Cử tri xã Hàm Minh (huyện Hàm Thuận Nam) trong các lần tiếp xúc cử tri gần đây có phản ánh nhiều thông tin liên quan đến an toàn giao thông khu vực chợ Hàm Minh. Qua đó, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổng hợp trả lời cụ thể từng vấn đề liên quan.
Bộ GTVT đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai có ý kiến đối với UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương hoàn thiện nội dung nghiên cứu đầu tư cải tạo hai nút giao ngã tư Vũng Tàu và cổng 11.
Bộ Giao thông vận tải đã có công văn gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh về việc đầu tư các nút giao ngã tư Vũng Tàu và Cổng 11 trên quốc lộ 51.
Là một trong những trục đường chính kết nối TPHCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thế nhưng Quốc lộ 1A (QL1A) ở cửa ngõ Tây Nam thành phố chậm được nâng cấp, mở rộng, nhiều đoạn bị 'thắt cổ chai' khiến tình trạng kẹt xe xảy ra ngày càng nghiêm trọng, nhất là vào giờ cao điểm và dịp lễ, Tết.
Bộ Giao thông vận tải cho biết Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Nam hiện đầu tư với quy mô 4 làn xe hỗn hợp, không xây dựng riêng làn xe thô sơ. Dự án mở rộng đoạn tuyến gặp khó khăn do dân cư hai bên sinh sống dày đặc, khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, lên tới khoảng 11.060 m2..
Bộ GTVT cho rằng, dự án mở rộng quốc lộ 14D qua Quảng Nam có khả năng hoàn vốn rất thấp, khả năng hấp dẫn nhà đầu tư không cao và có vướng mắc về pháp lý liên quan đến đầu tư trên đường hiện hữu, thu phí trực tiếp từ người sử dụng và tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiến nghị ưu tiên đưa Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam vào danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tạm đứng ra thực hiện công tác bảo trì Dự án BOT Quốc lộ 1, đoạn tránh TP. Thanh Hóa trong khi chờ cấp có thẩm quyền cho phép chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bố trí vốn ngân sách thanh toán cho nhà đầu tư.
Hầu hết các dự án BOT giao thông đều hụt thu lớn khiến doanh nghiệp BOT khốn khó, không còn vốn tự có để trả lãi vay ngân hàng. Nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện dự án được phát hiện sau khi 130 đoàn Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm toán các dự án...
Các phương án do Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải đề xuất đối với Dự án PPP mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D đều rất khó triển khai do vướng mắc về pháp lý và không đảm bảo tính khả thi tài chính.
Nhiều khó khăn nảy sinh khiến quá trình xử lý 8 dự án BOT chậm trễ. Theo ghi nhận, một số nhà đầu tư đồng ý bổ sung vốn nhà nước tham gia (tối đa 49%) để tiếp tục dự án nhưng sau đó 'quay ngoắt' đề nghị chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không đưa ra mức chia sẻ tỷ suất lợi nhuận cụ thể...
Bộ GTVT đang tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng để xác định cụ thể mức chia sẻ của các bên, bảo đảm nguyên tắc 'hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro' đối với 8 dự án BOT gặp khó khăn.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu đầu tư tuyến đường nối từ Cửa khẩu Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam, thời gian qua Bộ GT-VT, UBND tỉnh Quảng Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (Tập đoàn Trường Hải) đã khảo sát, nghiên cứu các phương án đầu tư xây dựng. Qua đó, ngày 6-10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã có Báo cáo số 232/BC-UBND về kết quả nghiên cứu các phương án mở rộng, nâng cấp QL14D.
TP.HCM nhiều lần lên phương án tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ, nhưng dự án xây mới cầu Tân Kỳ - Tân Quý vẫn nằm bất động trong 4 năm qua.
Quốc lộ 13 qua địa bàn TP.HCM là tuyến giao thông 'huyết mạch' kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nhưng tình trạng ùn tắc thường xuyên tại tuyến đường này đang khiến rất nhiều tài xế nản lòng.
Các dự án BOT này nằm dọc các tuyến đường giao thông hiện hữu trên địa bàn và tuyến cửa ngõ của Thành phố. Dù đã có kế hoạch đầu tư từ trước nhưng đến giờ, các dự án này vẫn chưa được triển khai…
Hiện nay, sản lượng hàng hóa thông quan cửa khẩu Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) ngày càng tăng nhưng việc mở rộng, nâng cấp QL14D đang gặp khó.
Quảng Nam đề xuất Chính phủ bố trí nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2020 - 2025 và 2026 - 2030 để mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D với tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng.
29 km Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Nam vẫn chưa thể bố trí vốn xây làn xe thô sơ do dân cư hai bên sinh sống dày đặc, khối lượng giải phóng mặt bằng lớn... Bộ Giao thông vận tải cũng xem xét mở rộng theo hình thức BOT nhưng không khả thi...
