Ngày 9/7, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông xác nhận, Sở đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm thủ tục để đưa ra đấu giá 40 mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn. Các mỏ này có tổng trữ lượng tài nguyên dự báo là hơn 31,7 triệu m3; phân bổ tại 8 huyện, thành phố của tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo, cung cấp tọa độ, ranh giới 37 dự án đầu tư đang tạm ngưng triển khai nhiều hạng mục do vướng quy hoạch bô-xít (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg, ngày 18/7/2023 về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050).
Tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Cục Địa chất Việt Nam sớm xác định tài nguyên, trữ lượng bauxite đã được đánh giá làm cơ sở để tỉnh tháo gỡ khó khăn khi triển khai các dự án.
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về đề nghị của Công ty TNHH Kiến trúc Xây dựng Hưng Thịnh liên quan đến khu vực vàng gốc Nước Vin, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công trọng điểm trong thời gian qua là rất hạn chế. Ngoài dự án Quảng trường Trung tâm thành phố Gia Nghĩa và dự án khai thác mỏ bôxít Nhân Cơ (huyện Đắk R'lấp) có kết quả đáng ghi nhận thì các dự án còn lại cơ bản là chậm.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công trọng điểm trong thời gian qua là rất hạn chế.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan rà soát các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.
Trong các ngày từ 1 - 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội hai tỉnh Đắk Nông, Vĩnh Phúc đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tại các buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến thiết thực, thời sự đã được cử tri nêu ra.
Bình Định xin chủ trương đưa 2 điểm mỏ khai thác khoảng sản ra khỏi quy hoạch khoáng sản cả nước; đề nghị chấm dứt hiệu lực 8 giấy phép thăm dò. Mục đích để thực hiện lập, triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên nêu nhiều khó khăn của địa phương vì tình trạng quy hoạch khoáng sản chồng lấn với các quy hoạch khác, làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng 5 tỉnh Tây Nguyên tổ chức rà soát và báo cáo Thủ tướng trước ngày 20-7 về việc xử lý các vướng mắc liên quan đến chồng lấn quy hoạch bauxite.
Kết nối giao thông, liên kết phát triển du lịch và chia sẻ thu hút đầu tư là 3 việc các tỉnh Tây Nguyên có thể làm ngay để bứt phá, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên gợi mở tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ 3 diễn ra chiều 23/6.
Công tác truyền thông được đánh giá là cầu nối và công cụ quan trọng giúp lan tỏa, góp phần triển khai thành công các quy hoạch ngành quốc gia.
Sáng 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng...
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép, VLXD, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp đầu tư sử dụng rác thải để thay thế nhiên liệu đốt, sử dụng phế thải công nghiệp để thay thế nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên để giảm chi phí nguyên, nhiên liệu trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong sản xuất vật liệu xây dựng.
Hai dự án tái định cư phục vụ thi công cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương (Lâm Đồng) đang gặp rất nhiều trở ngại, không thể xây dựng hạ tầng kỹ thuật do vướng vào quy hoạch khai thác bauxite.
Lãnh đạo TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) liệt kê nhiều khu đất ở vị trí đắc địa của địa phương, sắp tới kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.
Lâm Đồng tìm vị trí khác để thực hiện dự án nâng cấp bãi rác chôn lấp chất thải rắn nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến diện tích đất có rừng tự nhiên, khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản.
Tỉnh Lâm Đồng vừa đặt ra mục tiêu phấn đấu sẽ khởi công 2 dự án cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương trong tháng 12/2024.
Khu vực lập dự án tái định cư phục vụ 2 dự án cao tốc tại thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm hiện đều nằm trong danh mục Dự án khai thác quặng bauxite thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Để tránh 'chảy máu' tài nguyên khoáng sản, thất thoát ngân sách, Bộ Công Thương đã có những giải pháp thiết thực nhằm chấm dứt tình trạng này.
Khu vực lập dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tái định cư phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc nằm trong danh mục dự án khai thác quặng bauxite thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
UBND TP. Bảo Lộc đề nghị UBND tỉnh xem xét trình Chính phủ đưa khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản ra khỏi quy hoạch để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tái định cư phục vụ 2 cao tốc.
Cử tri cho rằng, sự chồng lấn về quy hoạch là rào cản trong quá trình, tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng và quốc gia.
Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.
Ngày 23/5, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Đắk Nông về tình hình thực hiện các Nghị quyết số 23/NQ-TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim (VIMLUKI) vừa có cơ hội cho một quá trình phát triển mới, vừa phải gánh vác trọng trách là công cụ, là yếu tố đột phá trong quá trình ĐMST, phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
Ngày 15/5, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi khảo sát tại tỉnh Bình Phước về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.
Sáng 26/04/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản, diễn ra sáng 26/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Các doanh nghiệp cần chủ động đề xuất và nỗ lực triển khai các dự án đầu tư được đề ra trong các Kế hoạch thực hiện Quy hoạch.
Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Sáng 26/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản theo hình thức trực tiếp và trực tuyến
Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật về khoáng sản khắc phục các tồn tại, hạn chế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và doanh nghiệp...
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động.
Hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước. Dự án được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 7/2017.
Ngày 22/3, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký văn bản đồng ý cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) triển khai các thủ tục, hồ sơ, quy trình để trình cấp có thẩm quyền nâng công suất của tổ hợp alumin Nhân Cơ từ 650.000 tấn alumin/năm lên thành 2 triệu tấn/năm.
Đắk Nông vừa báo cáo giải trình vi phạm liên quan đến các dự án điện gió mà Thanh tra Chính phủ kết luận. Tỉnh này cũng kiến nghị tháo gỡ khó khăn để dự án tiếp tục hoàn thành, đi vào vận hành.
Việc triển khai các dự án hạ tầng lưới điện tại tỉnh Đắk Nông gặp khó khăn, vướng mắc liên quan tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tình trạng chồng lấn quy hoạch các mỏ khoáng sản. Hiện tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mức, đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện.
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Đắk Nông kiến nghị UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh thanh tra toàn diện, thu hồi toàn bộ diện tích đất dự án của Công ty Cổ phần Basaltstone theo quy định.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong 2 tháng đầu năm 2024, người dân vẫn tiếp tục cản trở quá trình vận chuyển, khai thác quặng bô-xít tại huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắk Nông), khiến nhà máy tuyển quặng phải tạm dừng sản xuất trong các ngày 4 và 12/1, gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của Nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Trong bối cảnh Nhà nước ta đang định hướng phát triển công nghệ bán dẫn, việc thúc đẩy khai thác, chế biến đất hiếm - một trong những nguyên liệu chiến lược sản xuất chất bán dẫn là 'đặc biệt cần thiết'. Tuy vậy, khai thác, chế biến đất hiếm còn nhiều hạn chế, dù nước ta có trữ lượng lớn thứ hai thế giới.
Chính phủ yêu cầu tỉnh Đắk Nông tập trung đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất bô xít - alumin - nhôm, sau nhôm; trở thành trung tâm công nghiệp nhôm của quốc gia.