Đào tạo để nâng cao chất lượng tư vấn của các đại lý bảo hiểm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý trong thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng và xử lý các kiến nghị của khách hàng một cách kịp thời, thỏa đáng là giải pháp giúp các công ty bảo hiểm và ngân hàng khôi phục lòng tin của khách hàng tham gia bảo hiểm, theo các chuyên gia.
Bảo Việt Nhân Thọ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 20,6% thị phần với tổng doanh thu phí tương ứng là 16.036 tỷ đồng, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Manulife là một trong hai công ty có mức giảm thị phần lớn nhất nhưng vẫn giữ vị trí á quân với 13.357 tỷ đồng.
Manulife từng vướng lùm xùm sản phẩm bảo hiểm 'Tâm an đầu tư' phân phối qua SCB. Bạn có biết, hãng bảo hiểm này đã tự 'bảo hiểm' bao nhiêu để hủy các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (?!).
Nguyên nhân của sự sụt giảm được cho là do ảnh hưởng phần nào từ cuộc khủng hoảng niềm tin sau nhiều sự cố trên diễn ra thị trường trong thời gian qua cùng sự vào cuộc cùng những yêu cầu thanh tra các đơn vị bảo hiểm trong ngành của các cơ quan quản lý.
Được biết, vị trí quán quân về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới không còn là Manulife mà đã vào tay đối thủ đứng kế sau là Prudential.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 6 tháng đầu năm ước đạt 15.508 tỉ đồng giảm 38,2% so với cùng kỳ năm trước
6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp lớn như Manulife, AIA, Prudential, MB Ageas giảm nghìn tỉ doanh thu phí bảo hiểm, các doanh nghiệp khác cũng giảm hàng trăm tỉ.
Hợp đồng và doanh thu phí khai thác mới của bảo hiểm nhân thọ sụt giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm nay, thị phần nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lớn cũng suy giảm.
NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường hoạt động kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm.
Đào tạo để nâng cao chất lượng tư vấn của đại lý bảo hiểm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý trong thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng và xử lý các kiến nghị, các khiếu nại của khách hàng một cách kịp thời, thỏa đáng là giải pháp giúp các công ty bảo hiểm và ngân hàng khôi phục lòng tin của khách hàng tham gia bảo hiểm, theo các chuyên gia.
Từng được xem là 'con gà đẻ trứng vàng', sau khi thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra loạt sai phạm trong hoạt động bán chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng, hầu hết các nhà băng đều ghi nhận doanh thu bảo hiểm sụt giảm sau nửa đầu năm nay.
Bộ Tài chính đã yêu cầu hàng loạt doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các biện pháp chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, khẩn trương xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm; chủ động phát hiện, xử lý các thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tại doanh nghiệp; hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Bộ Tài chính cho biết, kể từ khi đường dây nóng về các sản phẩm bảo hiểm đi vào hoạt động ngày 21/2/2023, tính đến hết ngày 31/7/2023, Bộ đã tiếp nhận, xử lý 213 kiến nghị, phản ánh qua điện thoại và 479 kiến nghị, phản ánh qua hộp thư điện tử.
Thời gian qua, tình trạng nhân viên bán bảo hiểm tư vấn sai, nhập nhèm, thiếu minh bạch, rồi chuyện ngân hàng 'o ép' khách vay vốn phải mua bảo hiểm nhân thọ…, khiến nhiều người dân bức xúc. Vào tháng 6/2023 vừa qua, Nghị quyết Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV nêu rõ một trong những việc cần làm là thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản 687 về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Tại công văn này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm, bán bảo hiểm qua ngân hàng.
Bộ Tài chính được giao phối hợp với các cơ quan có liên quan khẩn trương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm, bán bảo hiểm qua ngân hàng
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tháng 6/2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm ước đạt 112.741 tỷ đồng, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo thông tin mới nhất từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 5 tháng đầu năm, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới đã giảm 27,5%, trong khi tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới giảm 34,2%.
Trong tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả bồi thường trong 5 tháng qua, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chiếm hơn 2/3 số tiền với hơn 22.000 tỷ đồng.
Những sự cố trên thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) tạo nên màng lọc giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững hơn.
Theo kết quả thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ của Bộ Tài chính, việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng có nhiều sai phạm.
73% là tỷ lệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bán qua ngân hàng bị hủy trong năm đầu tiên. Tức là cứ 10 người mua bảo hiểm nhân thọ, thì có đến hơn 7 người hủy hợp đồng. Điều này đồng nghĩa: hàng ngàn tỷ đồng tiền phí bảo hiểm của khách hàng đã nộp của năm đầu tiên đó bị mất trắng. Vì sao khách hàng lại hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhanh bất chấp thiệt hại đến vậy? Điều gì đằng sau sự tăng nóng bất thường của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bán qua ngân hàng?
