Đôn đốc đến cùng các kết luận, kiến nghị giám sát

Khẳng định quyết tâm đôn đốc, theo đến cùng các kết luận, kiến nghị giám sát, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng đất có nguồn gốc từ đất nông, lâm trường quốc doanh giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng theo đúng quy định, hoàn thành trong năm 2024; chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân tại các Khu tái định tư tập trung vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét…

Dân sống khổ trong dự án 'đắp chiếu' nhiều năm ở Thái Nguyên

Tình trạng sạt lở ở dự án khu tái định cư tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên khiến nhiều hộ dân sống trong sợ hãi mỗi khi mùa mưa tới.

Khảo sát việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Lạng Sơn

Sáng 20/7, Đoàn khảo sát của Vụ Dân tộc thuộc Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức khảo sát việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Ban Dân tộc và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn.

Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao thiên tai, đặc biệt khó khăn

Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song tiến độ sắp xếp, bố trí ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi ở mới vẫn đạt thấp so với mục tiêu, kế hoạch, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân, nhất là vào mùa mưa lũ.

Xem xét cơ chế đặc thù tạo quỹ đất cho sắp xếp dân cư

Một trong những khó khăn trong việc sắp xếp, ổn định dân cư hiện nay là quỹ đất. Nhà nước cần xem xét có cơ chế đặc thù chuyển đất nông, lâm nghiệp kém hiệu quả sang đất ở.

Phòng chống lũ, ngập úng vùng trũng, khu vực đô thị

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 201 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với 5.273 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai cần phải có phương án bố trí sắp xếp, ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó, riêng khu vực thường xuyên bị ngập úng có 70 điểm với 1.830 hộ, gồm: huyện Mai Châu 111 hộ, Lạc Thủy 740 hộ, Cao Phong 8 hộ, Yên Thủy 659 hộ, Lương Sơn 289 hộ, Kim Bôi 23 hộ.

Giúp người dân yên tâm sinh sống

Tân Sơn là huyện có đặc thù địa hình nhiều đồi núi dốc, dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất nên nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai với người dân là rất lớn. Xác định việc bố trí tập trung, xen ghép và tại chỗ từng bước ổn định dân cư, giúp nhân dân yên tâm sinh sống, thời gian qua, công tác tái định cư cho người dân vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn nhằm ổn định, nâng cao đời sống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ người dân, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững… luôn được các cấp chính quyền huyện quan tâm chú trọng.

Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai: Nhu cầu nhiều, nguồn lực ít

Nguồn lực đầu tư chưa đảm bảo, phê duyệt kế hoạch chậm, định mức hỗ trợ cho người dân còn thấp... khiến việc triển khai thực hiện công tác bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu.

Đề cao cảnh giác tại các khu dân cư có nguy cơ thiên tai cao

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, vừa qua, Sở NN&PTNT tổ chức đoàn kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập và các khu dân cư (KDC) năm 2022. Theo đó đã kiểm tra các trọng điểm trong công tác PCTT như: Sạt lở đất, đá, các khu tái định cư, khu vực xảy ra hoặc nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét. Đồng thời, rà soát toàn bộ hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai khi có mưa lũ, phân loại đối tượng thiên tai và xác định hình thức bố trí dân cư; lập phương án, kế hoạch bố trí ổn định dân cư lâu dài theo các hình thức phù hợp với từng địa bàn, khu vực.

Cần thêm nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, chống thiên tai

Trong những năm qua, trước ảnh hưởng nặng nề do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đã có nhiều chính sách, dự án hỗ trợ kinh phí cho người dân, nhất là các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xây dựng nhà ở phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tỉ lệ lớn nhà ở bán kiên cố, không đảm bảo an toàn cho người dân mỗi khi mùa mưa bão đến. Do vậy, cần nhiều hơn nguồn lực hỗ trợ để giúp người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai có được nhà ở an toàn.

Đảm bảo an toàn khu dân cư trước thiên tai, mưa bão

Theo rà soát, hiện trên địa bàn tỉnh có 187 điểm dân cư, với 4.003 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai cần phải có phương án bố trí sắp xếp, ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng.

Tích cực tuyên truyền xóa bỏ cây có chứa chất ma túy

Thời gian qua các ngành chức năng của tỉnh và UBND các địa phương trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xóa bỏ cây có chứa chất ma túy.

Di dân khỏi vùng nguy hiểm, kết quả chưa như mong đợi

Văn hóa và Đời sống - Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Quyết định 1776) đã mở ra cơ hội để các huyện miền núi Thanh Hóa sớm ổn định cuộc sống của người dân vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, việc di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm chưa đạt kết quả như mong đợi.

Còn nhiều khu dân cư, hộ dân có nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ

Với đặc điểm địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và sông, suối nhiều, do vậy, trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn nguy cơ thiên tai về sạt lở đất, đá lăn rất lớn. Thực tế trong những năm gần đây, năm nào tỉnh cũng chịu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, xử lý vụ sụt đất tại huyện Chương Mỹ

Trong nội dung Công văn số 3338/VP-KT, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đề nghị các sở, ngành liên quan, UBND huyện Chương Mỹ thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền về xử lý sụt đất tại đội 7, thôn 2, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ.

