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần! Niềm xúc động bàng hoàng, thổn thức bao trùm lên toàn thể cán bộ và Nhân dân cả nước.
Trong những ngày tháng Tư này, Trà Vinh tổ chức các hoạt động kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Trà Vinh, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Nhân dân Trà Vinh tự hào đã giải phóng Trà Vinh cùng lúc với giải phóng Sài Gòn vào lúc 11 giờ 30 ngày 30/4/1975. Đạt được thắng lợi vẻ vang đó có nhiều nguyên nhân, trong có đó nguyên nhân rất quan trọng là chúng ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ - quân - dân trong kháng chiến chống Mỹ và trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Ngày 12/4/1954, hồi 11 giờ 40 phút, chiếc máy bay thứ 50 của địch bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ. Đó là một 'pháo đài bay' ném bom 4 động cơ B.24, với tổ bay 9 người, lần đầu bị hạ trên chiến trường Việt Nam.
Hôm đó, khoảng 9 giờ, sau khi pháo kích dữ dội và trực thăng quần thảo, bắn rốckét và đại liên xối xả xuống trận địa chúng tôi, bọn bộ binh mới mò vào. Các công sự tiền duyên nổ súng mãnh liệt tiêu diệt bọn lính gần nhất.
Ngày 01 tháng 2 năm 1973, đại đội 2 - D8 chúng tôi chuyển đến ấp 4 Tân Phú. Trận đánh hôm ấy, tôi và Nguyễn Xuân Ân - quê Xuân Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh), nhập ngũ cùng ngày với tôi - bị thương bởi sự cố ĐKZ khi đang huấn luyện ở Quảng Bình hồi tháng 10/1971 mà tôi đã thuật lại ở phần 'Về Trung đoàn' (vì lý do tế nhị nên tôi không nêu tên thật), ngồi cùng một công sự.
Lúc này khoảng 10 giờ 30. Có tiếng máy bay. Tôi nghĩ nhanh, 'Thế là ăn bom rồi!' Thò đầu ra khỏi hầm nhìn lên, tôi thấy bốn chiếc A37 rầm rộ lao tới đảo mấy vòng rồi bổ nhào theo trái khói chỉ điểm của chiếc trinh sát L19 vẫn dõi theo chúng tôi từ sáng sớm. Tiếng bom rít, xé không khí như xé lụa.
Hôm ấy, lợi dụng nước ròng, địch tắt máy, thả trôi tàu theo dòng nước đang xuống nên chúng tôi không nghe được tiếng máy tàu. Vi chờ đợi lâu ngày, đâm ra chủ quan nên bị động. Nếu không mất cảnh giác, trực sẵn sàng chiến đấu thì ba chiếc tàu hôm đó đã bị nhận chìm trên sông Vàm Cỏ Đông rồi!
Sáng 19-5, địch nống ra càn sớm. Các đại đội bộ binh của tiểu đoàn 9 chạm súng với địch. Vẫn công thức cũ, chúng lui ra gọi pháo và bom. Chúng tôi lại gồng mình lên đội bom, pháo suốt một ngày ròng rã. Biết rõ sự lợi hại của hỏa lực cối 82, chúng tìm cách tiêu diệt.
Trước đó, khi vào trận, một số anh em của đơn vị bạn (đặc công 429) đã đào sẵn một dãy dài 14 cái huyệt ngay cạnh trận địa chúng tôi. Sau khi bị lộ, đánh không dứt điểm, hy sinh nhiều, họ đưa các anh em hy sinh ra mai táng tại đấy nhưng không đủ huyệt; số còn lại phải đưa ra 'cứ' ngoài bưng mới chuyển đi nơi khác chôn cất được.
Trên đầu chúng tôi vẫn vè vè tiếng OV10 và L19. Ở phía Đông, tiếng đại bác vẫn ùng... oàng... dội lại rồi có tiếng gào rít của chiến đấu cơ và tiếng bom. Phía ấy, chắc bộ đội ta đang chống càn...
17 giờ, ngày 11-11-1971, chúng tôi được lệnh lên xe từ rừng cao su của nông trường 1-5 tại địa phận xã Cự Nẫm (Bố Trạch, Quảng Bình). Vào đầu mùa khô nhưng trời vẫn lất phất mưa và se lạnh. Đoàn xe Gats 63, mấy chục chiếc nối đuôi nhau lầm lũi tiến sang phía Tây... Càng đi sâu vào Trường Sơn, tiết trời càng lạnh.
Trở về quê hương khi đất nước sạch bóng quân thù, mặc dù phải mang trên mình những vết thương 'cứ trở gió lại đau nhức nhối', với tỷ lệ thương tật đến 81% cơ thể, nhưng người thương binh quả cảm Đặng Sỹ Ngọc không chịu nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục làm việc để cống hiến cho đời, luôn là người có ích cho xã hội.
'Chúng tôi cứ ôm nhau ngồi khóc, một cảm giác dâng trào không gì diễn tả được', cựu Trung tá đặc công Nguyễn Đức Phúc kể lại khoảnh khắc xúc động trước thềm chiến thắng 30/4/1975.
Thắng lợi của Tiểu đoàn 59 tại chiến trường Bắc Khánh là một mảnh ghép trong những trang lịch sử oai hùng của Khánh Hòa giai đoạn thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong căn nhà cổ tại quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, Trung úy Nguyễn Hữu Ái, chiến sĩ giữ cờ Đồn Công an vũ trang 54 cẩn thận lấy cho chúng tôi xem lá cờ Tổ quốc năm xưa. Bàn tay ông nắm chặt những vết đạn loang lổ, những vệt vải bị mảnh bom xé rách và những giọt máu khô còn chưa phai mờ, đôi mắt ông rưng rưng lệ. Hình ảnh lá cờ Hiền Lương gợi nhớ về một cuộc chiến bảo vệ cờ khốc liệt và gian khổ nơi vĩ tuyến 17 gần 60 năm về trước.
Ngày 03/5/1971, mới mờ sáng chiếc tàu già L19 đã bay trinh sát, lượn lờ trên không hơn một tiếng đồng hồ, sau đó gọi 6 chiếc phản lực gồm 2 chiếc A7, 2 chiếc AV8, 2 chiếc A10 và 6 trực thăng loại AH1 và AH56 đến.
Đã 54 năm đã trôi qua sau khi trung đội của bà lần đầu tiên nã pháo cối vào dinh quận Phước Ninh. Cựu chiến binh (CCB) thương binh 4/4 Nguyễn Thị Nhì (82 tuổi), ngụ xã Thanh Điền, huyện Châu Thành vẫn cảm thấy tự hào, mãi mãi là kỷ niệm thiêng liêng không thể nào quên.
Sáng 2-9-1969, tôi đang trên đường giao liên đi dự khóa sư phạm khu Tây Nam bộ mở ở rừng Năm Căn, bỗng xuất hiện một chiếc máy bay 'đầm già' (L19) bay rất cao, lượn đi lượn lại trên bầu trời dọc khu vực Kinh Năm Đất Sét.
Trong thời điểm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của quê hương Quảng Trị vừa qua, chúng tôi may mắn được người quen giới thiệu về một nữ du kích dũng cảm năm xưa và là một người phụ nữ trung hậu, đảm đang của ngày hôm nay. Bà là Trần Thị Diệp, (68 tuổi), nhà ở Kiệt 33 đường Đặng Dung, TP. Đông Hà - người được biết đến là một nữ xã đội phó trẻ tuổi nhất huyện Triệu Phong trong những năm tháng chiến tranh, giai đoạn từ năm 1972 - 1975.
TTH - Mới đây, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Phong Hiền và huyện Phong Điền vui mừng, tự hào đón nhận Bằng xếp hạng di tích địa điểm Cồn Bệ (thôn Hiền Lương, xã Phong Hiền) là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Cơ quan chức năng đang tổ chức cưỡng chế, phá dỡ 3 công trình lấn chiếm khu đất vàng, sau khi có người mượn danh lãnh đạo 1 bệnh viện tố cáo, trong khi 1 công trình còn lại vẫn chưa được định đoạt.
UBND tỉnh đã phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân xây dựng nhà ở tại vị trí quy hoạch một số khu dân cư (KDC), điểm dân cư (ĐDC) trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến vụ việc mượn danh lãnh đạo bệnh viện tố cáo lấn chiếm đất công, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định cưỡng chế 3 công trình xây dựng trên đất vàng, còn 1 công trình chưa có hồi kết.
Liên quan đến vụ việc mượn danh lãnh đạo bệnh viện tố cáo lấn chiếm đất công, UBND phường đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch nhằm cấp đất vàng đã lấn chiếm.
Thấy cơ quan chức năng chưa xử lý dứt điểm vụ lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, một lá đơn tố cáo mang tên lãnh đạo bệnh viện được gửi lên cấp cao hơn, nhưng vị lãnh đạo này cho biết mình bị mạo danh.
Những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã mở rộng diện tích trồng lạc, đưa những giống lạc mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Từ đó, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Có một vệt bài báo không chỉ theo chân chúng tôi trong suốt những năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Nam Lào, mà còn lắng đọng trong tâm trí những cựu chiến binh Quân tình nguyện Việt Nam nhiều năm sau này. Đó là 'Nhật ký Bolaven' của hai phóng viên Báo Quân đội nhân dân (QĐND) là Nguyễn Trần Thiết và Trần Ngọc, được đăng 6 ngày liên tục (từ 7-6 đến 12-6-1971, trên trang 2, Báo QĐND).