Hạt nhân quy tụ sức mạnh lòng dân

Mặc dù được triển khai trong thời gian chưa dài song hiệu quả của việc nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh từng bước được khẳng định. Việc thực hiện mô hình đã góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.

Thủ phủ đối ngoại thời chiến

Đầu năm 1973, những chiếc tàu đầu tiên cập cảng Đông Hà mang theo vật liệu xây dựng gồm xi măng, khung sườn bằng sắt, tôn, ván, từ miền Bắc chuyển vào với quyết tâm cao nhất để công trình hoàn thành đúng dịp kỷ niệm lần thứ 4 ngày thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN (6/6/1969- 6/6/1973).

Sự tưởng niệm thiêng liêng mà sâu lắng

Phù sa sông Hiếu tự ngàn xưa đã bồi tụ đôi bờ, làm nên những xóm làng sum suê cây trái, phong nẫm mùa màng. Một sáng mai nào đó, trong hanh hao nắng gió đầu thu như thế này, từ bến Đuồi, nơi ngày xưa cho đến bây giờ, những con thuyền hẹn ngày phiên chợ vẫn tìm lên, phóng tầm mắt qua bên kia bờ Bắc dòng Hiếu Giang sẽ thấy một sắc xanh tre trúc, bãi biền từ Tam Hiệp gối dần về Lâm Lang, Cam Vũ, Nhật Lệ, Thọ Xuân, Thiện Chánh; ngước lên phía Tây sẽ thấy Bắc Bình, Ba Thung, Quật Xá nhòa với màu mây núi đồi trùng điệp, rồi men theo đường số 9 là những tên làng thân thuộc dấu yêu của Cam Lộ.

Hiệu quả từ các chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở Cam Lộ

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm qua, huyện Cam Lộ quan tâm thực hiện nhiều chính sách đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người nông dân. Đến nay, trên địa bàn huyện Cam Lộ đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường, huy động được sự đóng góp của các thành phần kinh tế, phát huy các nguồn lực con người, khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản.

Ai về Quật Xá

Nằm giữa dòng sông Hiếu và Quốc lộ 9, thôn Quật Xá thuộc xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, là một làng quê miền núi có phong cảnh hữu tình, dân cư thuần hậu, chứa đựng nhiều điều chưa khám phá và vẫn đang từng ngày đi lên trên hành trình xây dựng nông thôn mới.

Người nghèo hiến đất xây trường

Tại thôn Quật Xá, xã Cam Thành, một trong những địa phương vẫn còn nhiều khó khăn của huyện Cam Lộ, chúng tôi được nghe người dân kể về câu chuyện tình nguyện hiến đất xây trường của gia đình anh Phạm Đức Minh. Nhờ nghĩa cử cao đẹp đó, những đứa trẻ ở vùng quê này đã có ngôi trường rộng rãi, khang trang để học tập.

Từ vùng chiến địa năm xưa đến miền quê đáng sống

Những ngày này cách đây 48 năm về trước, quân và dân Cam Lộ đã phối hợp với bộ đội chủ lực liên tiếp tấn công địch và thu được thắng lợi to lớn từ phong trào đồng khởi, diệt ác, phá kềm, tấn công nổi dậy, giành quyền làm chủ, khiến cho Mỹ- ngụy từ hoang mang giao động đến suy sụp toàn diện, mà đỉnh cao là chiến dịch mùa xuân lịch sử, giải phóng hoàn toàn quê hương Cam Lộ vào ngày 2/4/1972.

Rong ruổi xứ Cùa

Cho đến thời nay thì xứ Cùa không còn xa lạ với người dân Quảng Trị, thậm chí kể cả nhiều nơi khác. Dù vậy để hiểu về vùng đất này không phải là chuyện ngày một ngày hai. Bởi lẽ xứ sở một thời khá biệt lập này còn ẩn chứa trong mình nhiều điều lý thú chưa thể nào nói hết và cần tiếp tục khám phá, mà ngay cả với nhiều người dân bản địa, nhất là lớp trẻ, khi chạm đến chiều sâu của đất và người nơi đây nhiều lúc cũng không khỏi ngỡ ngàng.

Huyện Cam Lộ: Thêm 5 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh

UBND huyện Cam Lộ vừa có Quyết định số 2411/QĐ-UBND công nhận 4 thôn, khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 1 khu phố đạt chuẩn đô thị văn minh mức 1 năm 2019, nâng tổng số khu dân cư kiểu mẫu trên địa bàn huyện lên 7 đơn vị.

Sản xuất lạc an toàn theo mô hình nông nghiệp thông minh

Cam Lộ là địa phương có nhiều diện tích đất bãi bồi ven sông phù hợp để phát triển cây lạc và thực tế loại cây này đã trở thành cây trồng chủ lực truyền thống của huyện. Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây lạc nên sản xuất lạc ở Cam Lộ chưa thực sự bền vững. Để cải thiện tình hình sản xuất lạc, huyện Cam Lộ được dự án 'Cải thiện Nông nghiệp có tưới' hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu' (CSA) đầu tư các mô hình sản xuất lạc theo phương pháp mới và đã mang lại hiệu quả tích cực, hình thành tập quán canh tác tiến bộ cho nông dân.