Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Cô gái dân tộc Dao đa năng ở Giàn Thượng

Dáng người nhỏ nhắn, gương mặt hiền lành, giọng nói truyền cảm, đôi tay thoăn thoắt, nhiệt tình 'vác tù và hàng tổng'… là những nhận xét ấn tượng mà người dân và khách hàng dành cho cô gái người Dao Trương Thị Niệm, sinh năm 1988, thôn Giàn Thượng, xã Tiên Kiều (Bắc Quang).

Hội nghị trực tuyến giao ban Ban Điều hành Chuyển đổi số Hà Giang

Chiều 22.7, UBND tỉnh phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Ban điều hành (BĐH) và các Tổ công tác Chuyển đổi số tỉnh Hà Giang với BĐH và các Tổ công tác Tập đoàn FPT triển khai Chuyển đổi số tỉnh Hà Giang. Tại điểm cầu UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BĐH Chuyển đổi số Hà Giang chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Về phía Tập đoàn FPT có đồng chí Dương Dũng Triều, Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT, Trưởng BĐH FPT Chuyển đổi số tỉnh Hà Giang…

Hiệu quả mô hình tổ hợp tác ở Tân Thành

Tổ hợp tác từ lâu đã trở thành hướng phát triển kinh tế vững chắc, giúp các hộ sản xuất cùng nhau liên kết, hỗ trợ về kỹ thuật, ổn định đầu ra của sản phẩm. Ở xã Tân Thành (Bắc Quang) có rất nhiều Tổ hợp tác từ cây ăn quả đến cây công nghiệp, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên, tạo đà phát triển kinh tế ở địa phương.

Thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ sản phẩm đặc sản địa phương

Những năm gần đây, tỉnh ta đặc biệt quan tâm thúc đẩy hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các sản phẩm đặc sản địa phương. Với nhiều chính sách, biện pháp được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đến nay toàn tỉnh có nhiều sản phẩm được cấp quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quyền bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, tạo động lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp người dân, doanh nghiệp tham gia hiệu quả, chủ động vào thị trường.

Khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp đặc sản

Từ những quyết sách quan trọng của tỉnh, sản phẩm nông nghiệp (NN) đặc sản đang có những bước tiến quan trọng để khẳng định vị thế, uy tín trên thị trường và xây dựng niềm tin với khách hàng.

Vào mùa cam Sành

Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu tháng Chạp, cam Sành Hà Giang đến mùa thu hoạch chính vụ. Những quả cam chín mọng, nhuộm sắc vàng ươm trên lưng đồi đã mang lại cuộc sống sung túc cho bao người dân trồng cam. Năm nay, nhờ việc chủ động kết nối, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, cam Sành sớm được đưa vào các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước để người tiêu dùng được thưởng thức những trái cam thơm ngon, đậm đà hương vị đặc sản núi rừng Hà Giang.

Ngày hội tôn vinh thương hiệu cam Sành

Gác lại nhọc nhằn nơi vườn, đồi cam Sành bát ngát chân trời, người làm vườn hóa thân thành những 'kỹ sư' nông nghiệp, chia sẻ kiến thức quý về loài cây giúp nông dân giàu có. Dẫu đôi tay chai sần vì cuộc sống mưu sinh nhưng họ đã tạo nên 'tuyệt tác' cam Sành mang tinh túy đất trời Hà Giang; rồi khéo léo trưng bày chúng trên kệ, trên giá, 'gieo' vào lòng người tiêu dùng sự cuốn hút diệu kỳ…

Hội thi sản phẩm cam Sành Hà Giang

Nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và giữ vững vị thế, thương hiệu cho sản phẩm cam Sành Hà Giang, ngày 17.1, tại Sân vận động trung tâm huyện Bắc Quang, UBND tỉnh tổ chức Hội thi sản phẩm Cam Sành Hà Giang, niên vụ 2020 – 2021. Dự hội thi có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và các đơn vị sản xuất cam Sành tiêu biểu thuộc 3 huyện trên…

Phát triển bền vững cây cam Sành

Hiện thực hóa Nghị quyết Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngày 1.12.2020, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04 NQ/TU về phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Tổ chức Hội thi sản phẩm cam Sành Hà Giang niên vụ 2020 – 2021

Nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và giữ vững vị thế, thương hiệu cho cam Sành Hà Giang. Ngày 12.1, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về tổ chức Hội thi sản phẩm cam Sành Hà Giang niên vụ 2020 – 2021.

Chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học vào đời sống

Với quyết tâm cao của các ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao kết quả sản phẩm nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển KT – XH nơi địa đầu cực Bắc.

Tín hiệu vui đầu niên vụ cam

Sau nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm cam Hà Giang, ngày 19.11 vừa qua, những chuyến xe vận chuyển 65 tấn cam lòng vàng đầu tiên của niên vụ 2020 – 2021 đã cập bến hệ thống siêu thị VinMart (Hà Nội). Qua đó, không chỉ nâng tầm thương hiệu cam của tỉnh, mà còn thể hiện quyết tâm, cố gắng của các cấp, các ngành, nhất là Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương tỉnh trong việc đưa sản phẩm nông sản địa phương vươn ra thị trường, tạo nên hướng phát triển bền vững cho cam Hà Giang.

Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ cam

Từ tháng 6 đến nay, UBND tỉnh tổ chức 3 hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2020 – 2021; tổ chức Đoàn công tác kết nối thị trường tại một số tỉnh, thành trong cả nước; chỉ đạo quyết liệt các giải pháp xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cam…

Bàn giải pháp quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý cam Sành Hà Giang

Sáng 28.8, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Bắc Quang tổ chức Hội nghị bàn giải pháp quản lý, phát triển Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cam Sành Hà Giang. Dự hội nghị có đại diện Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam); lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; Thường trực UBND huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên…

Bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cam Sành niên vụ 2020 – 2021

Chiều 22.6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cam Sành niên vụ 2020 - 2021. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện có diện tích trồng cam và các HTX, hộ trồng cam.

Trăn trở... cam Sành - Kỳ cuối: Thực hiện nghiêm định hướng phát triển

'Tuân thủ nghiêm quy hoạch vùng trồng cam đảm bảo cho sự phát triển bền vững; tránh tình trạng làm ăn theo kiểu được chăng hay chớ' - đây là ý kiến chỉ đạo quyết liệt của Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến khi trực tiếp kiểm tra tình hình thiệt hại, tiêu thụ cam tại huyện Bắc Quang và Quang Bình niên vụ 2019 – 2020.

Trăn trở... cam Sành - Kỳ 3: Cần xóa bỏ tư duy sản xuất tiểu nông

Cam Sành Hà Giang là sản phẩm hàng hóa mang tính đặc sắc của vùng, miền riêng có trên vùng đất cực Bắc Tổ quốc; được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, cam Sành đã trải qua nhiều thăng trầm, rất cần chiến lược bài bản để phát triển bền vững, thực sự trở thành cây làm giàu của người nông dân.

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cam Sành

Hà Giang, mảnh đất địa đầu của Tổ quốc không chỉ được biết đến bởi những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà còn có nhiều loại đặc sản nổi tiếng được ghi danh. Những ngày này, khi cánh đào phai khoe sắc nơi Cao nguyên đá, cũng là thời điểm cam Sành chín rực, nhuộm vàng óng trên lưng đồi, bao trùm lên những miền quê trù phú. Khắp các vùng trồng cam, nông dân tất bật, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch quả để gửi gắm những trái cam Sành thơm ngon, bổ dưỡng đến tay người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước.

Tháng Chạp - mùa cam Sành chín ngọt

Vùng đặc sản cam Sành Hà Giang ở 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Niêm vụ 2019 - 2020, với tổng sản lượng ước trên 70.000 tấn, cam Sành mang lại cho các hộ trồng cam Hà Giang giá trị hàng trăm tỷ đồng; nhiều hộ có thu nhập cao, vươn lên làm giàu, xây được nhà và mua ô tô. Những năm gần đây, người trồng cam đã đẩy mạnh việc áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng quả cam Sành. Tháng Chạp, những trái cam Sành bắt đầu chín vàng đẹp mắt, Hà Giang chính thức bước vào mùa thu hoạch nhộn nhịp, các nhà vườn chọn những quả cam to, đẹp, mọng nước và đạt tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường trong cả nước, giúp người tiêu dùng được thưởng thức những trái cam thơm ngon nhất của miền đất địa đầu Tổ quốc.

Khai mạc Tuần lễ cam Sành và các sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hà Giang

Tối 19.12, tại Thủ đô Hà Nội, tỉnh ta tổ chức khai mạc Tuần lễ cam Sành, các sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hà Giang năm 2019. Tới dự có lãnh đạo Bộ Công thương, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo thành phố Hà Nội. Về phía tỉnh Hà Giang, có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Vịnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và một số huyện.

Những nông dân triệu phú xã Vĩnh Hảo

Dưới nắng Đông ấm áp, những vườn cam trĩu quả, trải rộng khắp các sườn đồi thêm sáng sắc vàng tươi đầy mê hoặc. Qua thời gian, cam Sành đã khẳng định vị thế cây trồng thế mạnh giúp nhiều nông dân của xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) trở thành triệu phú. Phía sau sự sung túc ấy là bao nỗ lực của họ trong công cuộc làm giàu chính đáng và góp sức xây dựng Nông thôn mới (NTM).

Bắc Quang mùa cam ngọt!

Vào thời điểm này, những vườn cam ở Bắc Quang bắt đầu ánh lên sắc vàng, cùng với việc thu hoạch thì các hộ trồng cam cũng đang tích cực chăm sóc để có những trái cam đảm bảo chất lượng, đẹp về mẫu mã.

Người trồng cam Hà Giang không còn bán cam non đầu vụ

Người dân không bán cam non đầu vụ giúp cam đảm bảo chất lượng đưa ra thị trường để giữ uy tín cam sành Hà Giang.

Duy trì và phát triển cam, chè VietGAP theo Phương án của tỉnh

Nói đến Hà Giang là nói về vùng cam, chè nổi tiếng của cả nước. Cam, chè là những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân. Để phát huy các sản phẩm chủ lực này, ngày 26.9.2019 UBND tỉnh ban hành Phương án 36/PA-UBND, về việc duy trì sản xuất cam VietGAP, chè GAP ở những vùng đã cấp chứng nhận gắn với phân giao vùng nguyên liệu cho cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2020. Để tìm hiểu thêm những nội dung của Phương án, phóng viên (P.v) có cuộc trao đổi với đồng chí (Đ.c) Nguyễn Văn Thành, Chi cục trưởng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Hà Giang.