Bằng tình yêu văn hóa dân gian và mong muốn giữ gìn, lan tỏa những giá trị di sản của cha ông, nhóm bạn trẻ đến từ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã cho ra đời những sản phẩm in đậm nét văn hóa truyền thống và có giá trị ứng dụng cao.
Lấy cảm hứng từ dòng tranh dân gian Đông Hồ, nhóm sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã dành 1 năm nghiên cứu để tìm ra giá trị ứng dụng mới.
Với người làng Đông Hồ (xã Song Hồ, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh), nghề làm tranh từng là kế sinh nhai.
Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tại Bắc Ninh là bảo tàng tư nhân duy nhất về tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh nổi tiếng xưa.
Workshop làm tranh Đông Hồ được tổ chức tại địa chỉ 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) vào ngày 6/4, đã mang đến một trải nghiệm sáng tạo đầy ý nghĩa cho các tín đồ yêu thích nghệ thuật truyền thống.
Workshop nghệ thuật mang tên 'Họa nét Đông Hồ' được tổ chức tại địa chỉ số 18 Hoàng Diệu đem lại cho các bạn trẻ những trải nghiệm mới về nghề làm tranh truyền thống của người Hà Nội.
Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Thông qua các hiện vật, hình ảnh, sơ đồ, câu trích tại Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ, người xem có thể nắm được gốc tích của một nghề truyền thống nổi tiếng thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Trong 12 con giáp, nếu tính theo 12 địa chi thì mèo là 'nhân vật' thứ 4. Đây cũng là loài vật dễ gần gũi với con người, nhất là với trẻ em
Là một trong hai gia đình cuối cùng còn làm tranh Đông Hồ, ông nguyễn Hữu Quả vừa truyền nghề cho con vừa phát triển sản phẩm mới.
Trâu đã thân thuộc trong đời sống, từ cuộc sống thực đã đi vào suy nghĩ, vào tâm thức và lại từ tâm thức trở lại bằng hiện vật và hình ảnh, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Ra đời vào khoảng thế kỷ 16 - 17 tại một làng nhỏ ven sông Đuống, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tranh Đông Hồ là một trong những dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất của nước ta, mang vẻ đẹp tinh túy và những giá trị văn hóa đại diện cho di sản dân tộc.
Bắc Ninh vinh dự có 11 cá nhân vừa được phong tặng danh hiệu 'Nghệ nhân ưu tú' hoạt động trong các lĩnh vực phù điêu, chế tác tranh tre, chạm khắc đồ gỗ, đồ đồng…
'Người xưa dùng hình tượng chuột để nói về cuộc sống con người, qua đó tôn vinh nét đẹp, châm biếm những thói xấu trong lề lối phong kiến cũ', nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả nói.
Ngày giáp Tết Canh Tý, nghệ nhân làm tranh làng Đông Hồ tất bật để kịp giao những bức tranh có hình chuột cho khách hàng.
Nói đến Bắc Ninh, người ta không chỉ nghĩ đến Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại: Quan họ; mà còn có tranh dân gian Đông Hồ. Đây được coi là dòng tranh quý hiếm, từng được đưa vào danh sách bảo tồn khẩn cấp, bởi dòng tranh này đã tồn tại nhiều thế kỷ, mang lại nhiều giá trị to lớn, nhưng bây giờ hầu như đã không còn giữ được như trước nữa. Một thời, từ làng trên xóm dưới, ai ai cũng say mê với nghề, nay chỉ còn lác đác vài ba hộ gia đình là vẫn 'thủy chung' gắn bó với di sản văn hóa cha ông.
Chiều ngày 31/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm 'Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay' do Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Bắc Ninh, Viện VHNT Quốc gia Việt Nam và Sở VHTTDL Bắc Ninh phối hợp tổ chức.
Nằm trong Dự án khôi phục tranh dân gian Việt Nam, cuốn sách Dòng tranh dân gian Ðông Hồ của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (chủ biên), Trịnh Sinh, Lê Bích do Nhà xuất bản Thế giới và Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội phối hợp xuất bản vừa ra mắt bạn đọc có nhiều giá trị tư liệu đặc sắc, cung cấp thêm những kiến thức mới về dòng tranh dân gian nổi tiếng này.