Ngày 3-2, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã bác bỏ những thay đổi đối với thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức), còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đồng thời từ chối lời kêu gọi mở rộng thỏa thuận với sự tham gia của các quốc gia trong khu vực.
Chính quyền ông Biden cuối cùng đã lên tiếng về vấn đề hạt nhân Iran. Ngày 27-1, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói rằng 'nếu Iran một lần nữa đáp ứng đầy đủ các cam kết của mình theo thỏa thuận thì Mỹ cũng vậy'.
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định còn quá sớm để có thể đồng ý với đề xuất của Iran nhằm khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân, và kêu gọi Tehran hành động trước.
Theo phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington không thay đổi quan về những gì họ sẽ làm để quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, đồng thời nhắc lại rằng Tehran phải có động thái đầu tiên trước khi Washington sẵn sàng tái gia nhập thỏa thuận.
Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh Mỹ sẽ sẵn sàng quay trở lại Thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu Iran tuân thủ các quy định trong thỏa thuận.
Ngày 1/2, trả lời phỏng vấn NBC News, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nêu bật những mối quan tâm chính về chính sách đối ngoại trong chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden.
Ngày 30/1, Đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali cho biết Moscow và Tehran đã ký một thỏa thuận về việc mua và sản xuất chung vắc-xin Sputnik V của Nga. Lô vắc-xin đầu tiên sẽ đến Iran vào ngày 7/2.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 29-1 cho biết xử lý quan hệ với Trung Quốc, Afghanistan, Iran là những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Từng bước một, nước Mỹ dưới thời tân Tổng thống G.Bai-đơn (Joe Biden) đang gửi đi những thông điệp rõ ràng hơn về việc quay trở lại với Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) - tên chính thức của thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà các cường quốc thuộc nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) ký với I-ran (Iran) năm 2015. Ngược lại, Tê-hê-ran (Tehran) cũng phát đi những tín hiệu mong muốn khôi phục lòng tin giữa hai phía.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết Tehran sẽ không chấp nhận yêu cầu của Mỹ về việc đảo ngược các chương trình hạt nhân trước khi Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 29/1 cho biết Tehran sẽ không chấp nhận yêu cầu của Mỹ về việc đảo ngược đẩy nhanh chương trình hạt nhân trước khi Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Tehran sẽ không chấp nhận yêu cầu Iran đảo ngược việc đẩy nhanh chương trình hạt nhân của Mỹ trước khi Washington dỡ lệnh trừng phạt.
Theo Sputniknews, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 27-1 tuyên bố nước này sẵn sàng lập tức quay trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 ngay khi các nước khác tham gia ký kết có động thái tương tự.
Ngày 27/1, tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washington sẽ quay lại thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với Iran khi quốc gia này tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận này.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này sẵn sàng lập tức quay trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 ngay khi các nước khác tham gia ký kết có động thái tương tự.
Đó là điều đã được tiên liệu bởi giới quan sát quốc tế và ngay lập tức đã trở thành hiện thực sau khi Nhà Trắng đổi chủ: Mọi đối thủ của nước Mỹ đều cảm thấy 'dễ thở' hơn, khi nước Mỹ được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo mới. Iran chính là một ví dụ điển hình.
Phía Iran cho biết sẽ quay lại tuân thủ đầy đủ các điều khoản thuộc JCPOA nếu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đang trói buộc nền kinh tế nước này.
Hội nghị Ngoại trưởng EU, Diễn đàn Kinh tế thế giới, cuộc gặp Ngoại trưởng Nga-Iran, Ngoại trưởng Hungary thăm Ukraine... là những sự kiện thế giới nổi bật tuần này.
Ngày 23/1, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cho biết, nước này để ngỏ khả năng hợp tác với Mỹ về dầu mỏ và an ninh ở Vùng Vịnh, nhưng không phải về vấn đề Israel.
Ngày 18/1, Iran tuyên bố sẽ áp dụng chính sách 'hành động đáp trả hành động' đối với chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Iran sẽ áp dụng chính sách 'hành động chống lại hành động' nhằm đối phó với chính quyền mới của ông Joe Biden, hãng thông tấn MEHR của Iran dẫn các nguồn tin hôm thứ Hai (18/1) cho biết.
Ngày 16/1, các nước Pháp, Anh, Đức đã ra tuyên bố chung gây áp lực đòi Iran đảo ngược kế hoạch của nước này nhằm phát triển kim loại uranium.
Ngày 13/1, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định không có bằng chứng về mối quan hệ giữa Iran với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra cáo buộc như vậy.
'Vài phút trước, quá trình sản xuất uranium với độ làm giàu lên tới 20% đã được khởi động tại tổ hợp làm giàu uranium Fordow'. Ngày 4-1, người phát ngôn Chính phủ Iran - Ali Rabeie - xác nhận với hãng thông tấn Mehr như vậy. Và cả thế giới lại nín thở chờ đợi những phản ứng từ Nhà Trắng, trong những khoảng thời gian cuối cùng trước thời điểm chuyện 'thay triều đổi đại' của nước Mỹ chính thức diễn ra.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran trở thành 'căn cứ địa' mới của tổ chức khủng bố Al-Qaeda.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết, cáo buộc nước này bảo hộ tổ chức khủng bố al-Qaeda từ người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo là 'chuyện viễn tưởng'.
Seoul cũng đã chia sẻ thông tin về tình trạng của hai người Việt Nam trong thủy thủ đoàn với Chính phủ Việt Nam, các quan chức Seoul đã xác nhận rằng các thủy thủ an toàn và tình trạng sức khỏe tốt.
Người phát ngôn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Behrooz Kamalvandi vừa tuyên bố rằng, nước này có thể làm giàu uranium ở độ tinh khiết tới 90%, tức là đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Ngày 7/1, người phát ngôn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Behrooz Kamalvandi tuyên bố, Iran có thể làm giàu uranium ở độ tinh khiết tới 90%, mức làm giàu để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Phương tiện truyền thông Iran ngày 5-1-2021 đưa tin: Quân đội Iran đã bắt đầu các cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của nhiều loại máy bay không người lái được sản xuất nội địa.
Vào hôm 5-1, Ủy ban châu Âu (EC) đã bày tỏ sự lấy làm tiếc về việc Iran nối lại việc làm giàu uranium lên mức 20% tại cơ sở hạt nhân Fordow, điều vi phạm nghiêm trọng Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), tuy nhiên, EC tin rằng, thỏa thuận này vẫn có thể được cứu vãn.
Ngày 5-1, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ nỗ lực gấp đôi nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 bất chấp Tehran vừa có hành động vi phạm mới nhất khi bắt đầu làm giàu uranium lên cấp độ mới.
Ngày 5-1, Liên hiệp quốc (LHQ) kêu gọi Iran và các bên liên quan lập tức tuân thủ Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), một thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký kết năm 2015 với Nhóm P5+1 (gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức). Trước đó, quốc gia Hồi giáo này tuyên bố khôi phục hoạt động làm giàu urani với độ tinh khiết 20% - vượt xa ngưỡng cam kết trong JCPOA.