Trong giai đoạn trung hạn tiếp theo, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét bố trí vốn để đầu tư mở rộng tuyến Quốc lộ 1A đoạn Duy Xuyên - Phú Ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Nhiều dự án BOT tại TP.HCM sẽ 'hồi sinh' sau khi Thành phố thực hiện cơ chế mới theo Nghị quyết 98 vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/8/2023
Trước kiến nghị của cử tri Bình Thuận đề nghị mở rộng quốc lộ 1A đoạn gần cầu Tà Mon, xã Sông Phan (Hàm Tân) để tháo gỡ 'nút thắt cổ chai', Bộ GTVT đã vừa có văn bản trả lời…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm tháo gỡ một số cơ chế, chính sách quy định tại các Luật để đầu tư xây dựng đường bộ.
Ba phương án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương hiện đều gặp những vướng mắc nên chưa tìm được phương án nào khả thi nhất.
Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa đề xuất một số cơ chế mới để đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT và BT. Điểm mới trong cơ chế này là đề xuất thanh toán dự án bằng tiền ngân sách, thay vì trả bằng đất đối với dự án BT.
Tại công văn gửi Công ty TNHH BOT Thái Nguyên- Chợ Mới, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, nhà đầu tư dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đề xuất nâng cấp đường Thái Nguyên - Chợ Mới và đầu tư đường nối Chợ Mới - Bắc Kạn để thu phí toàn tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn là chưa phù hợp.
Bộ GTVT vừa có công văn gửi Công ty TNHH BOT Thái Nguyên - Chợ Mới về phương án xử lý vướng mắc, bất cập tại dự án BOT tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 đoạn Km75-Km100.
Đề xuất tiếp tục nâng cấp Dự án BOT đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 đoạn Km75 -Km100 đạt chuẩn cao tốc bị đánh giá là không phù hợp.
Bộ GTVT cho rằng, phương án kết hợp giữa đầu tư bổ sung (đầu tư bổ sung một số hạng mục và kéo dài phạm vi dự án) với giải pháp xử lý vướng mắc bất cập trạm thu phí của dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới là không phù hợp với hợp đồng đã ký kết.
Việc Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa đề xuất áp dụng theo hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) đối với việc nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường hiện hữu như là một phần của các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người dân.
Theo Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV thì trong năm nay phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí, dự án BOT...
Trong giai đoạn 2005-2020, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT ) đã huy động khoảng 247.575 tỷ đồng để đầu tư 72 dự án theo phương thức PPP. Tuy nhiên, đến nay qua rà soát, Bộ GTVT báo cáo có 8 dự án BOT còn bất cập, cần được báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh vừa ký văn bản gửi Bộ GTVT về việc đề nghị mở rộng, nâng cấp QL14D theo hình thức BOT.
Quốc lộ 14D dài 74,4km kết nối đường Hồ Chí Minh với Cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là một phần của Hành lang kinh tế Đông - Tây 2 đi qua lãnh thổ 3 nước Việt Nam, Lào và Thái Lan. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam đề nghị đầu tư dự án Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D trên tuyến đường hiện trạng theo hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Chiều 20/9, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch (KH&ĐT) và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về việc đề nghị đầu tư dự án mở rộng, nâng cấp QL14D trên tuyến đường hiện trạng theo hình thức BOT.
Từ hôm nay (1/8) thu phí điện tử không dừng trên toàn quốc theo Thông báo 186/TB-VPCP ngày 27/6/2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, ngày 1/8 sẽ phải thực hiện thu phí hoàn toàn tự động trên tất cả tuyến đường cao tốc. Hiện, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Dầu Giây đã thu phí tự động 4 ngày nay nhưng vẫn xảy ra ùn tắc nghiêm trọng...khiến dư luận đang hoài nghi?
Theo 'tối hậu thư' mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra cho các nhà đầu tư BOT và các nhà đầu tư thu phí không dừng, thì từ ngày 1-8-2022, tất cả các trạm thu phí trên cả nước phải tổ chức thu phí không dừng, chỉ còn duy trì một làn thu phí hỗn hợp. Nếu trạm BOT nào không đáp ứng thì sẽ buộc nhà đầu tư phải tạm dừng thu phí.
Ngày 22/7, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (Chủ đầu tư - VEC), Công ty TNHH Thu phí tự động (Đơn vị thi công- VETC) khai trương dịch vụ thu phí không dừng (ETC) tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 186/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tập trung chỉ đạo các nhà đầu tư để triển khai thu phí điện tử đồng bộ trên toàn quốc kể từ ngày 01/8/2022.
Thu phí theo hình thức điện tử không dừng để thay thế cho hình thức thu phí thủ công là văn minh, hiện đại, giảm chi phí xã hội, góp phần bảo vệ môi trường...