Sau 7 năm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), gỡ cảnh báo 'Thẻ vàng' của Ủy ban châu Âu (EC) và qua 4 đợt thanh tra của EC, đến nay tình hình chống khai thác IUU của nước ta đã đạt được một số kết quả nổi bật. Đó là đã hoàn thiện khung pháp lý; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia, kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu theo quy định, xử phạt vi phạm khai thác IUU được tăng cường hơn trước… Góp vào kết quả đó, tỉnh Sóc Trăng là một trong những địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý đội tàu đánh bắt cá trên biển, không để tàu cá khai thác trái phép vùng biển nước ngoài.
Dự án 'Thiết lập hệ thống thu gom và chuyển đổi bạt lót ao đã qua sử dụng một cách bền vững, hiệu quả và có khả năng mở rộng tại tỉnh Sóc Trăng' đã được khởi động nhằm giải quyết rác thải nhựa trong nuôi trồng thủy sản.
Ngày 29/10, tại thành phố Sóc Trăng đã diễn ra sự kiện khởi động dự án 'Thiết lập hệ thống thu gom và chuyển đổi bạt lót ao đã qua sử dụng một cách bền vững, hiệu quả và có khả năng mở rộng tại tỉnh Sóc Trăng'.
Ngày 29/10, tại khách sạn Ngọc Thu (thành phố Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng phối hợp cùng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Evergreen Social Ventures tổ chức Lễ khởi động Dự án 'Thiết lập hệ thống thu gom và chuyển đổi bạt lót ao đã qua sử dụng một cách bền vững, hiệu quả và có khả năng mở rộng tại tỉnh Sóc Trăng'. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Huệ Chi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng; Quách Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng; ông Jan Zellmann - Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Evergreen Social Ventures.
Sóc Trăng nỗ lực thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), thực hiện mục tiêu gỡ 'thẻ vàng' của Ủy ban châu Âu đối với thủy sản Việt Nam trong năm 2024.
Cùng với cả nước, tỉnh Sóc Trăng nỗ lực thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp theo quy định (IUU), mục tiêu gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam trong năm 2024.
Ngày 10/10, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng diễn ra Hội nghị Triển khai hệ sinh thái nông nghiệp số phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tham dự có đồng chí Quách Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở.
Ngày 9/10, đồng chí Lê Văn Hiểu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Sóc Trăng đi khảo sát mô hình phát triển kinh tế ở xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên. Cùng đi với đoàn có đồng chí Quách Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng; đồng chí Đào Đắc Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên.
Ngày 1/10, đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng làm trưởng đoàn khảo sát tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Phú. Tham gia đoàn có các đồng chí: Lâm Tiến Thạch - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Long Phú; Quách Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng; lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở; lãnh đạo UBND huyện Long Phú.
2 cán bộ nữ được bổ nhiệm vị trí Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 20/9, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng diễn ra Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về công tác cán bộ. Đến dự có đồng chí Lâm Hoàng Nghiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng; lãnh đạo các ban ngành liên quan; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở.
Hiện nay, một số nông dân ở tỉnh Sóc Trăng đã thành công với kỹ thuật nuôi tôm theo hướng cân bằng sinh học, không sử dụng hóa chất nhằm làm giảm thiểu tác hại đối với môi trường. Đây là mô hình nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 1/4, tại Cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng phối hợp UBND huyện Trần Đề tổ chức kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2024) và thả 2 triệu con tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thông ngành thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024), ngày 1/4, các địa phương đã thả hàng triệu con giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Ngày 1.4, tại cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện Trần Đề tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản (1.4.1959 - 1.4.2024) và thả 2 triệu con tôm sú giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Ngày 24/2, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo bàn giải pháp để có nguồn giống tôm chất lượng cho vụ nuôi năm 2024, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Do đem lại hiệu quả kinh tế cao, cá chẽm được nông dân Sóc Trăng nuôi nhiều thời gian qua. Tuy nhiên, giá cá chẽm đang giảm mạnh khiến người nuôi lao đao.
Được kỳ vọng trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững với kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 10 tỷ USD, nhưng hiện nay, ngành tôm đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Người nuôi tôm ở các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang lao đao trước cơn trượt giá tôm chưa từng có trong vòng 10 năm qua. Nhiều người đã phải 'treo ao' khi hết tiền đầu tư tiếp.
Đưa thức ăn nuôi tôm trở thành mặt hàng 'quản lý có điều kiện về giá' để làm rõ giá thành sản xuất thực sự của nhà máy nhằm công bố giá phù hợp hơn so với hiện nay. Đây là nội dung được các đơn vị liên quan thống nhất tham mưu với UBND tỉnh Sóc Trăng để kiến nghị đến trung ương nhằm giúp người nuôi tôm có điều kiện tiếp cận sản phẩm đầu vào với giá hợp lý hơn…
Giá cả thị trường trong tuần này: Giá vàng, thịt heo, rau xanh, xăng... đồng loạt tăng; trong khi giá tôm rớt không phanh.
Trong những tháng đầu năm nay, người nuôi tôm Sóc Trăng không những gặp khó khi giá tôm nguyên liệu liên tục giảm mà các chi phí chăm sóc, giống, thuốc, thức ăn lại tăng khiến càng thêm khó khăn.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tại Sóc Trăng, giá tôm thương phẩm liên tục giảm mạnh trong khi giá thức ăn cùng các chi phí đầu vào khác phục vụ cho nuôi tôm gia tăng đã khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn. Giá tôm giảm, không chỉ ảnh hưởng đến người nuôi mà còn làm chậm tiến độ thả tôm trên địa bàn.
Để hoàn thành kế hoạch 4,3 tỷ USD trong năm nay, sản phẩm tôm cần có những giải pháp tăng sức cạnh tranh, nhất là cải thiện giá thành.
Hiện đang là mùa thu hoạch tôm chính vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Dù trúng mùa nhưng giá tôm lại rất thấp khiến người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tại Sóc Trăng giá tôm thương phẩm liên tục giảm mạnh trong khi giá thức ăn cùng các chi phí đầu vào khác phục vụ cho nuôi tôm gia tăng đã khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn. Giá tôm giảm, không chỉ ảnh hưởng đến người nuôi mà còn làm chậm tiến độ thả tôm trên địa bàn.
Theo dự báo của ngành chuyên môn, mùa mưa năm 2023 ở khu vực Nam Bộ có khả năng bắt đầu sớm hơn so hàng năm, từ 10- 25%. Cuối tháng 4 và tháng 5, các nơi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bước vào giai đoạn chuyển mùa, mưa sẽ xuất hiện nhiều hơn với những đợt mưa vừa, mưa to và dông mạnh, dẫn đến môi trường biến động lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh đối với con tôm nuôi. Do đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo kịp thời để hộ dân chủ động trong việc bảo vệ diện tích tôm nuôi, giảm thiểu rủi ro do môi trường, dịch bệnh trong mùa vụ nuôi tôm.
Chùm 3 bài viết về chủ đề: 'Phát triển bền vững nghề nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long' sẽ đề cập đến những khó khăn của bà con nông dân và cách nâng cao năng suất, chất lượng, tạo sức cạnh tranh.
Trước tình hình nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh cũng như biến động của thị trường, ngành nông nghiệp các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tiên tiến, thân thiện với môi trường trong suốt quá trình nuôi tôm cho nông dân.
Mặc dù là vùng nuôi trọng điểm của cả nước và liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua, nhưng nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang xuất hiện các vấn đề mất ổn định, chưa khai thác hết tiềm năng. Chính vì vậy, bài toán phát triển kinh tế ngành tôm theo hướng bền vững vẫn còn nhiều sự bỏ ngỏ…
Ngày 31/3, tại Cảng cá Trần Đề, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng phối hợp UBND huyện Trần Đề, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức thả con giống thủy sản ra môi trường tự nhiên.
Đầu mùa khô là thời điểm bà con nông dân thả tôm giống bắt đầu vụ nuôi mới, nhưng do thiếu nước mặn nên nhiều địa phương ở ĐBSCL đã thả giống trễ so với thời vụ hơn 1 tháng.
Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh; trong đó khai thác biển chiếm vị trí quan trọng.
Mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022 của tỉnh Sóc Trăng được xem là khung lịch thời vụ tương đối phù hợp, mặc dù giai đoạn đầu vụ thả nuôi tôm gặp khó do độ mặn thấp, các đợt dịch bệnh xuất hiện với tần suất dày, dẫn đến tiến độ thả nuôi tôm chậm. Tuy nhiên, dựa vào khung lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai, người nuôi tôm đã bố trí việc thả nuôi tôm phù hợp nên khống chế tỷ lệ tôm nuôi thiệt hại dưới 5%, góp phần cho vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022 thắng lợi về năng suất và sản lượng. Tiếp nối thành công vụ tôm nuôi năm 2022, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai lịch mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2023, bắt đầu từ ngày 15/1/2023 và sẽ kết thúc vào ngày 30/9/2023.
Mặc dù khẳng định được hiệu quả kinh tế, nhưng hình thức nuôi tôm công nghệ cao tác động đến môi trường, vì nguồn nước và thức ăn thải ra bên ngoài ao nuôi tôm là rất lớn. Ý thức được vấn đề trên, nhiều cơ sở, hộ nuôi tôm công nghệ cao đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh, ngay từ khi bắt đầu triển khai và phát triển hình thức nuôi tôm công nghệ cao, nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế và môi trường tại khu nuôi, vùng nuôi.