Xuân tươi mới những buôn làng

Năm 2020, tỉnh Lâm Đồng có 73.697 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thu nhập bình quân người/năm đạt 32,766 triệu đồng, tăng 12,687 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS cuối năm 2020 còn 3,58%, giảm 2% so với năm 2019. Nhiều bức tranh tươi mới về đời sống vùng đồng bào DTTS trong tỉnh đang rạo rực đón chào mùa Xuân Tân Sửu.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN

Thực tế cho thấy, hoạt động giám sát của Quốc hội luôn đổi mới, thúc đẩy chuyển động mạnh mẽ trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Đóng góp vào kết quả chung đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức triển khai thực hiện hoạt động giám sát, khảo sát trên địa bàn tỉnh với nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của cử tri và Nhân dân.

Thừa Thiên – Huế: Hơn 322 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cần phải di dời

Kiểm tra, rà soát trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có hơn 322 hộ dân, với 1.528 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cần phải di dời tái định cư. Dự kiến kinh phí hỗ trợ di dời, tái định cư khoảng 102 tỷ đồng.

Nghệ An: Các dự án di dời khẩn cấp vẫn trong tình trạng 'đủng đỉnh'

Nghệ An là một trong những địa phương thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất mỗi khi mưa bão, nhiều địa bàn bị tác động nặng nề cần di dời khẩn cấp. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần xây dựng dự án tái định cư ở các vùng có nguy cơ cao mang tính cấp bách, đảm bảo an toàn cho người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều dự án di dân khẩn cấp đang quá chậm, gây bức xúc cho người dân.

Nước sông Lam dâng cao, người dân Hưng Hòa (TP.Vinh) thấp thỏm chạy lũ

Xóm Thuận Hòa, xã Hưng Hòa là điểm xung yếu, thường xuyên ngập lụt trên địa bàn TP.Vinh, do đó, khi có thông tin về hoàn lưu bão số 8 gây mưa lớn và có cơn bão số 9 đã hình thành, bà con xóm Thuận Hòa đã gấp rút kê cao tài sản, chủ động các phương án ứng phó.

Hưng Hòa (TP. Vinh): Dự án di dân chậm trễ, 67 hộ dân ngoài đê thấp thỏm

Mấy ngày nay, mặc dù không có mưa lớn nhưng do nước từ thượng nguồn đổ về lớn nên xóm Hòa Lam trước đây và nay là xóm Thuận Hòa, xã Hưng Hòa (TP. Vinh) sống ngoài đê đã bị ngập nặng.

Phú Tân chủ động nhiều giải pháp trước biến đổi khí hậu

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân (An Giang) thiệt hại do tình hình thiên tai khoảng 55,634 tỷ đồng bởi các nguyên nhân: sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch; thiệt hại do mưa, giông, lốc. Để đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản, mùa màng, nhất là những tháng cuối năm, huyện Phú Tân đã triển khai nhiều giải pháp yêu cầu các ngành, chính quyền địa phương tăng cường công tác phòng, chống, cảnh báo, vận động người dân nâng cao ý thức trước những hiện tượng thời tiết cực đoan.

Khu tái định cư Lạng Khê - Con Cuông: Hoang tàn sau gần 10 năm thi công dang dở

Gần 10 năm sau ngày khởi công, dự án Khu tái định cư Lạng Khê Con Cuông đã 'ngốn' hơn 18 tỷ đồng tiền đầu tư. Điều đáng nói, số tiền đổ ra lớn là vậy nhưng chỉ biến cảnh đồi núi thành một khu đất hoang vu…

Chủ động phương án ổn định dân cư trong khu vực có nguy cơ mất an toàn cao

Theo kết quả kiểm tra, rà soát của Sở NN&PTNT về công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) trước mùa lũ bão năm 2020, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 234 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao, với 2.721 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai, cần phải có phương án bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai từ cơ sở

Thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN); đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh năm 2020, các địa phương đã chủ động triển khai các nhiệm vụ.

Đề cao cảnh giác, phòng chống đá lở, đá lăn

Vào 21h42p ngày 19/10, một tảng đá to từ trên đỉnh núi cao cách xa nhà hàng trăm mét trượt xuống, văng qua vườn cây, đánh vỡ cột nhà và văng tiếp vào giường ngủ của 4 mẹ con đang nằm, làm cháu L.T.T.N (sinh năm 2008) ở xã Suối Nánh (Đà Bắc) bị thương nặng. Dù được đưa đi cấp cứu, nhưng cháu không qua khỏi.

Người dân vùng lũ dọc sông Ba ổn định cuộc sống sau tái định cư

Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Phú Yên triển khai bố trí nơi ở ổn định cho 115 hộ dân vùng sạt lở sông Ba (thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa) theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. So với trước đây, cuộc sống của người dân đã ổn định, từng bước phát triển sản xuất sau khi được tái định cư.

Hà Nội: 43.413 hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai

Sở NN&PTNT Hà Nội vừa rà soát việc bố trí dân cư vùng thiên tai theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP năm 2019.

Thái Nguyên: Thành lập tổ công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến các khu tái định cư bỏ hoang

UBND tỉnh Thái Nguyên đã thành lập tổ công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến các khu tái định cư (TĐC) theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án tái định cư 'đắp chiếu' ở Thái Nguyên: Thêm công trình 'chết' tại Đồi Tròn

Mặc dù đã hoàn thành từ nhiều năm nay, nhưng hệ thống xử lý nước sạch sinh hoạt được đầu tư kinh phí lớn tại Khu tái định cư (TĐC) Đồi Tròn thuộc xã Lục Ba, huyện Đại Từ vẫn nằm 'chết' không thể sử dụng, cùng một số hạng mục công trình vẫn ngổn ngang.