Sáng 28.8, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trong phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, Cơ quan chủ trì thẩm tra và Cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung 1 khoản quy định về hành vi bị nghiêm cấm: 'mua bán bào thai; thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai'.
Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người đã bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm: 'mua bán bào thai; thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai'.
Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá cao việc cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã tiếp thu chỉnh lý nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đóng góp tại kỳ họp thứ 7. Để hoàn thiện dự án luật, các đại biểu đề nghị dự thảo luật cần phân định rõ việc thăm dò, cấp phép, khai thác khoáng sản, tránh trục lợi chính sách.
Dự thảo Luật thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) được Bộ Tài chính hoàn thiện và đang lấy ý kiến góp ý, có nhiều nội dung được kiến nghị cần xem xét kỹ.
Ngày 21/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) lần thứ nhất. Cùng dự có đại diện các Bộ, Ban, ngành, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Nhận định về thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp, phần đông doanh nghiệp đại chúng tham gia khảo sát đặt niềm tin rằng năm 2025 sẽ là thời điểm đánh dấu dấu mốc này.
Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 33, sáng nay (14/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Sáng 14-5, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trong năm 2024, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu, tuyên truyền về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
Sáng ngày 03/5, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 7. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp.
Sáng 23/4, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Câu lạc bộ Cựu đại biểu Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ VIII.
Ngày 22/4, tại phiên họp thứ 32, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Sáng 22/4, tại Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Dự án Luật này sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.
Trong quý I, nhiều khu vực ghi nhận lượng giao dịch đất nền tăng 'đột biến', thị trường ven Hà Nội và gắn liền với khu công nghiệp ghi nhận mức tăng 10-20%.
Lạm dụng kê khai giá để bắt bẻ doanh nghiệp, bất hợp lý khi doanh nghiệp không được điều chỉnh giá bán, phải kê khai chính sách khuyến mại… là những vướng mắc mà VCCI chỉ ra tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá.
Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi là dự án Luật quan trọng, góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, minh bạch, bền vững hơn. Tuy nhiên, tác động tích cực này phụ thuộc nhiều vào khâu hướng dẫn và thực tế triển khai thực hiện sau này...
Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV và sẽ có hiệu lực kể từ 01/01/2025. Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Cùng với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), đây sẽ là khung pháp lý quan trọng thúc đẩy thị trường đất đai, BĐS phát triển lành mạnh, bền vững.
Trong năm 2023, Tổng đài tư vấn và hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 đã tiếp nhận và trả lời 8.850 cuộc gọi đến, trong đó, phần lớn về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày Quyền của người tiêu dùng 2024 với chủ đề 'Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn' - khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của NTD.
Vào cuối năm 2022, khi thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã được thành lập nhằm rà soát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án bất động sản. Sáng 11/3, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, tổ công tác đã làm việc với các địa phương, doanh nghiệp, các hiệp hội nhằm rà soát lại các vướng mắc về mặt pháp lý trong quá trình chuẩn bị đưa 3 dự án Luật quan trọng: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản vào thực hiện.
Nhân đầu xuân Giáp Thìn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị dành thời gian chia sẻ cùng bạn đọc Báo Xây dựng về một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Xây dựng trong năm 2024. Đó là tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản (BĐS) lành mạnh, bền vững và triển khai hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030.
Triển khai nhiệm vụ năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, rõ ràng, minh bạch; tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn trong quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống quy hoạch đồng bộ để giải phóng, phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội.
Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng giao thông, đặc biệt là Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho thị trường BĐS Đồng Nai phát triển.
Chiều 8/1, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp thứ 29.
Với dự báo năm 2024 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp để tạo bước chuyển trong cơ cấu lại ngành.
Trong năm 2023, ngành Công thương đã có nhiều nỗ lực, lấy người tiêu dùng và doanh nghiệp làm trung tâm, sáng tạo, tập trung xây dựng và triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ được giao và đạt những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất.
Chiều 26/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với lãnh đạo VPQH về một số công việc trọng tâm của Văn phòng Quốc hội từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Ghi nhận sự chủ động, tích cực của VPQH trong năm nay, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị VPQH cần phát huy sự chủ động, chuyên nghiệp, bám sát tiến độ, cần dứt điểm, khẩn trương hơn, đặc biệt bám sát Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư về tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024 với tinh thần đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm.
Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2023. Trong đó, sự kiện Khánh thành NMNĐ Thái Bình 2 vào ngày 27/04/2023 và đưa vào hoạt động Dự án Kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) 1 triệu tấn/năm Thị Vải được bình chọn là một trong những sự kiện nổi bật.
Cùng với sự đóng góp của lĩnh vực xuất nhập khẩu, Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng Thương mại Điện tử hàng đầu Thế giới.
Xuất siêu lập đỉnh mới năm thứ 8 liên tiếp là một trong 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương trong năm 2023, được Bộ Công Thương công bố sáng 20/12.
Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm 2023 gồm thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; phát triển thị trường ngoài nước có bước tiến quan trọng; thương mại điện tử giữ vững vị trí top đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng...
Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một dự án Luật quan trọng, nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri và nhân dân cả nước sẽ được thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV này. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết 'Việc tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ' của TS.Hoàng Minh Hiếu- Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.
Sáng 6.10, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Câu lạc bộ Cựu đại biểu Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ VII dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bùi Ngọc Thanh.
Sáng 06/10 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Câu lạc bộ Cựu đại biểu Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 7. Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cựu đại biểu Quốc hội Bùi Ngọc Thanh chủ trì Phiên họp.
Ngày 30/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 6) đã có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại huyện Thanh Trì.
Chiều 23-8, tại Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức Phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng góp ý vào các nội dung liên quan đến đất quốc phòng, an ninh trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Chiều ngày 23/8 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp mở rộng để góp ý vào các nội dung liên quan đến đất Quốc phòng, an ninh trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo Phiên họp.
Chiều 31.7, tại TP. Hồ Chí Minh, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Xây dựng, Viện Konrad - Adenauer tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ nguyên tắc xác định đất sử dụng đa mục đích nhằm giúp dễ hiểu, dễ áp dụng; đồng thời đề nghị bổ sung quy định về quy hoạch đối với đất sử dụng đa mục đích, bổ sung quy định đất đa mục đích là đất thương mại, dịch vụ kết hợp thể dục, thể thao.
Trong những ngày qua, sau khi các cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến góp ý của Đại biểu Quốc hội và cử tri, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết và dự thảo Luật, Quốc hội đã thông qua nhiều Nghị quyết và dự án Luật quan trọng, được cử tri ủng hộ, đánh giá cao. Bên cạnh đó, cử tri cũng hiến kế các giải pháp để triển khai thực hiện Luật, Nghị quyết hiệu quả.
Thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là cơ chế ưu việt, bảo vệ tối đa quyền của người sử dụng đất. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần tính toán hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, đảm bảo sử dụng đất đai hiệu quả, bền vững.
Thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trong phiên họp chiều nay, 23.6, các đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là dự luật quan trọng, được cử tri, Nhân dân, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rất quan tâm. Vì vậy, cần đánh giá rõ tác động của sàn giao dịch bất động sản; rà soát kỹ quy định hợp đồng kinh doanh bất động sản, bảo đảm thống nhất với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật nghiên cứu bổ sung quy định trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ đối với người dưới 14 tuổi trong việc sử dụng, quản lý thẻ căn cước cho đầy đủ, đảm bảo căn cước được sử dụng đúng mục đích, an toàn.
Đóng góp vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH Tp.HCM nêu quan điểm: Cần chú trọng hơn công tác giám sát từ khi có chủ trương thu hồi đất. Theo đó, phải giám sát ngay từ đầu chủ trương dự định triển khai dự án, để tránh gây nhiều khó khăn cho người dân.
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Khải- Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho rằng, cần xóa bỏ lợi ích do chênh lệch địa tô, tránh nguồn lực đất đai bị thất thoát. Theo đó, phải xây dựng chính sách tài chính đất đai, phương thức xác định giá đất và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên.
Đóng góp về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội nêu quan điểm: Ban soạn thảo dự án Luật cần quy định rõ hơn về đất sử dụng đa mục đích phải bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định, tiền sử dụng đất trong trường hợp sử dụng đất đa mục đích…
Trước thềm Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là xem xét, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022 và năm 2023. Đại biểu bày tỏ kỳ vọng, sau các phiên thảo luận này, các cơ quan có liên quan sẽ nâng cao trách nhiệm, tiếp tục đề ra các phương hướng, giải pháp phù hợp trong thời gian tới để tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua và tiếp tục thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong năm 2023 nói riêng và các giai đoạn sắp tới nói chung.