NSND Trà Giang trở thành 'người đàn bà vẽ' vào khoảng đầu năm 1999, từ một sự tình cờ. Nhưng vào cuối năm 1999, khi chồng bà - GS Nguyễn Bích Ngọc qua đời, thì hội họa gần như là một sự lựa chọn cho sự an trú tinh thần.
Cuốn sách 'Tình yêu và sự nghiệp' của đôi vợ chồng họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam - Tạ Phương Thảo vừa ra mắt bạn đọc quý 3 năm 2024.
Lần thứ 2, Dũng trống trình làng những bức tranh anh dành nhiều tâm huyết sáng tạo trong 3 năm qua.
Bỏ ngang hội họa để qua nhiều thứ 'nghề', từ thợ hàn, phiên dịch, bầu sô, làm văn, làm báo… khi gần chạm tuổi 70 mới quay về với đam mê thuở ban đầu - 'nghề vẽ'. Đó là cuộc đời Trần Thị Trường, một người đàn bà đa đoan, đi khắp nơi để rồi cuối cùng về lại với chính mình…
Không hiếm nhà báo thích viết văn, cũng chẳng thiếu nhà văn muốn làm báo. Đã theo nghiệp bút nghiên hẳn có ai mà không muốn có được những tác phẩm để đời. Thế Đức cũng vậy, dù anh chỉ là một tay ngang trong làng văn và chẳng phải 'tay dọc' trong nghề cầm cọ.
Triển lãm Khúc vọng xưa sẽ trưng bày 60 tác phẩm tiêu biểu trong suốt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Đình Huống được công chúng mến mộ.
SEA Games 31 đã kết thúc được hơn 1 tuần, thế nhưng với ông Nguyễn Quang Tuấn (74 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn còn đọng lại nhiều cảm xúc. Đó là dư âm của một kỳ Đại hội thể thao với nhiều thành tích xuất sắc. Góp phần cho sự thành công phải kể đến những cổ động viên nhiệt tình trên cả nước, mà ông Tuấn là một ví dụ. Suốt 20 năm qua, ông Tuấn đã miệt mài đi theo 'dấu chân' SEA Games, đến tận nơi cổ vũ cho đoàn thể thao Việt Nam tham gia thi đấu.
Được mệnh danh là 'Cổ động viên số 1 Việt Nam', hay 'Tuấn Trâu vàng', là bởi 20 năm qua, ông Nguyễn Quang Tuấn, 73 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào. Đặc biệt, qua 9 kỳ đại hội thể thao khu vực, ông đã tự làm 9 chiếc mũ phỏng theo hình linh vật SEA Games.
20 năm làm mũ linh vật qua các kỳ SEA Games, người CĐV năm nay bước sang tuổi 73 là điểm nhấn mỗi khi xuất hiện trên khán đài.
20 năm qua, ông Tuấn chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào, với những bộ trang phục và mũ linh vật độc đáo.
Về hưu ông Tuấn bắt đầu sống với đam mê bóng đá của mình, 9 mùa SEA Games năm nào ông cũng làm mũ linh vật đi khắp các nước cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.
Từng dang dở niềm đam mê với hội họa vì bộn bề lo toan cho gia đình, nhà văn Trần Thị Trường sau chuỗi ngày bén duyên với văn chương, đã đột ngột trở lại với bảng vẽ. Triển lãm 'Những cảm xúc bằng màu' được các thành viên hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá là cuộc chơi chuyên nghiệp, chẳng xuất hiện một chút nghiệp dư nào ở đây hay một sự chiếu cố với danh xưng 'nhà văn vẽ'…
Xé giấy cắt dán, cách trẻ nhỏ hay làm trong các bài tập thủ công đã được các họa sĩ Việt thử nghiệm một cách làm đầy hứng thú, dù thành hay bại, được hay mất. Riêng với trường hợp của họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam, để có trình làng cuộc triển lãm 'Hội họa của điêu khắc' lần này, ông đã có những cách 'chế' riêng để biến những bức tranh mang nhiều nét ngây thơ của trẻ nhỏ thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Chúng tôi gặp họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam tại căn nhà mới chuyển về vốn của cha ông là cố họa sĩ Phạm Viết Song trên phố Thiền Quang (Hà Nội). Quanh ấm trà nhỏ, họa sĩ kể nhiều câu chuyện về nơi này, những gắn bó và các lứa học trò xưa của cha mình, rồi mới nói về triển lãm sắp tới của ông có chủ đề 'Hội họa điêu khắc giấy về phụ nữ và tĩnh vật'.
Nhà văn Trần Thị Trường đam mê hội họa từ khi còn nhỏ. Thuở trước, cô thiếu nữ Hà thành xinh đẹp đã theo học lớp vẽ của họa sĩ Phạm Viết Song ở 89 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Lớp vẽ nhỏ với hơn chục học trò của thầy Song thế vậy mà đã có danh họa Trần Văn Cẩn đến thăm và dạy một số giờ. Những bài giảng của các thầy đã gieo vào lòng cô học trò niềm hứng thú cùng ước vọng.