Tân Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam Tina Nguyễn có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành, từng làm sếp ở Prudential, Generali.
Với sự vào cuộc của cơ quan quản lý về bảo hiểm, nhiều sai phạm của các doanh nghiệp bảo hiểm đã được gọi tên. Giai đoạn hiện nay, nhiều khách hàng cũng đã thận trọng hơn khi có ý định mua bảo hiểm. Vì thế, các doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải chấn chỉnh để lấy lại niềm tin của khách hàng.
Theo Bộ Tài chính, dự kiến quy mô các gói chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã và sẽ ban hành năm 2023 khoảng 200.000 tỷ đồng. Trong đó, miễn, giảm 79.000 tỷ đồng; gia hạn 121.000 tỷ đồng.
Sau công bố kết luận thanh tra chuyên đề của Bộ Tài chính với 4 DN bảo hiểm, hành động của các DN bảo hiểm trong danh sách và cả thị trường chung… được quan tâm hơn bao giờ hết.
Tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm vốn là 'bí mật' kinh doanh nên chỉ doanh nghiệp bảo hiểm biết và chỉ biết của chính mình, nhưng nay đã được 'bật mí'...
Sau công bố kết luận thanh tra chuyên đề của Bộ Tài chính với 4 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), hành động của các DNBH trong danh sách và cả thị trường chung… được quan tâm hơn bao giờ hết.
Từ nay tới cuối năm, Bộ Tài chính sẽ thực hiện thực hiện thêm 10 cuộc thanh tra với các doanh nghiệp bảo hiểm. Cơ quan này sẽ xử lý nghiêm vi phạm của các doanh nghiệp.
Kết quả thanh tra bán sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancass) tại Prudential Việt Nam chỉ ra, DN hạch toán các khoản chi phí liên quan đến bancass là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2021 chưa đúng quy định với tổng số tiền hơn 740 tỷ đồng.
Sau 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có hoạt động liên kết với ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục thanh kiểm tra với 10 doanh nghiệp bảo hiểm từ nay đến cuối năm.
Được xem là giải pháp bảo vệ khách hàng trước những rủi ro, thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu tường tận các điều khoản trong hợp đồng BHNT, thậm chí có trường hợp còn hiểu lầm về giá trị thực của loại hình này.
Lo ngại niềm tin trong nước và nội tệ chịu áp lực, các nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ xô ra nước ngoài để gửi tiền bằng USD và mua bảo hiểm Hồng Kông (Trung Quốc).
Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính tại Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential (Việt Nam) chỉ ra, doanh nghiệp này tính phí bảo hiểm không chính xác theo cơ sở kỹ thuật và biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Theo Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính được công bố mới đây, Bảo hiểm Prudential có nhiều vấn đề còn tồn tại như tính phí bảo hiểm không chính xác, hạch toán tài chính chưa đúng quy định…
Dù nhiều năm phát triển ở ngưỡng hai chữ số, song nửa đầu năm nay do vướng vào nhiều lùm xùm, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường lần đầu tăng trưởng âm.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy nửa đầu năm nay, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường lần đầu ghi nhận tăng trưởng âm.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, sẽ có kế hoạch triển khai thanh tra toàn diện 10 doanh nghiệp bảo hiểm từ nay đến cuối năm, tập trung nội dung liên kết kinh doanh của công ty bảo hiểm và các ngân hàng.
6 tháng cuối năm, Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch thanh, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
PVcomBank cho biết, ông Nguyễn Đình Huệ đã thực hiện ký đầy đủ trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, giấy bàn giao hợp đồng bảo hiểm, các chữ ký điện tử… Đồng thời cũng xác nhận qua điện thoại việc tham gia cả ba hợp đồng bảo hiểm với các quyền lợi và rủi ro tương ứng của sản phẩm.
Về kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, từ nay tới hết năm 2023 sẽ thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm.
Bộ Tài chính chỉ ra hàng loạt sai phạm của đại lý bảo hiểm nhân thọ tại ngân hàng như ký thay bên mua bảo hiểm, khai sai thông tin khách hàng, chậm bàn giao hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, ngoài thiếu cơ chế xử lý đại lý vi phạm, dường như doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) bỏ ngỏ quyền lợi khách hàng.
Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính về việc bán bảo hiểm qua ngân hàng tại 4 DN bảo hiểm Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife đã chỉ ra hàng loạt sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.
Ngay từ đầu năm 2023, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp bảo hiểm và mới đây đã công bố kết quả thanh tra 4 doanh nghiệp. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2023 sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra, thanh tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư.