Cụ thể hóa 3 chính sách trong Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tập trung vào cụ thể hóa 3 chính sách; trong đó nhằm khắc phục những bất cập của luật hiện hành.

Góp ý Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi): Để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em

Việc mở rộng 'thành viên gia đình' trong Luật này đến mối quan hệ 'cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột' cần nghiên cứu thêm. Liệu bạo lực giữa những người thuộc mối quan hệ này có mang đặc trưng của bạo lực gia đình không.

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, đây là một dạng tệ nạn gây hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau, tác động đến đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, tăng thêm gánh nặng cho hệ thống y tế và các cơ quan tư pháp. Do đó, thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), các cấp, ngành đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong công tác PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh.

'Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc'

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Ngày Gia đình Việt Nam 28-6 hàng năm là một sự kiện nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm 'Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc', hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Xây dựng môi trường văn hóa

Nghị quyết 33 ngày 9-6-2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đặt nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa mà trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa là nhiệm vụ quan trọng đối với các ngành, các cấp.

Huyện Cai Lậy: Hiệu quả từ công tác gia đình

Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện công tác gia đình (CTGĐ), trong đó bám sát tiêu chuẩn gia đình văn hóa để tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững: Nâng cao nhận thức cộng đồng

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc nâng cao nhận thức cộng đồng trong xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững là điều hết sức cần thiết.XÂY DỰNG NHIỀU 'PHÁO ĐÀI'

Góp phần tăng cường vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong phòng, chống bạo lực giới

Từ tháng 6/2019 - 12/2020, Hội LHPN tỉnh triển khai dự án 'Tăng cường vai trò của phụ nữ và trẻ em gái tỉnh Hòa Bình trong phòng, chống bạo lực giới (PCBLG)', được tài trợ bởi Quỹ Thúc đẩy sáng kiến tư pháp (JIFF). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức của phụ nữ, trẻ em gái và thành viên cộng đồng về Luật Bình đẳng giới (BĐG), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ), Luật Trẻ em, các hình thức bạo lực giới (BLG) và biện pháp bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái.

Quy trách nhiệm người đứng đầu để tăng hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình

Phải quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chính quyền để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là chỉ đạo của Chính phủ cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi Lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Gọi 111 để được hỗ trợ khi bạn bị bạo lực gia đình

Tại phiên họp thường kỳ (02/12/2020), Chính phủ đã thảo luận về hồ sơ Lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, đề nghị.