Dự kiến, Bộ Giáo dục tham mưu xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo để bảo đảm tính thống nhất.
Ngày 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 9, trong đó có Luật Nhà giáo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương triển khai xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo để đảm bảo có hiệu lực đồng bộ khi Luật Nhà giáo có hiệu lực (từ 1/1/2026).
Tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ chín, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin, làm rõ nhiều điểm mới về Luật Nhà giáo.
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Luật Nhà giáo cải thiện các chính sách về thu nhập đối với nhà giáo. Trong đó, lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Sáng 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
Theo dự kiến, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo (như giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV...) để bảo đảm tính thống nhất.
Điều 23 Luật Nhà giáo quy định 'Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp'. Đây là căn cứ quan trọng để Chính phủ có những quy định điều chỉnh liên quan đến tiền lương của nhà giáo bảo đảm chủ trương 'xếp cao nhất'.
Dự kiến, Bộ GD - ĐT tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo để bảo đảm tính thống nhất về bảng lương áp dụng với các chức danh nghề nghiệp viên chức các ngành, lĩnh vực khác.