Sau 2 ngày tranh tài, sáng 7/7 Hội thi tài năng văn nghệ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) năm 2024 khu vực III đã bế mạc. Đồng chí Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam và đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thanh Hóa dự, trao giải.
Với lãi suất ưu đãi, ổn định và không cần tài sản thế chấp, chương trình vốn vay giải quyết việc làm (GQVL) của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã và đang hỗ trợ hàng chục nghìn lao động trên địa bàn tỉnh có việc làm ổn định, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, GQVL, nâng cao thu nhập.
Chiều 26/4, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa (HĐQT NHCSXH tỉnh) đã tổ chức phiên họp thường kỳ quý I/2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì phiên họp.
tỉnh đoàn Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác ủy thác cho vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và biểu dương điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua hiến đất chung sức xây dựng NTM (chiều 10/4), nhiều đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm hay trong hiến đất và xây dựng NTM.
Tính đến tháng 3/2024, toàn tỉnh có 479 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Các sản phẩm sau khi được công nhận đều mở rộng thị trường, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập của các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh. Góp chung vào sự phát triển đó, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã ưu tiên dành nguồn vốn để cho vay phát triển sản phẩm hàng hóa thuộc Chương trình OCOP.
Xuân Giáp Thìn đã về. Đón xuân mới năm nay, nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh đã sung túc, đầm ấm hơn, cuộc sống có nhiều thay đổi nhờ các chương trình cho vay tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Từ đó đã góp phần củng cố, tạo lòng tin vững chắc của Nhân dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Ngày 3/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) tỉnh tổ chức Phiên họp đánh giá kết quả hoạt động của Ban đại diện HĐQT và NHCSXH Thanh Hóa năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì Phiên họp.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP (NQ 11) của Chính phủ về chương trình tín dụng chính sách ưu đãi cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đã giúp các đối tượng chính sách, nhất là người lao động, người nghèo chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống của người dân. Đây chính là động lực quan trọng để người dân phục hồi phát triển kinh tế.
Sau hơn 2 tháng triển khai thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg (QĐ 22), ngày 17-8-2023 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thanh Hóa đã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương khẩn trương giải ngân vốn chương trình này tới các đối tượng thụ hưởng có nhu cầu.
Việc tích cực triển khai các giải pháp thực hiện Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã giúp hàng chục nghìn hộ dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh được vay vốn để xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sạch và công trình nhà vệ sinh. Từ đó, góp phần giúp các địa phương hoàn thiện tiêu chí nước sạch và vệ sinh môi trường trong XDNTM.
Chấp hành án phạt tù trở về địa phương, nhiều người phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, mặc cảm về hoàn cảnh, không việc làm ổn định… Nhưng với nguồn vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đã giúp họ có việc làm, thu nhập ổn định.
Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa tập trung triển khai đồng bộ các chương trình tín dụng chính sách xã hội, củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Để tạo điều kiện giúp họ xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm ổn định, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã triển khai chương trình cho vay vốn đối với những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương. Nguồn vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đã giúp nhiều người từng lầm lỡ trở về có việc làm, thu nhập ổn định, mang lại hiệu quả tốt trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng.
Sau 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH)' đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội tại các địa phương ở Thanh Hóa.
Sau 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH)' (sau đây gọi là CT40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động. Qua đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Được triển khai từ năm 2007, chương trình tín dụng dành cho học sinh, sinh viên (HSSV) được xem là chương trình mang tính nhân văn, làm giảm gánh nặng học phí đối với HSSV nghèo. Tại Thanh Hóa, nhờ cách làm linh hoạt của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa), nguồn vốn này đã trở thành người bạn đồng hành, hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện tốt hơn để theo học, tiếp sức cho các em theo đuổi ước mơ học tập, tạo lập việc làm cho tương lai.
Ban đại diện HĐQT các cấp, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, NHCSXH Thanh Hóa đã tích cực triển khai thực hiện tín dụng chính sách, chuyển tải kịp thời nguồn vốn ưu đãi đến đối tượng thụ hưởng trên địa bàn; chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn được duy trì, giữ vững và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho gia đình và địa phương, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Bám sát định hướng này, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay XKLĐ, tiếp sức cho người dân đi làm việc ở nước ngoài.
Việc triển khai thực hiện cho vay chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) và thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn do hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn tỉnh thực hiện thời gian qua đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho người dân nơi đây được vay vốn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần tiếp sức, làm thay đổi diện mạo tại những vùng đất khó.
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP (NQ11) về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, đến nay trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thực hiện Nghị định 100/2015/NĐ-CP, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai hiệu quả chương trình cho vay vốn nhà ở xã hội.
Nhiều năm qua, Chương trình cho vay học sinh, sinh viên (HSSV) của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) triển khai đã trở thành người bạn đồng hành của HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình không chỉ chia sẻ phần nào nỗi lo về chi phí trong sinh hoạt, học tập, mà còn giúp các em vững bước theo đuổi ước mơ và tạo dựng tương lai sau này.
Thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) với các điểm giao dịch xã, mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV) đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhanh chóng và thuận lợi. Đây cũng là phương thức thực hiện dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách.
Chiều 25-5, tại trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã diễn ra hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và NHCSXH Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.
Thời gian qua, bên cạnh nguồn vốn phân bổ từ Trung ương và nguồn vốn ủy thác từ địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) còn tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân cùng tiền gửi của tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV). Hoạt động này góp phần bổ sung nguồn vốn để hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Vốn vay giải quyết việc làm là một trong những nguồn vốn tín dụng chính sách đang được Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) triển khai trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn này của NHCSXH Thanh Hóa, hàng nghìn lao động được tạo việc làm ngay tại gia đình, tăng thu nhập, góp phần giúp địa phương nâng cao tiêu chí về thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội.
Với nỗ lực của toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa), thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã nhanh chóng lan tỏa kịp thời đến đúng đối tượng, đến với người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Chiều 6-3, Đoàn khảo sát liên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình triển khai thực hiện Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã tập trung giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Qua đó góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã có nhiều giải pháp linh hoạt trong huy động vốn, giúp tăng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn huy động đã tạo cơ hội cho hàng nghìn lượt hộ thuộc diện chính sách được vay vốn để phát triển kinh tế.
Đón xuân mới năm nay, nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh đã sung túc, đầm ấm hơn, cuộc sống có nhiều thay đổi nhờ các chương trình cho vay tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), góp phần củng cố, tạo niềm tin vững chắc của Nhân dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm kịp thời, đưa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến đúng đối tượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngày 30-1-2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình để thúc đẩy kinh tế phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, bảo đảm sinh kế cho người dân sau ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan điều hành linh hoạt, bảo đảm thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi đến đúng đối tượng của chương trình.