Cuối năm 2022, Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) giai đoạn 2021-2030 (Đề án Du lịch sinh thái) được UBND tỉnh cho gia hạn thời gian hoàn thành thẩm định đến cuối quý I-2023. Tuy nhiên, đến nay kết quả thẩm định vẫn chưa được thông qua.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Dù đã có 'kim chỉ nam' nhưng hơn 1 năm qua, du lịch Đồng Nai vẫn đang loay hoay bởi các rào cản về pháp lý liên quan đến đất đai.
Thời gian qua, bên cạnh nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (viết tắt là Khu bảo tồn, đóng trên địa bàn xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu) còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân sinh sống trong lâm phận không vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.
UBND tỉnh Đồng Nai đã triển khai dự án di dời, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư ở vùng lõi và đề án sắp xếp dân cư ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn), nhưng đến nay, 228 hộ dân vẫn chưa thể di dời, bố trí tái định cư do… thiếu kinh phí.
Ý tưởng xây cầu Mã Đà và đường kết nối giữa hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai đã có từ 20 năm trước, tuy nhiên tỉnh Đồng Nai đã cương quyết từ chối bởi dự án sẽ đi xuyên Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị Tổ chức Giáo dục - khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO) cho ý kiến về việc xây dựng cầu Mã Đà và tuyến quốc lộ 13C đi xuyên qua vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai để địa phương có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Mới đây, tỉnh Bình Phước đề xuất Chính phủ phê duyệt phương án mở rộng đường tỉnh 753 và xây dựng cầu Mã Đà để kết nối với tỉnh Đồng Nai. Đề xuất này làm dấy lên lo ngại sẽ gây ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển thế giới...
Khu bảo tồn không đồng ý việc mở quốc lộ 13C xuyên lõi Khu bảo tồn nhằm bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn các giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất cách mạng Chiến khu D.
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, hay Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, đã được tổ chức UNESCO chính thức công nhận (ngày 29/6/2011) khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới. Tỉnh Đồng Nai đang kiến nghị không làm cầu Mã Đà và mở đường xuyên khu bảo tồn mà trước đó tỉnh Bình Phước đã đề nghị...
Nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường kết nối Đồng Nai - Bình Phước sẽ ảnh hưởng đến Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.
Tỉnh Bình Phước đã đề xuất Chính phủ phê duyệt phương án mở rộng đường tỉnh 753 và xây dựng cầu Mã Đà để kết nối với tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, đề xuất này, đặc biệt là việc xây dựng cầu Mã Đà lại làm dấy lên lo ngại sẽ gây ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn giá trị văn hóa bản địa của Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) vốn đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới vào năm 2011.
Bình Phước nhiều năm đề xuất xây cầu Mã Đà, nhưng Đồng Nai chưa đồng thuận và đề nghị 'nắn' đường do lo ngại ảnh hưởng Khu sinh quyển thế giới.
Tỉnh Bình Phước vừa đề xuất Chính phủ phê duyệt phương án mở rộng đường ĐT 753, trong đó tâm điểm của dự án là xây dựng cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, phía tỉnh Đồng Nai lo ngại dự án sẽ tác động tiêu cực đến Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới.
Thời gian qua, Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới Đồng Nai đã thực hiện khá tốt chức năng bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hai chức năng còn lại là phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, hỗ trợ nghiên cứu giáo dục được đánh giá là chưa được đầu tư, khai thác hiệu quả.
Ngoài lĩnh vực công nghiệp thì những lĩnh vực khác của Đồng Nai như: thương mại dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đã từng bước tham gia vào kinh tế tuần hoàn (KTTH) nhưng mới ở những bước sơ khai và chưa có sự gắn kết chặt chẽ tạo thành chuỗi. Việc này không chỉ riêng Đồng Nai mà các tỉnh, thành trong cả nước cũng gặp phải.
Theo định hướng phát triển hệ thống cấp nước giai đoạn 2020-2050, TPHCM sẽ di dời các điểm khai thác nước thô lên thượng lưu hai dòng sông Sài Gòn, Đồng Nai; và trong tương lai sẽ lấy nước trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An để hạn chế tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng. Thế nhưng, hiện nay nguồn nước ở đầu nguồn lại đang bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau làm dấy lên nhiều nỗi lo.
Một cá thể bò tót nặng 700kg được phát hiện chết trong rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai quản lý. Nguyên nhân ban đầu được xác định cá thể bò tót chết do kiệt sức.
Ngày 11/4, một cá thể bò tót nặng 700kg đang sinh sống tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai đã chết, nguyên nhân ban đầu được xác định do già yếu.
Việc khai thác thủy hải sản bằng các phương tiện tận diệt khiến nguồn lợi thủy hải sản bị giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, từ cuối năm 2018, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 19 (ngày 15-11-2018) về việc hướng dẫn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với nhiều nghề, ngư cụ bị cấm sử dụng.
Ông Phạm Văn Ngãi (ngụ H.Vĩnh Cửu) thắc mắc, hành vi khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng bị xử lý ra sao?
Theo Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 1-1-2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý sẽ thuộc chi cục kiểm lâm cấp tỉnh quản lý.
* Ông Phạm Văn Trúc (ngụ xã Phú Lý, H.Vĩnh Cửu) hỏi, đối tượng nào được Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng?