Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) diễn ra trong tuần này, Hàn Quốc sẽ kêu gọi viện trợ vắc xin và các loại hàng hóa y tế khác cho Triều Tiên, dù điều này cần ngoại lệ đối với những biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc, một quan chức cấp cao Hàn Quốc hôm nay cho biết.
Các quan chức chính quyền Biden đánh giá 4 tuần tới sẽ định hình kết quả cuối cùng của xung đột Nga-Ukraine.
Các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tin rằng 4 tuần tới sẽ định hình kết quả cuối cùng của chiến dịch quân sự do Nga phát động tại Ukraine.
Giới chức tại các quốc gia Trung Âu đã bày tỏ lo ngại về thực trạng không thể đáp ứng nhu cầu tiếp nhận hàng triệu người tị nạn từ Ukraine.
Ngày 18/3, Lực lượng Biên phòng Ba Lan cho biết trên 2 triệu người ở Ukraine đã sơ tán sang nước này kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine hôm 24/2.
Theo Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya, vụ máy bay Nga không kích nhà hát Mariupol, Ukraine là tin giả được truyền thông phương Tây dựng lên.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ngày 5/3, Nga đã tuyên bố ngừng bắn một phần nhằm tạo điều kiện mở các hành lang nhân đạo cho dân thường rời khỏi các thành phố Mariupol và Volnovakha của Ukraine. Lệnh ngừng bắn được bắt đầu thực thi từ lúc lúc 10h (giờ địa phương - 14h giờ Việt Nam) cùng ngày. Đây là thỏa thuận mà Nga và Ukraine đã đạt được tại vòng đàm phán thứ hai hôm 3/3 vừa qua.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh liên minh quân sự sẽ tiếp tục làm những gì cần thiết để đảm bảo xung đột Nga-Ukraine không diễn biến trầm trọng hơn và lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine.
Các trung tâm nhân đạo của EU được thiết lập tại Ba Lan, Romania và Slovaki nhằm giúp phân bổ các nguồn hỗ trợ của 27 nước thành viên EU đối với Ukraine thông qua Cơ chế Bảo vệ dân sự của EU.
Ủy ban châu Âu ngày 4/3 thông báo Liên minh châu Âu (EU) đang thiết lập các trung tâm nhân đạo ở các nước thành viên phía Đông gồm Ba Lan, Romania và Slovaki, đồng thời chuẩn bị các kho dự trữ y tế để gửi đến các trung tâm này nhằm hỗ trợ Ukraine.
Hôm thứ Tư (26/1), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia thực hiện các hoạt động nhân đạo ở Afghanistan, nếu không có thể xảy ra một nạn đói khủng khiếp tại quốc gia đang được Taliban nắm quyền này.
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ngày 25/11 cho biết nhà ngoại giao Thụy Sĩ, bà Mirjana Spoljaric Egger đã được bổ nhiệm làm chủ tịch của tổ chức này thay thế ông Peter Maurer. Theo đó, bà Mirjana Spoljaric Egger sẽ là nữ chủ tịch đầu tiên của ICRC.
Không chỉ phải trấn áp biểu tình, chính quyền Taliban mới cũng đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo sâu sắc ở Afghanistan và căng thẳng bùng phát với nước láng giềng Pakistan.
Liên Hợp Quốc đang triệu tập một hội nghị viện trợ tại Geneva vào thứ Hai 13/9 trong nỗ lực quyên góp hơn 600 triệu đô la cho Afghanistan, cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đó sau khi Taliban tiếp quản.
Ngày 8/9, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) Peter Maurer đã kêu gọi các tổ chức nhân đạo quay trở lại Afghanistan và Ngân hàng Thế giới (WB) tạo điều kiện để quốc gia Tây Nam Á này cải thiện hệ thống y tế.
Lực lượng Taliban tại Afghanistan ngày 5/9 tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát tất cả các quận của tỉnh Panjshir ở phía Bắc thủ đô Kabul sau nhiều ngày giao tranh. Tuy nhiên, phía lực lượng kháng chiến đã bác bỏ tuyên bố này.
Các cuộc nói chuyện cho thấy sự tự tin ngày càng tăng của lãnh đạo quân đội Myanmar - Min Aung Hlaing bốn tháng sau cuộc đảo chính.
Ông Peter Maurer, Chủ tịch Ủy ban Hội Chữ thập đỏ Quốc tế, gặp người đứng đầu quân đội Myanmar Min Aung Hlaing trong chuyến thăm đầu tiên tới Naypyitaw sau cuộc chính biến.
Đại sứ Phạm Hải Anh bày tỏ quan ngại về tình trạng dân thường bị thương và thiệt mạng do xung đột vũ trang, trong đó có hàng trăm người dân bị thiệt mạng trong xung đột Israel-Palestine.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an LHQ ngày 25/5 đã tổ chức Thảo luận mở trực tuyến thường niên về chủ đề Bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang.
Ngày 18/5, Phong trào Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế nhấn mạnh sự cần thiết trong việc có các bước 'đặc biệt' nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc tiếp cận vaccine phòng COVID-19 trên toàn thế giới, bao gồm cả thúc đẩy các cuộc đàm phán miễn trừ bằng sáng chế.
Ngày 27-4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi bảo vệ người dân trong xung đột, đảm bảo người dân được tiếp cận đầy đủ nguồn nước, nhu yếu phẩm và dịch vụ y tế để có thể sống sót tại các vùng có chiến sự.
Là một nước từng trải qua nhiều đau thương, mất mát của chiến tranh, Việt Nam có lợi ích và nhu cầu trong thúc đẩy vấn đề bảo vệ cơ sở thiết yếu đối với sự sống của người dân trong xung đột vũ trang.
Nghị quyết do Việt Nam, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an tháng 4/2021, soạn thảo đã lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công vào dân thường tại các khu vực có xung đột vũ trang.
Ngày 30/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi quyên góp 10 tỷ USD giúp Syria và người tị nạn tại các nước láng giềng sau một thập kỷ xung đột cộng thêm tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Mới đây, Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc (LHQ). Điều này đã giúp TPNW đủ điều kiện cần thiết để chính thức có hiệu lực sau 90 ngày, dự kiến vào tháng 1-2021 tới đây. Đồng thời, khẳng định vai trò to lớn của LHQ trong duy trì trật tự, hòa bình thế giới.
Theo thông báo của Liên hợp quốc (LHQ), Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của LHQ, qua đó hội đủ điều kiện cần thiết để Hiệp ước này có hiệu lực sau 90 ngày, dự kiến vào tháng 1/2021.
Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hiệp quốc, hội đủ điều kiện cần thiết để hiệp ước này có hiệu lực sau 90 ngày, dự kiến vào tháng 1-2021.
QĐND - Theo hãng tin ABC News, ngày 25-10 (theo giờ Việt Nam), Liên hợp quốc (LHQ) thông báo Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của LHQ đã hội đủ điều kiện cần thiết để chính thức có hiệu lực sau khi Honduras trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn hiệp ước này.
Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 25/10 tuyên bố, Hiệp ước quốc tế về cấm vũ khí hạt nhân đã được 50 quốc gia phê chuẩn, đủ tiêu chuẩn cho phép văn bản mang tính lịch sử này có hiệu lực sau 90 ngày.
Liên Hợp Quốc tuyên bố Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân sẽ bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2021, bất chấp những lời phản đối của các cường quốc hạt nhân như Mỹ và Nga.
Trong một thông cáo, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC), ông Peter Maurer tuyên bố sự kiện này là 'chiến thắng của nhân loại và hứa hẹn một tương lai an toàn hơn.'
Ngày 24/10, hãng tin AFP dẫn thông báo của giới chức Liên hợp quốc (LHQ) đưa tin, Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của LHQ, qua đó hội đủ điều kiện cần thiết để hiệp ước này có hiệu lực sau 90 ngày, dự kiến vào tháng 1/2021.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 14-10 kêu gọi Armenia và Azerbaijan giám sát lệnh ngừng bắn ở vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Ngày 17/9, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Niger, nước Chủ tịch tháng 9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã họp công khai trực tuyến về các tác động đến vấn đề nhân đạo và hậu quả đến hòa bình, an ninh quốc tế của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.
Ngày 17/9, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Niger - nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trong tháng 9, cơ quan này đã họp phiên trực tuyến đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường đối với các vấn đề nhân đạo, hòa bình và an ninh quốc tế.