Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã có 7 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí trên toàn cầu mỗi năm. Để hạn chế những ca tử vong do ô nhiễm không khí, đeo khẩu trang là một cách phòng tránh hiệu quả.
Kiến nghị: Hiện nay mỏ đá của Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên đã được quy hoạch, cử tri và nhân dân bản Na Láy, xã Na Ư (huyện Điện Biên) lo lắng khi đưa vào khai thác, hoạt động sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống người dân trong bản. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, xem xét điều chỉnh quy hoạch mỏ đá để không ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Thời gian gần đây Hà Nội đang trong 'mùa ô nhiễm không khí'. Cùng với tình trạng đốt rơm rạ lại tái diễn khiến khói bụi mù mịt, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí, đe dọa sức khỏe người dân và mất an toàn giao thông.
Bầu không khí lúc nào cũng trong tình trạng ngột ngạt, mây mù là tình trạng đã diễn ra suốt thời gian qua tại Hà Nội, cảnh báo độ ô nhiễm tại Thủ đô.
Theo chuyên gia, thời gian gần đây Hà Nội đang trong 'mùa ô nhiễm không khí', các chỉ số ô nhiễm không khí và nồng độ bụi mịn nhiều thời điểm ở mức có hại cho sức khỏe người dân.
Theo AirVisual, chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) tại TP.HCM vào 8h hôm nay (24/10) ở ngưỡng không lành mạnh, trên 160 đơn vị.
Trong những năm gần đây, Hà Nội thường xuyên nằm trong tốp những thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới. Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn đối với môi trường, xã hội và đặc biệt là sức khỏe con người. Bởi vậy, yêu cầu cấp thiết là phải triển khai các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, duy trì và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Hà Nội.
Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch quốc gia quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường không khí ở nước ta thời gian tới.
Theo yêu cầu của UBND TP. Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện nếu để xảy ra tình trạng sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn. Đây là một trong những biện pháp của Hà Nội nhằm xóa bỏ hoàn toàn 'những lò sinh độc tố'.
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường làng nghề luôn được tỉnh quan tâm triển khai, đảm bảo yêu cầu theo quy định; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề tại địa phương được kiện toàn; 19/29 làng nghề thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường; 12/29 làng nghề đưa nội dung này vào hương ước, quy ước của địa phương.
Dù đang trong thời gian triển khai (từ tháng 2.2022 – 9.2022) nhưng hiện số xe máy được đo kiểm tại TP.Đà Nẵng đã hơn 3.000 xe.
Thông tin báo cáo từTrung tâm Quan trắc kỹ thuật môi trường Bình Dương, cho biết trong tháng 1-2022, nồng độ 14/17 thông số quan trắc, bao gồm: Bụi tổng, bụi PM10, CO, NO2, SO2, O3, bụi chì, benzen, xylen, toluene… tại tất cả các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh đều đạt ngưỡng quy chuẩn cho phép theo quy định Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05:2013 và QCVN 06:2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Theo báo cáo mới đây (ngày 1/12) của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong số 10 tỉnh miền Bắc có nồng độ bụi mịn PM 2.5 trung bình năm vượt tiêu chuẩn cho phép, TP Hà Nội có chỉ số ô nhiễm cao nhất.
Sáng 1/12, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng, ĐH Quốc gia Hà Nội phối hợp với Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam tổ chức hội thảo 'Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020 và Ứng dụng dữ liệu vệ tinh trong giám sát ô nhiễm'.
Ngày 1/12, Báo cáo 'Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020 sử dụng dữ liệu đa nguồn' được công bố đã cho thấy một bức tranh đầy đủ hơn về ô nhiễm không khí cả về không gian và thời gian.
Mặc dù ô nhiễm bụi PM2.5 tại Hà Nội năm 2020 giảm 16% so với năm 2019, tuy nhiên, Hà Nội vẫn đứng thứ 6 trong xếp hạng các tỉnh, thành phố có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2020 cao nhất.
Theo báo cáo hiện trạng bụi mịn PM2.5, 40% số tỉnh thành miền Bắc có chỉ số ô nhiễm không khí vượt chuẩn là áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách.
Theo báo cáo, Hà Nội là thành phố có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm cao nhất. Các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An (miền Trung) và TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai (miền Nam) có nhiều khu vực trong tỉnh/thành bị ô nhiễm bụi PM2.5.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo 'Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020 và Ứng dụng dữ liệu vệ tinh trong giám sát ô nhiễm và nghiên cứu', tổ chức theo hình thức trực tuyến sáng ngày 1/12.
Năm 2019, Hà Nội có 2.855 ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM 2.5 ( tương đương khoảng 35,5 ca/ 100.000 dân). Hoàn Kiếm và Ba Đình là hai quận có tỷ suất tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí (ONKK) cao.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 lên sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019, nồng độ bụi PM2,5 trên toàn thành phố Hà Nội vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia, từ đó gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong và nhập viện do phơi nhiễm với bụi PM2,5 tại Hà Nội là đáng kể.
Chất lượng môi trường không khí khu vực miền Bắc tháng 7.2021 được cải thiện hơn so với tháng 6.2021.