Sở hữu tài nguyên du lịch đa dạng bậc nhất cả nước, Quảng Trị đứng trước cơ hội vàng vươn thành điểm đến tầm cỡ, tuy nhiên cần có chiến lược bài bản, thể chế linh hoạt và tư duy liên kết sáng tạo.
Sau khi hợp nhất, tỉnh Quảng Trị mới đứng trước cơ hội vàng để tái thiết một bản đồ du lịch liên vùng-liên tuyến, kết nối hệ sinh thái tài nguyên thành chuỗi trải nghiệm liền mạch, giàu bản sắc.
Với nguồn tài nguyên du lịch được đánh giá là đa dạng bậc nhất cả nước - từ kỳ quan thiên nhiên thế giới, di tích lịch sử, biển đảo đến hành lang biên giới – tỉnh Quảng Trị mới đang đứng trước cơ hội vàng để vươn lên thành điểm đến tầm cỡ quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng đó, đòi hỏi chiến lược phát triển bài bản, thể chế linh hoạt, thương hiệu đặc trưng và tư duy liên kết mạnh mẽ, sáng tạo.
Du lịch không chỉ là hành trình khám phá không gian địa lý, mà còn là sự kết nối giữa cảm xúc, văn hóa và chiều sâu lịch sử. Sau khi hợp nhất, tỉnh Quảng Trị mới đứng trước cơ hội vàng để tái thiết một bản đồ du lịch liên vùng - liên tuyến, kết nối hệ sinh thái tài nguyên thành chuỗi trải nghiệm liền mạch, giàu bản sắc.
Việt Nam hiện có bốn vương cung thánh đường được Tòa thánh Vatican phong tặng danh hiệu nhờ giá trị lịch sử, kiến trúc và vai trò trong đời sống Công giáo. Các công trình này không chỉ mang tính biểu tượng tôn giáo mà còn là những di sản kiến trúc và văn hóa đặc sắc.
Nghẹn ngào và hạnh phúc là những cảm xúc khó tả trong giây phút bà Phan Thị Thúy (67 tuổi) và con trai gặp lại người thân ruột thịt của mình ở quê nhà tại thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, sau hơn nửa thế kỷ bị lưu lạc ở phương Nam. Trong vòng tay đoàn tụ với người thân, những câu chuyện chắp nối về tháng ngày thất lạc đầy thăng trầm, khốn khó của bà Thúy được tái hiện xúc động.
Nhiều du khách vẫn nghĩ thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là nơi dừng chân hơn là một điểm đến. Nhưng tới đây, du khách sẽ bất ngờ bởi những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, Bảo Lộc còn được dân phượt mệnh danh là nơi săn mây đẹp quanh năm.
Những năm gần đây, lễ Giáng sinh không chỉ là lễ trọng của đồng bào Công giáo, mà là ngày vui của đông đảo người dân. Năm 2024, không khí đón Giáng sinh rộn ràng hơn bởi kinh tế-xã hội đất nước có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào Công giáo nói riêng, của nhân dân cả nước nói chung đều được cải thiện.
Tọa lạc tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 65km về phía Nam, nhà thờ Sở Kiện (còn được gọi là Kẻ Sở) không chỉ sở hữu kiến trúc ấn tượng, mà còn là điểm đến mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa.
Nhà thờ Ka Đơn (Lâm Đồng), nhà cổ Cai Cường (Vĩnh Long) hay chùa Tiêu Dao (Hà Nội)… là những công trình nổi bật, được nhiều độc giả bình chọn trong chương trình 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' năm 2024 đang được Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
Lễ hội 'Phá trằm' Trà Lộc năm 2024 diễn ra vào ngày 31/8 thu hút hàng nghìn người dân và du khách trong và ngoài nước tham gia. So với những năm trước, lượng khách đến Hải Lăng tăng đột biến, báo hiệu một bước đột phá trong phát triển du lịch của địa phương.
Nhà thờ Sở Kiện, hay còn gọi là Kẻ Sở, nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 65km về phía Nam. Đây là một trong bốn nhà thờ được phong vương cung thánh đường tại Việt Nam.
Ngày 1/7/1989, tỉnh Quảng Trị chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới, đây là cột mốc quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mới cho mảnh đất Quảng Trị. Sau 35 năm vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Quảng Trị đã có nhiều bước chuyển mình, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị phỏng vấn đồng chí NGUYỄN ĐĂNG QUANG, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về những kết quả đã đạt được qua chặng đường 35 năm xây dựng quê hương.
Trên cả nước hiện có 2 thị xã trùng với tên tỉnh. Đây đều là những vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa.
Ngót 15 năm bàn giao đất giải phóng mặt bằng cho các dự án trên địa bàn và chuyển đến khu tái định cư (TĐC), song 12 hộ dân ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Từ năm 2008 - 2013, tại địa bàn các xã: Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, huyện Hải Lăng triển khai thực hiện các dự án: công trình đường Phú Lệ B; công trình Nhà thờ La Vang; công trình mở rộng Quốc lộ 1, đoạn đi qua huyện Hải Lăng. Khi được chính quyền địa phương vận động, nhiều hộ dân đã tự nguyện bàn giao mặt bằng, di dời đến nơi tái định cư để thực hiện các dự án. Tuy nhiên, 14 năm trôi qua, 12 hộ vẫn chưa được chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất.
Thị xã Quảng Trị là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ. Để đánh thức tiềm năng, lợi thế này, cần có chiến lược và các giải pháp thích ứng, hiệu quả nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa thị xã Quảng Trị trở thành một địa chỉ nổi tiếng về du lịch, thương mại và dịch vụ của địa phương và cả nước. Phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND thị xã Quảng Trị NGUYỄN THỊ MAI ANH để làm rõ thêm xung quanh vấn đề này.
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ, thời gian qua, huyện Hải Lăng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức văn hóa. Qua đó, giúp cán bộ văn hóa cơ sở nắm vững, cập nhật những quy định của pháp luật về lĩnh vực được phân công; trang bị những kỹ năng công tác, góp phần phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng các phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.
Du khách có thể kết hợp tham quan những thành phố khác khi đi du lịch tại TP Huế (Thừa Thiên - Huế).
Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm trong mùa hè đỏ lửa năm 1972 bảo vệ Thành cổ Quảng Trị đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Chiến tranh kết thúc, hơn nửa thế kỷ hồi sinh và phát triển, Thành cổ hôm nay đã khoác lên mình màu sắc mới, yên bình và tràn đầy sức sống của một đô thị mang khát vọng hòa bình.
Nhà thờ Phú Nhai gần đây trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn giới trẻ bởi công trình kiến trúc đồ sộ tráng lệ nằm trong lòng làng quê yên ả ở tỉnh Nam Định. Ít ai biết đây là một trong 4 Tiểu Vương cung Thánh đường danh tiếng của Việt Nam, nơi hằng năm đón lễ Giáng sinh với đầy đủ các nghi thức phụng vụ.
Tỉnh Quảng Trị là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng cũng như hệ thống di tích lịch sử chiến tranh cách mạng đồ sộ. Các di sản này đã hiện hữu với nhiều cấp độ, chứa đựng nhiều giá trị, nếu biết bảo tồn và phát huy hiệu quả thì sẽ mang lại lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thị xã Quảng Trị gắn với nhiều di tích lịch sử, chiến tranh cách mạng. Vì thế, việc phát huy các giá trị lịch sử nhằm giáo dục truyền thống cũng như phát triển du lịch là yêu cầu và mục tiêu phát triển của thị xã.
Từ Quảng Trị, chúng tôi theo đường Quốc lộ 1A trong cơn mưa tầm tã để đến Thánh địa La Vang. Nơi đây có nhiều huyền thoại và là nơi chốn để những tín đồ Thiên Chúa giáo làm cuộc hành hương tìm về vào ngày 15/8 hằng năm mà họ gọi là 'Kiệu'.
Làng Như Lệ, Quảng Trị đẹp như một bức tranh. Thơ mộng và hữu tình bên dòng sông xanh Thạch Hãn, nhưng có ai biết đâu rằng, cách đây 50 năm, từng là tọa độ chết của biết bao nhiêu bộ đội.
Suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, thị xã Quảng Trị là một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, quê hương Quảng Trị. Dù trải qua những tên gọi, đơn vị hành chính khác nhau, song lịch sử thị xã Quảng Trị là một dòng chảy xuyên suốt, với những khúc bi tráng nhưng kiêu hãnh và tự hào; là bản hợp xướng anh hùng ca hòa vào cuộc đấu tranh anh dũng vì độc lập dân tộc và dựng xây quê hương, đất nước.
Trong 2 ngày 26 – 27/6/2022, đoàn Famtrip TP. Hồ Chí Minh gồm cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp lữ hành và một số chuyên gia du lịch đến Quảng Trị khảo sát thực tế về điểm đến và sản phẩm du lịch tại Nhà thờ La Vang; hệ thống giếng cổ Gio An; Khu du lịch biển Cửa Việt và các di tích đặc biệt quốc gia: Thành cổ Quảng Trị, Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc.
Nhằm thực hiện chuyển đổi số trong ngành du lịch, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, ứng dụng trong phát triển du lịch thông minh. Qua đó, giúp du khách có được những trải nghiệm mới về lịch sử, văn hóa và hỗ trợ công tác quản lý di tích.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Quảng Trị lần thứ VII nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: 'Phấn đấu xây dựng thị xã đạt đô thị loại III vào năm 2025, hướng đến đô thị Hòa bình'. Thực hiện nghị quyết trên, UBND thị xã đã ban hành kế hoạch, đề án trên những lĩnh vực nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tập trung xây dựng và phát triển thị xã hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại III.
Là địa phương nằm đầu cầu EWEC về phía Việt Nam, từ năm 1998 Quảng Trị đã tham gia các chương trình hợp tác phát triển EWEC, đây là lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng với các tỉnh trong khu vực miền Trung và với các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Có tuổi đời hơn 100 năm, những công trình dưới đây được coi là biểu tượng của thành phố.
Chỉ một số ít nhà thờ ở Việt Nam vinh dự được nhận danh hiệu cao quý này.
Các nhà thờ cổ với kiến trúc lạ mắt là điểm thu hút du khách khi tới TP.HCM dịp Tết Dương lịch.
Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao của cả nước. Vấn đề phát triển đô thị cũng được định hướng rõ nét, phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển đô thị toàn tỉnh giai đoạn mới; trong đó nhấn mạnh 'Ưu tiên nguồn lực để xây dựng thị xã Quảng Trị phấn đấu đạt đô thị loại III, nghiên cứu mở rộng địa giới hành chính thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị'. 'Xây dựng thị xã Quảng Trị phấn đấu đạt đô thị loại III' là chủ trương có tầm chiến lược, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và Nhân dân thị xã Quảng Trị.
Chúng tôi đến thăm nhà thờ La Vang ở ngoại ô thị xã Quảng Trị. Trong ký ức của tôi vẫn còn in đậm hình ảnh khu nhà thờ này đổ nát điêu tàn trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Bây giờ, ngoài tháp chuông cũ bị đạn bom tàn phá còn lại như một dấu tích thời gian, trên nền đất ấy, một quần thể kiến trúc mới đã mọc lên.
Trong 2 ngày 14-15.8.2019, tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Tổng Giáo phận Công giáo Huế tổ chức lễ hành hương thường niên La Vang 2019 thu hút hàng nghìn giáo dân tham gia sinh hoạt tôn giáo.